Bị chảy máu chân răng là tình trạng phổ biến xảy ra ở nhiều người. Có rất nhiều trường hợp bắt gặp chảy máu chân răng khi dùng chỉ nha khoa hoặc sau khi đánh răng. Đa phần là mọi người chủ quan và không để ý đến chúng. Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu chân răng diễn ra thường xuyên và không được chạy chữa kịp thời sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe răng miệng của bạn.
Theo đó, bài viết dưới đây Top1dexuat.com sẽ giải thích tình trạng chảy máu chân răng là gì, nguyên nhân và cách xử lý chảy máu chân răng hiệu quả nhất!
Thế nào là chảy máu chân răng?
Như đã nói ở trên, chảy máu chân răng là tình trạng phổ biến mà hầu hết ai cũng gặp phải. Nó là hiện tượng chảy máu từ phần lợi hoặc nướu sau khi chúng ta đánh răng. Mặc dù là hiện tượng không quá nghiêm trọng. Nhưng nó có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ răng miệng nếu như không được xử lý kịp thời.
Nguyên nhân chảy máu chân răng
Ngoài hiện tượng chảy máu ở kẽ chân răng, người bệnh có thể sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng khác như: hôi miệng, sưng nướu, ê buốt chân răng,… Theo đó, nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu chân răng bao gồm:
Đánh răng chà sát quá mạnh
Việc chà sát chân răng quá mạnh trong quá trình đánh răng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng chảy máu. Mặc dù đây nó không làm ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe răng lợi của bạn. Tuy nhiên, việc thường xuyên chà sát mạnh chân răng sẽ dễ khiến cho phần lợi bị yếu, chân răng dễ lung lay và ê buốt.
Xem thêm bài viết: Cách chăm sóc răng miệng hiệu quả và đúng cách
Bị viêm lợi
Đường viền nướu có quá nhiều mảng bám và không xử lý dễ khiến cho khoang miệng bị viêm cầu lợi. Mảng bám này thường chứa rất nhiều vi khuẩn và ảnh hưởng rất nhiều tới răng của bạn nếu để lâu.
Các bạn có thể đánh răng thường xuyên để loại bỏ mảng bám. Tuy nhiên, nếu bạn không chải răng đúng cách thì mảng bám này sẽ ở đường viền nướu mãi mãi. Lâu ngày, nó có thể hình thành lên cao răng, làm tăng khả năng chảy máu chân răng. Đồng thời, việc tích tụ các mảng bám ở chân răng còn gây ra tình trạng viêm nướu với các triệu chứng như:
- Lợi bị sưng
- Vùng lợi và chân răng bị đau nhức
- Chân răng chảy máu
Bị viêm nha chu
Bị viêm nha chu hay còn được gọi là bệnh nha chu. Đây là căn bệnh khi viêm nướu xảy ra nghiêm trọng hơn. Người bị viêm nha chu sẽ bị nhiễm trùng xương hàng, nhiễm trùng nướu và nhiễm trùng các mô nâng đỡ. Tình trạng này nếu không xử lý kịp dễ dẫn tới hiện tượng lung lay răng hoặc nặng hơn là rụng răng.
Thiếu chất
Thiếu khoáng chất và vitamin cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng chảy máu chân răng.
Nếu phát hiện chảy máu chân răng không phải do vấn đề chăm sóc răng miệng thì bạn có thể yêu cầu nha sĩ kiểm tra nồng độ vitamin K và C.
Bị Áp xe chân răng
Khi viêm hốc chân răng nhưng không điều trị, răng bị thủng hoặc vỡ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm lấn và tấn công. Nếu bạn chủ quan về vấn đề này sẽ gây ra ổ mủ áp xe. Trong đó, triệu chứng mà bệnh nhân dễ dàng nhận ra đó là chảy máu chân răng, đau nhức lợi liên tục, sốt và sưng vùng mặt.
Những nguyên nhân chảy máu chân răng không liên quan tới sức khoẻ
Ngoài những nguyên nhân trên, chảy máu chân răng còn có thể do:
1. Chải răng sai cách:
- Đánh răng quá mạnh: Sử dụng lực quá mạnh khi đánh răng có thể làm tổn thương nướu, dẫn đến chảy máu.
