#1 Đeo nhẫn cưới tay nào? Hướng dẫn cách đeo nhẫn cưới đúng quy trình từ A-Z

Tình yêu bắt nguồn từ sự rung động sâu sắc của hai tâm hồn, hai trái tim luôn quan tâm, chăm sóc nhau về mọi mặt, từ những việc nhỏ nhặt cho đến con đường sự nghiệp, hôn nhân sau này. Cách đeo nhẫn cưới cho nam và nữ cũng giống như hôn nhân, phải đến từ sự hy sinh, chân thành và tự nguyện.

Những hành động quan tâm đến nhau thúc đẩy tình cảm ngày càng sâu đậm là niềm hạnh phúc không thể diễn tả bằng lời. Dần dần sự gắn bó giữa hai tâm hồn luôn muốn gặp gỡ, ở bên và về chung một mái nhà. Và đám cưới sẽ là con đường kết nối, thúc đẩy cả hai về bên nhau, trước khi trao lời thề nguyện cho nhau thì hiểu hơn về cách đeo nhẫn cưới sẽ tránh bỡ ngỡ trong ngày trọng đại của mình cô dâu chú rể nhé.

Đã bán 156
(0)
- Việt Nam
250.000 VND

RƯỢU MỪNG được biết đến như là đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp các dòng rượu thủ công truyền thống của Việt Nam chất lượng cao, mẫu mã trang trọng thích hợp dùng trong các dịp Lễ, Tết, Nghi thức cưới hỏi, Quà tặng, và thưởng thức...

LIÊN HỆ VÀ ĐĂNG KÝ LÀM ĐẠI LÝ RƯỢU MỪNG

  • Điện thoại: 08.2525.1515

Ý nghĩa cặp nhẫn cưới tình yêu

Cặp nhẫn cưới không chỉ đơn thuần là vật trang sức tượng trưng cho hôn nhân mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về tình yêu và sự cam kết giữa hai người. Dưới đây là một số ý nghĩa tiêu biểu của cặp nhẫn cưới:

1. Biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu:

Hình tròn hoàn hảo của chiếc nhẫn tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu, không có điểm bắt đầu và kết thúc. Nó thể hiện lời hứa của hai người sẽ luôn gắn bó bên nhau, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

2. Cam kết chung thủy và son sắt:

Khi trao nhau nhẫn cưới, hai người đã chính thức cam kết sẽ chung thủy, son sắt với nhau. Chiếc nhẫn là lời nhắc nhở về trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người trong việc vun đắp hạnh phúc gia đình.

3. Sự kết nối tâm hồn và thể xác:

Cặp nhẫn cưới là biểu tượng cho sự kết nối tâm hồn và thể xác giữa hai người. Nó thể hiện sự hòa hợp, gắn kết và yêu thương mà hai người dành cho nhau.

4. Lời hứa về một tương lai tươi sáng:

Cặp nhẫn cưới là lời hứa về một tương lai tươi sáng mà hai người sẽ cùng nhau xây dựng. Nó thể hiện niềm tin và hy vọng vào một cuộc sống hạnh phúc, viên mãn bên nhau.

5. Kỷ niệm về ngày trọng đại:

Cặp nhẫn cưới là kỷ niệm về ngày trọng đại trong cuộc đời mỗi người, ngày mà hai người chính thức trở thành vợ chồng. Nó là món quà ý nghĩa lưu giữ những khoảnh khắc đẹp nhất của tình yêu.

Ngoài những ý nghĩa trên, cặp nhẫn cưới còn mang nhiều ý nghĩa khác tùy theo quan niệm và văn hóa của từng quốc gia, vùng miền. Tuy nhiên, nhìn chung, cặp nhẫn cưới luôn là biểu tượng thiêng liêng cho tình yêu vĩnh cửu và sự cam kết bền chặt giữa hai người.

Bên cạnh ý nghĩa, việc lựa chọn chất liệu, kiểu dáng nhẫn cưới cũng là điều quan trọng. Bạn nên chọn nhẫn cưới phù hợp với sở thích, cá tính và điều kiện kinh tế của hai người. Cặp nhẫn cưới không chỉ là vật trang sức mà còn là kỷ niệm quý giá gắn kết tình yêu của hai bạn suốt đời.

huong dan cach deo nhan cuoi
Ý nghĩa nhẫn cưới tình yêu – Hướng dẫn cách đeo nhẫn cưới. Ảnh: Google tìm kiếm

Cách đeo nhẫn cưới tay nào cho cô dâu – chú rể?

