Ở cả Nam giới và Nữ giới, các bệnh về da đầu đều gây ra cho bạn những triệu chứng vô cùng khó chịu. Thế nhưng ở những căn bệnh ấy, nó thường tạo ra những triệu chứng khá giống nhau, rất khó để phân biệt và điều trị cho đúng cách. Bài viết dưới đây của Top1dexuat.com sẽ giúp bạn biết rõ các bệnh về da đầu mà bạn đang gặp phải là gì, cách điều trị hợp lý cho căn bệnh đó là như thế nào.
Bệnh gàu – Một trong các bệnh về da đầu phổ biến
Là một hiện tượng bệnh bong tróc da đầu gây ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Ở thời điểm hiện tại, bệnh gàu phổ biến rộng rãi trên cả Nam giới, Nữ giới và ở mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người lớn.
Cách nhận biết bệnh gàu
- Các vảy gàu li ti trên sợi tóc, đôi thành tạo thành mảng lớn
- Ngứa – Hiện tượng chung của hầu hết các bệnh về da đầu.
Nguyên nhân gây ra gàu
Với bệnh gàu, nguyên nhân chính gây ra có thể là do việc da đầu bị kích thích qua nhiều bởi chải tóc, gội đầu quá mạnh thường xuyên. Thêm vào đó, việc uốn tóc, duỗi tóc bằng những hoá chất nhiều lần cũng là nguyên nhân khiến tình trạng gàu bắt đầu xuất hiện.
Cách điều trị
Tuy là một loại bệnh khiến người mắc phải cảm giác cực kì khó chịu, mất đi cảm giác tự tin khi vảy gàu cứ dính đầy trên tóc và thậm chí, nó còn rơi đầy trên vai áo cực kì mất thẩm mỹ. Thế nhưng tin tốt là gàu có thể được điều trị và kiểm soát rất nhanh chóng, chỉ cần làm đúng cách thì chắc chắn bệnh gàu sẽ nhanh chóng biến mất mà bạn không cần phải lo lắng gì thêm nữa.
Điều đơn giản bạn cần làm chính là chọn cho bản thân những loại dầu gội thảo dược có thành phần trị gàu như Zinc pyrithione, hắc ín than, Selenium Sulfide, Ketoconazol. Đây đều là những thành phần giúp kháng khuẩn nấm trên da đầu, làm chậm các chu kì thay da của da đầu và từ đó cũng giúp cho bệnh gàu giảm đi nhanh chóng.
Bệnh vảy nến trên da đầu
Không chỉ riêng Nam giới mà ở cả Nữ giới cũng là đối tượng có thể mắc phải căn bệnh khó chịu này. Khi mới xuất hiện, Bệnh vảy nến trên da đầu thoạt nhìn rất giống với gàu, thế nên sẽ khiến cho người bệnh chủ quan dẫn đến bệnh ngày càng nặng và khó điều trị.
Cách nhận biết bệnh vảy nến trên da đầu
- Xuất hiện các mảng đỏ, cứng và gồ cao lên một vùng da cố định trên đầu
- Vảy trắng màu đục xuất hiện trên da đầu và tóc, nhanh chóng tạo thành những lớp đè lên trong thời gian ngắn.
- Ngứa ngáy khó chịu
Những cách điều trị bệnh vảy nến trên da đầu hiệu quả
Tuy không nguy hiểm quá nhiều đến sức khoẻ của bản thân, thế nhưng một người khi mắc phải bệnh vảy nến trên da đầu, họ sẽ mất đi sự tự tin khi giao tiếp với bạn bè, người thân và đồng nghiệp bởi căn bệnh trên gây nên.
Để bệnh vảy nến da đầu được chấm dứt hoàn toàn, hãy tham khảo những cách sau để loại bỏ triệu để hoàn toàn căn bệnh này nhé.