- Chải sai kỹ thuật: Chải răng theo chiều ngang hoặc chải không đúng góc độ có thể làm tổn thương nướu và gây chảy máu.
- Dùng bàn chải đánh răng không phù hợp: Bàn chải đánh răng quá cứng hoặc đầu cọ đã mòn có thể làm tổn thương nướu và gây chảy máu.
2. Sử dụng chỉ nha khoa sai cách:
- Dùng chỉ nha khoa quá mạnh: Sử dụng lực quá mạnh khi dùng chỉ nha khoa có thể làm tổn thương nướu, dẫn đến chảy máu.
- Dùng chỉ nha khoa không đúng cách: Dùng chỉ nha khoa không đúng kỹ thuật có thể làm tổn thương nướu và gây chảy máu.
3. Chế độ ăn uống:
- Thiếu vitamin C: Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe nướu. Thiếu vitamin C có thể khiến nướu yếu ớt và dễ bị chảy máu.
- Chế độ ăn uống thiếu cân bằng: Chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất, nhiều đường, tinh bột có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nướu và dẫn đến chảy máu.
4. Một số yếu tố khác:
- Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ: Phụ nữ mang thai, mãn kinh hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt có thể có nguy cơ chảy máu chân răng cao hơn do thay đổi nội tiết tố.
- Căng thẳng: Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nướu và dẫn đến chảy máu.
- Sử dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống đông máu, có thể làm tăng nguy cơ chảy máu chân răng.
- Mọc răng khôn: Khi mọc răng khôn, nướu xung quanh răng khôn có thể bị sưng, viêm và chảy máu.
Cách xử lý chảy máu chân răng dứt điểm
Để xử lý chảy máu chân răng dứt điểm, nhanh chóng có rất nhiều cách. Các bạn có thể áp dụng những cách sau khi thấy lợi bị chảy máu như:
- Lấy cao răng, loại bỏ các mảng bám gây viêm lợi. Bạn có thể tới các cơ sở nha khoa để thực hiện việc loại bỏ cao răng và yêu cầu nha sĩ kê thuốc điều trị viêm lợi.
- Chữa răng râu, nhiễm trùng bằng cách dùng nước súc miệng chuyên dụng, ngậm nước muối.
- Liên hệ tới các cơ sở nha khoa kiểm tra răng miệng, tư vấn nhổ răng lệch hoặc khắc phục tình trạng răng bị lệch, khấp khểnh.
Nếu nguyên nhân chảy máu chân răng xuất phát từ bệnh lý toàn thân, bạn hãy đi khám chuyên khoa để có hướng điều trị đúng và kịp thời.
Hướng dẫn phòng tránh chảy máu chân răng hiệu quả
Cách phòng tránh chảy máu chân răng rất đa dạng. Trong đó, những việc bạn có thể làm để bảo vệ răng miệng của mình đó là:
- Hãy luôn giữ cho khoang miệng của mình luôn được sạch sẽ bằng cách chải răng đúng cách. Sử dụng kem đánh răng có chứa Fluor cùng với bàn chải lông mềm và chà nhẹ nhàng. Thời gian đánh răng nên kéo dài từ 3-5 phút và thực hiện 2 lần/ngày.
- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, nhất là loại có nhiều vitamin và khoáng chất. Hạn chế đồ uống có cồn, ga, không hút thuốc lá.
- Cân bằng chế độ làm việc và sinh hoạt một cách khoa học. Thường xuyên tập thể thao để loại bỏ căng thẳng, stress.
- Không nên tự ý dùng thuốc hay mua thuốc nếu không có hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.
- Một năm nên khám tổng quát sức khỏe 2 lần/năm.
Qua các thông tin ở trên, chắc chắn các bạn đã biết bệnh chảy máu chân răng là gì và cách để xử lý và phòng tránh như thế nào rồi phải không? Hy vọng, qua nội dung này, các bạn sẽ biết cách bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình một cách tốt nhất!