Cách đeo nhẫn cưới cho cô dâu và chú rể có thể khác nhau tùy theo phong tục tập quán của từng quốc gia, vùng miền. Tuy nhiên, nhìn chung, phong tục phổ biến nhất là:

  • Chú rể đeo nhẫn cưới cho cô dâu ở ngón áp út tay trái.
  • Cô dâu đeo nhẫn cưới cho chú rể ở ngón áp út tay trái.

Lý do cho việc đeo nhẫn cưới ở ngón áp út tay trái:

  • Theo quan niệm từ thời Hy Lạp cổ đại, có một tĩnh mạch tình yêu chạy từ ngón áp út tay trái thẳng đến tim. Do đó, đeo nhẫn cưới ở ngón áp út tay trái tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu, gắn kết hai trái tim của hai người.
  • Ngoài ra, ngón áp út cũng là ngón tay ít được sử dụng nhất trong các hoạt động hàng ngày. Do đó, đeo nhẫn cưới ở ngón áp út sẽ giúp bảo vệ nhẫn tốt hơn và tránh bị va chạm, trầy xước.

Tuy nhiên, cũng có một số quốc gia có phong tục đeo nhẫn cưới khác nhau:

  • Tại Việt Nam, theo quan niệm “nam tả nữ hữu”, chú rể sẽ đeo nhẫn cưới ở ngón áp út tay trái, còn cô dâu sẽ đeo ở ngón áp út tay phải.
  • Tại Anh, Mỹ và một số quốc gia châu Âu khác, cả cô dâu và chú rể đều đeo nhẫn cưới ở ngón áp út tay trái.
  • Tại một số quốc gia khác, chẳng hạn như Nga, Bồ Đào Nha, Na Uy,… cô dâu và chú rể có thể đeo nhẫn cưới ở ngón áp út tay phải hoặc tay trái tùy theo sở thích.
cach deo nhan cuoi phu hop
Cách đeo nhẫn cưới đúng cách. Ảnh: Google tìm kiếm

Dù đeo nhẫn cưới ở ngón tay nào, điều quan trọng nhất là cả cô dâu và chú rể đều cảm thấy thoải mái và hạnh phúc với lựa chọn của mình. Cặp nhẫn cưới là biểu tượng thiêng liêng cho tình yêu vĩnh cửu và sự cam kết bền chặt giữa hai người, do đó, hãy lựa chọn cách đeo nhẫn cưới phù hợp nhất với bản thân và người ấy.

Cách đeo nhẫn cưới và nhẫn đính hôn

Nhiều cặp đôi yêu thích lựa chọn nhẫn cưới và nhẫn đính hôn theo màu sắc, “tone sur tone” có nét tương đồng. Nhưng mua sắm nhiều nhẫn tạo ra không ít băn khoăn về cách đeo nhẫn cưới và nhẫn đính hôn như thế nào cho phù hợp quan niệm người Việt. Thực tế, cô dâu có nhiều cách để giữ nhẫn cưới và nhẫn đính hôn trên tay cùng lúc.

Nhẫn cưới

Chiếc nhẫn cưới chắc chắn dành vị trí độc nhất ở ngón áp út trên bàn tay trái cô dâu.

deo nhan cuoi dung cach
Cách đeo nhẫn cưới phù hợp cho cô dâu, chú rể. Ảnh: Google tìm kiếm

Nhẫn đính hôn

Còn riêng về nhẫn đính hôn thì cô dâu có thể tham khảo các quan niệm sau: Ở phương Tây, nếu nhẫn đính hôn có trang trí đá quý thì ngón giữa bàn tay sẽ là vị trí đeo nhẫn của nữ, vì phù hợp với quan niệm lâu đời từ xưa.

Nhưng ở hiện tại, không phải cô dâu nào cũng tuân theo quan niệm truyền thống mà có những lựa chọn linh hoạt hơn trong đeo nhẫn đính hôn:

  • Nhẫn cưới vẫn nằm ở ngón áp út, còn nhẫn đính hôn sẽ nằm ở ngón tay giữa trên bàn tay.
  • Hoặc nhẫn đính hôn, nhẫn cưới đeo cùng trên ngón áp út bàn tay trái.