Dùng muối biển
Là một loại muối nguyên chất với công dụng sát khuẩn cực tốt, muối biển có thể dùng cho cả Nam giới và Nữ giới để kiểm soát tình trạng phát triển của vi khuẩn vảy nến trên da đầu, giảm thiểu nhanh chóng các triệu chứng khó chịu mà căn bệnh này gây nên.
Dùng muối biển hoà lẫn với một ít nước cho tan ra hoàn toàn rồi thoa đều lên toàn bộ da đầu, massage nhẹ nhàng 1 đến 2 phút rồi gội lại bằng nước sạch. Duy trì cách này 3 lần 1 tuần, bạn sẽ thấy rõ rệt sự thay đổi trên da đầu của mình.
Dùng giấm táo điều trị bệnh vảy nến trên da đầu
Không chỉ có công dụng rất tuyệt trong nấu ăn, giấm táo cùng với những thành phần có trong nó sẽ kiểm soát được bệnh vảy nến rất tuyệt mà không phải ai cũng biết.
Hoà lẫn giấm táo cùng với nước sạch theo tỉ lệ 1:1 rồi thoa đều lên toàn bộ bề mặt da đầu, massage nhẹ nhàng trong khoảng 15 phút rồi gội lại với nước sạch. Duy trì cách làm này ít nhất 3 lần 1 tuần để bệnh vảy nến trên da đầu giảm đi nhanh chóng.
Bệnh viêm da tiết bã
Viêm da tiết bã hay còn được gọi là viêm da tiết bã nhờn xuất hiện trên cả nam giới và nữ giới, nó không chỉ nổi vảy trên da đầu, da mặt mà còn tiết bã nhờn gây cho người bệnh cảm giác không dễ chịu gì cho lắm.
Cách nhận biết bệnh viêm da tiết bã
- Ở những vùng da mỏng trên da đầu, mặt, rìa trán xuất hiện những mảng hình dáng tương tự cánh bướm.
- Ở những vùng da dễ bị cọ sát như những nếp nhăn, vùng da bị gấp lại thường xuất hiện ửng đỏ do lượng bã nhờn tiết ra nhiều và tạo nên những vết thương do bị cọ xát.
- Ở những người mắc bệnh viêm da tiết bã nặng hơn, vảy trắng và khô có thể xuất hiện trên cả ngực và lưng với hình tròn và rất dễ nhầm lẫn với các loại nấm da.
Những cách điều trị bệnh viêm da tiết bã hiệu quả
Khi mắc phải căn bệnh này, cả nam giới và nữ giới đều bị tổn thương da khiến cho nó yếu và dễ mẫn cảm hơn rất nhiều. Vì thế nên khi điều trị bệnh viêm da tiết bã, nên lựa chọn những bài thuốc đến từ thiên nhiên để da của bạn không bị kích ứng dẫn đến tình trạng càng nghiêm trọng thêm.
Điều trị viêm da tiết bã bằng lô hộ
Cách này khá đơn giản khi bạn chỉ cần chuẩn bị 1 đến 2 lá lô hội tươi, gọt bỏ vỏ, chỉ giữ lại phần thịt có gel để sử dụng.
Trước khi dùng, vệ sinh sạch sẽ da đầu bằng nước sạch rồi dùng thịt lô hội massage nhẹ nhàng lên toàn bộ bề mặt da mắc bệnh. Chưa cần gội đầu vội, hãy để cho gel lô hội khô lại hoàn toàn rồi mới rửa lại bằng nước sạch. Duy trì cách này ít nhất 2 tuần 1 lần để thấy được kết quả tốt nhất.
Điều trị viêm da tiết bã bằng mật ong nguyên chất
Pha mật ong với nước sạch theo tỉ lệ 9:1 rồi thoa đều, massage nhẹ nhàng lên vùng da mắc bệnh khoảng 5 phút để các tinh chất trong mật ong thấm đều vào bên trong. Chứa khá nhiều dưỡng chất kháng viêm, kháng khuẩn, mật ong sẽ loại bỏ những vi khuẩn gây hại trên da người mắc phải bệnh viêm da tiết bã và cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh.
