#1 Đá mài là gì? Báo giá các loại đá mài phổ biến hiện nay

Đá mài là một công cụ giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực gia công cơ khí hay sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ… Để bạn đọc hiểu rõ hơn về đá mài là gì, các loại đá mài phổ biến cũng như bảng báo giá đá mài hiện nay. Hãy cùng Top1dexuat.com tham khảo ở nội dung bài viết này nhé.

Đá mài là gì?

Đá mài là công cụ được sử dụng khá nhiều trong các lĩnh vực như: sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, gia công cơ khí hay xây dựng… và đá mài giữ vai trò quan trọng nhờ có chức năng làm bóng, mài nhẵn hay loại bỏ các vết bẩn nhằm định hình cho bề mặt, góp phần đem lại tính thẩm mỹ cao cho các sản phẩm.

Đá mài là gì?
Đá mài là gì?. Ảnh: Google tìm kiếm

Thành phần cấu tạo nên đá mài là gì?

Đá mài được cấu tạo từ: Các hạt mài và chất kết dính, trong đó hạt mài là thành phần chính của đá mài.

  • Các chất liệu cấu tạo nên hạt mài gồm: Cacbon Silic (SiC), nhôm oxit (Al2O3),… và một số hợp chất khác. Hiện nay, các hạt mài gồm có 2 nhóm đó là: hạt mài nhân tạo và hạt mài tự nhiên, thường chúng được làm từ cao su, gốm, kim cương…
  • Một số loại chất kết dính được dùng như: chất kết dính hữu cơ Bakelit, chất kết dính vô cơ Keramzit, cao su hay Vinahit. Ở đây chất kết dính có vai trò giúp các hạt mài dính lại với nhau.

Và tùy thuộc vào tỷ lệ pha trộn giữa các hạt mài và chất kết dính mà sẽ tạo nên 2 loại đá, đó là: đá mài cứng có cấu trúc chặt bởi tỷ lệ hạt mài lớn hơn chất kết dính hay đá mài mềm có cấu trúc xốp hơn bởi tỷ lệ hạt mài thấp hơn chất kết dính.

  • Với đá mài cứng thích hợp để cắt những vật liệu cứng như: thép dụng cụ, thép tôi…
  • Còn đá mài mềm lại thích hợp dùng để cắt những vật liệu dẻo mềm như: đồng, nhôm…
Thành phần cấu tạo nên đá mài là gì?
Thành phần cấu tạo nên đá mài là gì? Ảnh: Google tìm kiếm

Cách phân loại đá mài hiện nay

Tùy thuộc vào vật liệu, công dụng, kích thước mà trên thị trường đá mài được phân loại như sau:

Phân loại đá mài theo vật liệu

Đá mài bê tông

Đây là loại đá mài có kích thước khá đa dạng, chúng thường dùng để làm phẳng bề mặt bê tông và một số loại bề mặt kim loại khác như: sắt, inox, thép…

Đá mài thép

Được tạo thành từ các hạt mài corindon có sức công phá lớn và đá mài thép thường được sử dụng để mài thô cũng như mài một số bề mặt kim loại như: sắt, thép, gang, inox…

Phân loại đá mài theo công dụng

Đá mài mịn

Đây là loại đá có bề mặt mịn thường được sử dụng để loại bỏ các vết sơn hay các vết bẩn cũ lâu ngày trên bề mặt sản phẩm để chuẩn bị cho bước sơn hay phủ vecni mới.

Đá mài bóng

Loại đá mài này thường được sử dụng để làm bóng bề mặt của nhiều loại sản phẩm như inox, sắt, thép, kính, bê tông hay gỗ nhằm mang lại tính thẩm mỹ cao cho sản phẩm.

Cách phân loại đá mài hiện nay
Phân loại đá mài là gì? Cách phân loại đá mài hiện nay. Ảnh: Google tìm kiếm

Phân loại đá mài theo đường kính mài

Dựa theo kích thước đường kính có khá nhiều loại đá mài nhưng dưới đây chúng tôi giới thiệu là một số loại chính hay được sử dụng nhất:

Đá mài 100 mm

Loại đá mài này được sử dụng cho các máy có đường kính khoảng 100 mm và dùng để làm mài mòn cũng như làm mịn bề mặt sản phẩm hay tạo độ nhám.