Còn ở các cặp đôi người Việt, cô dâu nên đeo nhẫn cưới tay nào không có quy định cụ thể. Cô dâu có thể tự do lựa chọn cách sắp xếp nhẫn đính hôn và nhẫn cưới riêng miễn thoải mái với lựa chọn.

cach deo nhan dinh hon
Nhẫn đính hôn đeo như thế nào là đúng? Ảnh: Google tìm kiếm

Cách đeo nhẫn cưới theo quan niệm người Việt

Theo người Việt từ ngàn xưa, quan niệm “nam tả nữ hữu” đã ăn sâu vào trong tiềm thức, cách đeo nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới ở cô dâu chú rể cũng thực hiện theo đúng quan niệm, suy nghĩ đó, chú rể sẽ đeo nhẫn ở tay trái còn cô dâu đeo nhẫn ở tay phải.

Từ quan niệm đó, chắc chắn câu hỏi: con trai cưới vợ đeo nhẫn tay nào? Nhẫn cưới cô dâu đeo tay nào? Cách đeo nhẫn cưới cho nam và nữ? Không còn làm khó được những cặp đôi đang chuẩn bị về chung nhà. Chủ nhân chiếc nhẫn cũng không còn ngần ngại, bối rối khi hướng dẫn cho một nửa còn lại để biết cách đeo nhẫn cưới phù hợp và ý nghĩa.

cach deo nhan cuoi theo quan niem nguoi viet
Cách đeo nhẫn cưới theo quan niệm người Việt. Ảnh: Google tìm kiếm

Có một lưu ý nho nhỏ dành riêng cho cô dâu:

Chiếc nhẫn đính hôn trên tay cô dâu khi tháo ra cần phải tháo trong lễ gia tiên và xin phép bên nhà chồng. Tháo nhẫn đính hôn vì tránh vướng víu khi đeo nhẫn cưới và giúp ích hơn cho quá trình đeo nhẫn cưới thuận lợi.

Tuy nhiên cách đeo nhẫn cưới tay trái hay tay phải ngày nay không còn quá quan trọng, chỉ cần cả hai thấy hạnh phúc và thuận tiện cho mọi sinh hoạt gia đình.

Xem thêm: TOP 11 bí quyết chọn nhẫn cưới VỪA ĐẸP VỪA SANG cho cô dâu chú rể

Ý nghĩa ngón áp út trên bàn tay đeo nhẫn

Trên bàn tay, mỗi ngón tay đều tượng trưng cho hình ảnh riêng biệt. Ngón tay cái là hình ảnh của cha mẹ, ngón tay trỏ tượng trưng cho tình anh em. Ở ngón tay giữa, trung tâm của bàn tay tượng trưng cho chính bản thân. Nếu có chiếc nhẫn hiện diện ở ngón tay này chứng tỏ bản thân đang cô đơn.

Ngón tay út đem đến thông điệp khiêm tốn và là hình ảnh tình bạn trong sáng, vĩnh hằng. Cách đeo nhẫn cưới ở ngón áp út bắt đầu từ trò chơi dân gian xa xưa, khi bạn gập hai bàn tay vào nhau chỉ riêng ngón áp út là không thể tách xa ra được.

Đó là lý do tại sao mà quan niệm đeo nhẫn cưới ở ngón áp út được lựa chọn khi được hướng dẫn cách đeo nhẫn cưới cho nam và nữ trong ngày cưới.

cach deo nhan cuoi cho co dau chu re
Cách đeo nhẫn cưới cho cô dâu chú rể trong ngày trọng đại. Ảnh: Google tìm kiếm

Thời gian ban đầu có thể cả hai chưa quen thuộc với chiếc nhẫn cưới, hoặc còn mơ hồ về hình ảnh lễ cưới, hình ảnh về cách đeo nhẫn cưới mà mình thực hiện. Để đưa mọi thứ vào quỹ đạo không phải là điều dễ dàng, cả hai phải chứng kiến những thói quen xấu của nhau và hoàn thiện dần bản thân.

Phải chăng mọi người đang quá quay cuồng bởi guồng quay cuộc sống, tiền tài danh vọng mà quên rằng sống là để hạnh phúc, làm sao có thể hạnh phúc nếu thiếu đi tình yêu, thiếu đi hình bóng của một nửa trái tim.

Nhẫn cưới đeo vào lúc nào là phù hợp?

Trước khi tiến hành hôn lễ, cô dâu đeo nhẫn cưới tay trái được không? Chắc chắn là không, vì ông bà xưa đã căn dặn nếu đeo nhẫn cưới trước hôn lẽ sẽ không đem lại tương lai tốt đẹp cho đôi uyên ương.