Duy trì ít nhất 3 lần 1 tuần để giảm nhanh chóng các triệu chứng gây khó chịu.
Bệnh chàm trên da đầu
Bệnh chàm hay còn được gọi là chàm eczema không chỉ xuất hiện ở trên da đầu mà còn xuất hiện ở bất kì vùng da nào trên cơ thể. Nghiên cứu cho thấy, thường thì Bệnh chàm da đầu xuất hiện nhiều trên Nam giới và Nữ giới thường ít gặp hơn. Thế nhưng ở bất kì đối tượng nào thì khi căn bệnh này cũng sẽ mang đến cho bạn một cảm giác vô cùng khó chịu và khiến sự tự tin vốn có của bạn bị ảnh hưởng rất nhiều.
Cách nhận biết bệnh chàm trên da đầu
- Ở giai đoạn đầu của người mắc bệnh chàm, những vùng da đầu hoặc trên cơ thể sẽ bắt đầu nổi những mảng đỏ ửng gây ngứa. Vùng da đó có thể nổi cộm lên một chút vì những mụn nước li ti bắt đầu được hình thành.
- Ở giai đoạn tiếp theo, những mụn nước li ti dần lớn hơn và tạo thành một mảng lớn trên da. Nó sẽ liên tục vỡ ra rồi lại xuất hiện, tình trạng này kéo dài đến khi hiện tượng mưng mủ và vẩy kết bắt đầu hiện ra.
- Ở những giai đoạn bệnh nặng, vết chàm thay đổi hoàn toàn màu sắc trên da người bệnh, gây cho bạn cảm giác cực kì khó chịu, ngứa ngáy dai dẳng suốt cả ngày khiến tinh thần bắt đầu sa sút.
Những cách điều trị bị chàm
Cho đến ngày nay, bệnh Chàm vẫn chưa có một loại thuốc nào có thể điều trị dứt điểm. Thế nhưng để kiểm soát được tình trạng ngứa ngáy khó chịu và viêm do căn bệnh này gây ra, ngoài việc sử dụng những loại thuốc bôi ở cơ sở thuốc tây, người bệnh cần phải chú ý đến vệ sinh cá nhân thật sạch sẽ.
Đối với việc tắm gội mỗi ngày, người bệnh nên sử dụng nước ấm tắm rửa và tránh sử dụng những loại xà phòng kích ứng mạnh sẽ khiến lớp dầu tự nhiên trên cơ thể bị mất đi.
Nếu tình trạng bệnh Chàm quá nghiêm trọng, người bệnh có thể tìm đến các cơ sở sử dụng tia cực tím UV để cải thiện tình trạng nhanh chóng vết chàm trên da.
Bệnh á sừng trên da đầu
Không như những vị trí khác trên cơ thể, Bệnh á sừng trên da đầu rất khó để điều trị dứt điểm do các bã nhờn được tiết ra từ chân tóc khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn rất nhiều. Hơn hết, nó còn xuất hiện trên cả nam giới và nữ giới khiến cho người bệnh mất đi tự tin khi giao tiếp.
Đặc biệt nhất là ở những vùng da đầu có nhiều tóc, các phương pháp điều trị căn bệnh này sẽ khó tiếp cận và dẫn đến việc điều trị trở nên khó hiệu quả hơn.
Cách nhận biết bệnh á sừng trên da đầu
- Xuất hiện những mảng vảy trắng giống với gàu
- Lớp vảy trắng từ những mảng nhỏ bắt đầu liên kết lại thành một mảng lớn
- Trên bề mặt da đầu bắt đầu xuất hiện những mảng vảy trắng liên tục xuất hiện, xếp chồng lên nhau tạo thành các lớp sừng non màu đỏ máu, rất dễ bị tổn thương.
- Ngứa ngáy khó chịu, càng gãi càng cảm thấy ngứa nhiều hơn mà không giảm đi chút nào.
