#1 Bệnh u não là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh u não là một căn bệnh nguy hiểm và có nguy cơ gây tử vong hàng đầu đối với những bệnh nhân ung thư. Thực tế sẽ có nhiều loại u não khác nhau cùng tồn tại song song. Một số là u não lành tính và số còn lại là u ác tính. Chúng có thể hình thành trực tiếp từ não bộ của con người hay những bộ phận khác trên cơ thể rồi mới truyền lên não.

Cuộc sống ngày một phát triển, số bệnh nhân mắc u não ngày một tăng lên đáng kể. Và để phòng chống, ngăn ngừa bệnh một cách hiệu quả, ta cần hiểu rõ bệnh u não là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị tốt nhất ra sao? Vậy hãy cùng Top1dexuat.com theo dõi bài viết này để biết cụ thể, chi tiết nhé.

Bệnh u não là gì?

Thuật ngữ “bệnh u não” chắc chắn đã nhiều người được nghe qua và biết đến. Tuy nhiên chỉ ít người tìm hiểu sâu về căn bệnh nguy hiểm, nghiêm trọng này. Não bộ là cơ quan trung tâm có chức năng điều khiển mọi hoạt động của cơ thể con người. Bao gồm chức năng chuyển hóa, tư duy và cảm xúc,… Mọi hoạt động chúng ta làm thường ngày đều do não bộ chỉ huy.

Nếu như tồn tại một nguyên nhân bất kỳ nào đó làm ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ, trở nên phức tạp và rối loạn thì sẽ làm hại sức khỏe của con người. Một số bệnh lý liên quan đến não bộ như là viêm não, chấn thương, u não hay viêm màng não,… Trong đó, chuyên gia đánh giá u não là bệnh lý có khả năng, nguy cơ gây ra nhiều nguy hiểm nhất cho các bệnh nhân. Tỷ lệ tử vong do u não là một con số lớn, tăng qua từng năm.

benh u nao la gi
Bệnh u não là gì. Ảnh: Google tìm kiếm

Vậy thì bệnh u não là gì? Bệnh u não là tình trạng mà não bộ xuất hiện những khối u do các tế bào tăng sinh mà không có sự kiểm soát. Đa phần, những tế nào này có nguồn gốc từ não bộ hoặc là các cơ quan khác di căn đến.

U não được chia thành hai loại chính, đó là: U não lành tính và u não ác tính. Khác với nhiều khối u ở các cơ quan khác, u ở não bộ dù lành tính hay là ác tính thì đều cực kỳ nguy hiểm. Đặc tính của nó không phải thể hiện qua tên gọi như nhiều người vẫn hay nghĩ.

Sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt rõ hai loại bệnh u não này.

U não lành tính

Đối với u não lành tính, ta hiểu đơn giản đây là u không chứa những tế bào ung thư. Tổng quan, bác sĩ có thể tiến hành cắt bỏ u não lành tính và sau khi bệnh nhân hoàn thành điều trị thì sẽ ít khi tái phát lại. Khác với u ác tính, u lành tính có ranh giới rõ ràng, không có sự xâm lấn, ảnh hưởng đến các mô xung quanh.

Thế nhưng, dựa trên hồ sơ bệnh án của bệnh nhân, có một số ít loại u lành tính nếu như không được điều trị đúng lúc, kịp thời thì nguy cơ cao tự chuyển biến thành u ác tính cực kỳ nguy hiểm. Điều này có thể lấy đi mạng sống của bệnh nhân. Và theo các chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa thì bệnh u não lành tính vẫn tác động, làm hại đến sức khỏe con người. Nguyên nhân là do chúng có khả năng chèn ép lên những vùng nhạy cảm của não bộ.

u nao lanh tinh
Bệnh u não lành tính. Ảnh: Google tìm kiếm

U não ác tính

Ngược lại hoàn toàn với u não lành tính, u ác tính là loại u có chứa những tế bào ung thư hết sức nguy hiểm. Những tế bào u não ác tính có đặc điểm phát triển một cách nhanh chóng, có khả năng xâm lấn tuy nhiên lại hiếm khi di căn. Đặc biệt, loại u não này có thể khiến bệnh nhân tử vong một cách nhanh chóng.

Những giai đoạn phát triển của bệnh u não

Theo bác sĩ, quá trình, giai đoạn phát triển của bệnh u não sẽ tiến triển theo 4 giai đoạn chính giống như bệnh ung thư. Bắt đầu từ giai đoạn sớm, hay còn được gọi là giai đoạn I cho đến giai đoạn muộn, còn được gọi là giai đoạn IV. Bác sĩ đã dựa trên những hình ảnh của tế bào được quan sát trên kính hiển vi và kết luận về giai đoạn của u não. 