Nhẫn cưới chỉ nên đeo khi được sự chứng kiến của cả hai bên gia đình, gia tiên cùng nhau gửi lời chúc phúc dành tặng cho cô dâu chú rể. Sau khi diễn ra lễ cưới trọng đại, cả hai hãy cùng nâng niu, bảo quản chiếc nhẫn cẩn thận. Vì nhẫn cưới là biểu tượng của sự vĩnh hằng, đại diện cho tình yêu thiêng liêng của cả hai vợ chồng.

nen deo nhan cuoi luc nao
Đeo nhẫn cưới lúc nào là phù hợp? Cách đeo nhẫn cưới đúng cách. Ảnh: Google tìm kiếm

Tình yêu là thứ tình cảm tuyệt vời mang đến nhiều bất ngờ, hạnh phúc bên nhau. Mỗi sáng được thức dậy cùng nhau, chuẩn bị bữa sáng ngon lành hoặc ngủ nướng bên chiếc giường êm ấm chẳng phải là những khung cảnh đầy cảm xúc mà cả hai đã từng mơ khi về chung mái nhà hay sao? Tình yêu cứ thế mà len lỏi dần vào trong cuộc sống thường ngày, giúp vợ chồng có thêm sức mạnh, yêu thương nhau nhiều hơn.

Điều cấm kỵ cần lưu ý khi đeo nhẫn cưới

Trên thực tế, các mẫu nhẫn cưới được chế tác theo kiểu dáng tương tự nhau. Bởi vì nhẫn cưới là sự kết nối, mong muốn sống trọn đời nên cần có kiểu dáng tương đồng.

Nếu hình thức nhẫn quá khác nhau thì dù cho cách đeo nhẫn cưới có đúng vẫn không thể hiện được sự đồng lòng. Cả hai thường xuyên có mâu thuẫn, tranh cãi, không biết nhẫn nhịn dễ dẫn đến ly hôn trong tương lai.

Tuy nhẫn cưới được chế tác từ vàng, nhưng không vì thế mà cặp đôi bán nhẫn cưới của mình. Vàng tuy là vật liệu cứng, không bị oxy hóa mang lại giá trị vật chất nhưng đồng thời cũng mang ý nghĩa tinh thần về sự chung thủy trong tình yêu.

luu y cach deo nhan cuoi
Lưu ý về cách đeo nhẫn cưới. Ảnh: Google tìm kiếm

Nếu biểu tượng thiêng liêng không còn thì sự gắn kết giữa hai người sẽ gặp nhiều sóng gió, không thể giữ lòng son sắt. Vậy nên dù có khó khăn, thất bại vẫn nên hỗ trợ, tha thứ và bao dung nhau đừng “có trăng quên đèn” mà bỏ rơi một nửa trái tim.

Trong trường hợp cặp nhẫn cưới không còn vừa tay thì hãy nhanh chóng dắt tay nhau đến tiệm kim hoàn để sửa chữa, hoặc lựa chọn cho mình cặp nhẫn cưới mới.

Chữ nhẫn là điều rất quan trọng, là chất liệu gắn kết hôn nhân gia đình. Cả hai phải hiểu được trọn vẹn ý nghĩa của chiếc nhẫn cưới bởi chiếc nhẫn cưới không đơn giản là vật minh chứng đã kết hôn mà còn âm thầm nhắc nhở về nghĩa vụ, trách nhiệm của hai vợ chồng.

Cách đeo nhẫn cưới dù có đúng, kiêng kỵ đủ điều nhưng tình cảm đã rạn nứt thì chiếc nhẫn cũng không thể níu giữ ở lại. Tỷ lệ ly hôn ngày nay khá cao và liên tục. Một số cặp đôi sau khi kết hôn chỉ chung sống với nhau vỏn vẹn vài tháng đến 1 năm là dừng lại, nhưng lại có những cặp chung sống đến khi có con thì xuất hiện nhiều vấn đề cãi nhau, ly dị. Hoặc sâu xa hơn là những cặp đôi tóc chuyển màu mới thay đổi tâm tính làm tan vỡ hạnh phúc gia đình. Hy vọng những chia sẻ trên đây của TOP1dexuat sẽ mang lại những thông tin hữu ích dành cho bạn!

Liên hệ với TOP 1 đề xuất bổ sung thông tin dịch vụ, website kinh doanh của bạn vào bài Đeo nhẫn cưới tay nào? Hướng dẫn cách đeo nhẫn cưới đúng quy trình từ A-Z nhé!

5/5 - (2 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Liên hệ TOP 1 đề xuất!