Đá mài 150 mm

Đá mài này thường sử dụng hạt mài A30R dùng để đánh bóng hay làm sạch các vết bẩn trên bề mặt sản phẩm khá hiệu quả và tạo độ mài mòn cao.

Đá mài 200 mm

Thường được sử dụng để mài các sản phẩm sắt thô.

Đá mài 3m

Đây là loại đá mài được cấu thành từ các hạt mài Cubitron II vô cùng cứng, có khả năng bền bỉ, chịu nhiệt khá tốt và sắc bén.

Nguyên lý khi thực hiện cắt gọt đá mài các bạn cần biết

Máy mài khi thực hiện gia công thì lúc này sẽ sinh ra lực ma sát giữa các hạt mài và bề mặt phôi do chúng tiếp xúc trực tiếp với nhau. Lực ma sát này các tác dụng làm mài mòn bề mặt phôi. 

Tuy nhiên khi mài mòn chúng làm cho các hạt mài bị rơi ra khỏi đá mài và tạo thành bụi mài khi rơi xuống. Đó cũng chính là lý do mà tại sao sau một thời gian sử dụng đá mài thì các bạn không thể dùng để mài tiếp được nữa bởi độ sắc bén của chúng không còn.

Xem thêm: Dây hàn nhôm là gì? Tổng quan kiến thức từ A-Z bạn cần biết

Nguyên lý khi thực hiện cắt gọt đá mài các bạn cần biết
Nguyên lý khi thực hiện cắt gọt đá mài là gì? Ảnh: Google tìm kiếm

Báo giá đá mài trên thị trường hiện nay

Dưới đây chúng tôi xin gửi đến các bạn bảng báo giá đá mài trên thị trường hiện nay, các bạn cùng tham khảo:

  • Giá đá mài Hải Dương trên thị trường đang bán giao động từ 14.000 – 20.000 VNĐ. Đây là sản phẩm có giá cả khá hợp lý, sản xuất tại Việt Nam nên được khá nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. 
  • Giá đá mài Makita đang bán trên thị trường với mức giá giao động từ 25.000 – 30.000 VNĐ. Đây là sản phẩm chính hãng khá tốt,  có nguồn gốc xuất xứ Nhật Bản.
  • Giá đá mài Stanley có mức bán giao động từ 20.000 – 30.000 VNĐ. Đây là sản phẩm chính hãng có nguồn gốc xuất xứ Mỹ.
  • Giá đá mài Bosch đang có mức bán giao động từ 21.000 – 30.000 VNĐ. Đây là dòng sản phẩm chính hãng có nguồn gốc xuất xứ Đức, khá bền và sắc bén. Bên cạnh đó, đá mài Bosch dễ dùng và dễ thay thế. Nếu bạn đang sở hữu một chiếc máy mài Bosch thì càng không thể nào bỏ lỡ dòng sản phẩm này.
Báo giá đá mài trên thị trường hiện nay
Báo giá đá mài trên thị trường hiện nay. Ảnh: Google tìm kiếm

Trên đây là những dòng sản phẩm công nghiệp đá mài uy tín và chất lượng phổ biến hiện nay, được người tiêu dùng đánh giá khá cao. 

Lưu ý: Báo giá đá mài này mang tính chất tham khảo có thể thay đổi tùy thuộc vào thời điểm. Với nội dung bài viết về: Đá mài là gì? Báo giá các loại đá mài phổ biến hiện nay, chúng tôi hy vọng sẽ thực sự hữu ích cho bạn đọc. 

Liên hệ với TOP 1 đề xuất bổ sung thông tin dịch vụ, website kinh doanh của bạn vào bài Đá mài là gì? Báo giá các loại đá mài phổ biến hiện nay nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Liên hệ TOP 1 đề xuất!