- Ở những tình trạng bệnh nặng, lớp sừng có thể lan xuống vùng cổ, mặt và khắp cơ thể người bệnh.
Cách điều trị bệnh á sừng trên da đầu
Việc đầu tiên khi nhận thấy bản thân có những triệu chứng của bệnh á sừng trên da đầu, người bệnh cần đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và được bác sĩ đưa ra liệu trình hợp lý cho bản thân. Tuyệt đối không tự ý chữa trị bệnh á sừng trên da đầu tại nhà để căn bệnh không ngày càng nặng hơn.
Ngoài điều trị theo liệu trình của bác sĩ trực tiếp thăm khám, bạn cũng nên thay đổi chế độ ăn uống, ngủ nghỉ sao cho hợp lý thì tình trạng bệnh mới được cải thiện nhanh chóng.
Tránh sử dụng các thức uống chứa chất kích thích, đồ ăn quá cay nóng nhiều dầu mỡ, không sử dụng các thực phẩm dễ gây kích ứng cho da. Tăng cường ăn thêm rau xanh và trái cây để bổ sung thêm các chất phục hồi da chết do bệnh á sừng gây ra.
Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, nhẹ nhàng những vùng da bị tổn thương do bệnh á sừng gây nên. Tuyệt đối không gãi, chà mạnh sẽ khiến cho những vùng da đang mắc bệnh bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
Bệnh rụng tóc do nấm da đầu
Thường xuyên gặp phải tình trạng này nên hội chị em nữ giới không mấy quan tâm lắm và cho rằng đây là một chuyện hết sức bình thường. Thế nhưng khi tóc rụng quá nhiều, rụng mọi lúc mọi nơi, kể cả khi tóc khô hay ướt thì đây đúng là tình trạng báo động cho thấy da đầu của bạn có thể đang gặp phải một loại nấm khuẩn gây hại.
Cách nhận biết rụng tóc do nấm da đầu
- Có cảm giác ngứa ngáy khó chịu mặc dù vừa mới gội đầu trước đó.
- Sợi tóc rụng dính những mảng gàu.
- Tóc thường gãy sát gốc hoặc chỉ còn lại một đoạn nhỏ trên da đầu.
Cách chữa trị bệnh rụng tóc do nấm da đầu
Cách điều trị loại bệnh này cũng vô cùng đơn giản và dễ thực hiện, thế nhưng nếu không sớm phát hiện và chữa trị đúng cách, nấm da đầu có thể khiến tóc của bạn rụng hoàn toàn.
Thăm khám bác sĩ
Đối với bệnh rụng tóc do nấm da đầu, người bệnh tuyệt đối không tự chữa trị tại nhà bằng những loại thuốc không rõ nguồn gốc. Trước tiên cần đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám tình trạng bệnh của bản thân là nhẹ hay nặng, từ đó sẽ có được liệu trình uống hoặc bôi thuốc cho phù hợp.
Sử dụng dầu gội có thành phần Nizoral
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dầu gội mang thành phần Nizoral cực kì an toàn, dễ mua mà lại mang đến hiệu quả rất tốt.
Chỉ cần lưu ý một điều khi gội đầu, bạn nên tránh sử dụng móng tay gãi mạnh sẽ khiến cho phần da bị nấm tổn thương nghiêm trọng hơn. Nên giữ cho tóc luôn được khô ráo kể cả lúc vừa gội đầu xong hay bị ướt do những tác động từ thiên nhiên.
Trên đây là các bệnh về da đầu, cách nhận biết và điều trị cho cả nam giới và nữ giới. Nếu như đang gặp một trong những tình trạng trên, bạn có thể tham khảo triệu chứng để việc thăm khám được nhanh chóng và chính xác hơn. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp cho tóc lẫn da đầu của bạn được bảo vệ một cách tốt nhất.
Xem thêm: Mụn trên đầu: Nguyên nhân, cách trị và ngăn ngừa mụn