Mọi người có thể tham khảo thông tin chi tiết sau đây:

  • Giai đoạn I: Giai đoạn sớm hay là giai đoạn nhẹ của bệnh u não là khi tế bào ung thư vừa mới bắt đầu xuất hiện. Ở thời điểm này, tổng quan khối u còn rất nhỏ và chưa có khả năng lây lan rộng. Vì thế mà bệnh nhân cũng sẽ không có những triệu chứng rõ ràng. Vậy nên họ rất khó để biết rõ tình trạng bệnh của mình. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đi khám sức khỏe thông thường thì sẽ kết luận có tế bào ung thư trong não. Khi được bác sĩ hướng dẫn, điều trị một cách tích cực theo phác đồ đúng chuẩn thì khả năng lành bệnh lên đến 80%.
  • Giai đoạn II: Ở thời kỳ này, những tế bào ung thư đã phát triển hơn và có nhiều dấu hiệu, triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên, điều đó là vẫn chưa đủ để bệnh nhân dễ dàng phát hiện. Bởi lúc này, đa phần triệu chứng sẽ gần như giống với bệnh cảm cúm thông thường. Và tương tự, nếu vô tình phát hiện được bệnh, điều trị đúng cách thì khả năng phục hồi là 70%.
  • Giai đoạn III: Giai đoạn này hay còn được gọi là giai đoạn trung gian. Đó là khi mà những tế bào ung thư đã bắt đầu có hiện tượng di chuyển và xâm nhập đến các mô, máu cũng như bạch huyết của não bộ. Các tế bào u não ác tính sẽ phát triển một cách mạnh mẽ, nhanh chóng. Đồng thời chúng còn lan truyền rộng đi khắp cơ thể. Bác sĩ đánh giá khả năng, tỷ lệ chữa lành bệnh u não ở giai đoạn này là khác nhau dựa trên nhiều yếu tố. Bao gồm sức khỏe, mức độ phát triển khối u, thể trạng người bệnh, phác đồ điều trị,…
  • Giai đoạn IV: Giai đoạn cuối cùng, giai đoạn nguy hiểm nhất đối với các bệnh nhân mắc bệnh u não ác tính. Ở thời điểm này, hầu như mọi dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đã rất điển hình và rõ ràng. Vì thế, bệnh nhân có thể chủ động nhận ra được sự khác biệt, thay đổi trong cơ thể của mình. Những khối u não ác tính đã lây lan, di truyền đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Tiêu biểu là xương, gan hoặc phổi,… Ở giai đoạn IV, việc điều trị đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều và tỷ lệ chữa lành bệnh là cực kỳ thấp!
giai doan phat trien cua benh u nao
Những giai đoạn phát triển của bệnh u não. Ảnh: Google tìm kiếm

Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh u não

Việc hiểu và nắm rõ nguyên nhân gây ra bệnh u não là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Đây là điều cơ bản và quan trọng để giúp bạn bảo vệ bản thân mình và những người xung quanh tránh xa căn bệnh quái ác, nguy hiểm.

Cùng chúng tôi điểm qua những nguyên nhân gây bệnh u não dưới đây:

Bệnh nhân mắc bệnh u não do di truyền

Theo các chuyên gia thì di truyền chính là nguyên nhân hàng đầu hình thành nên các khối u não. Nếu như mắc hội chứng Neurofibromatosis hay Turcot thì nguy cơ cao sẽ phát triển các khối u não. 

Cụ thể, hội chứng Turcot là tình trạng mà các tế bào trong cơ thể có hiện tượng trở nên bất thường, hay còn được gọi là polyp. Khi có một polyp lành tính xuất hiện thì có nghĩa không phải là ung thư. 

Tuy nhiên nguy cơ cao nó có thể biến thành một khối u ác tính nguy hiểm. Và nếu polyp ác tính, chắc chắn bạn đã mắc ung thư và nó sẽ lây lan đến nhiều bộ phận khác. Thông thường, những đối tượng mắc hội chứng Turcot thường có nguy cơ ung thư não rất cao.

Đối với NF hay còn được gọi là u sợi thần kinh – Một căn bệnh di truyền có liên quan mật thiết đến rối loạn hệ thần kinh. Hội chứng này làm ảnh hưởng não bộ, dây thần kinh, tủy sống và da. Những khối u có xu hướng phát triển dọc theo dây thần kinh của cơ thể, hoặc trên hay dưới da.

U não do di căn từ những khối u khác

Một nguyên nhân khác gây ra bệnh u não đó là kết quả của việc di căn các tế bào ung thư khác trong cơ thể. Những bệnh nhân mắc ung thư, bao gồm ung thư thận, ung thư vú, ung thư phổi,… thì rất dễ bị u não. 

nguyen nhan gay benh u nao
Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh u não. Ảnh: Google tìm kiếm

U não do tiếp xúc với bức xạ

Bức xạ là một tác nhân, yếu tố vô cùng nguy hiểm, có hại cho sức khỏe con người. Điều trị phóng xạ trên bất kỳ phần nào của cơ thể đều làm gia tăng cơ hội, tạo điều kiện cho các khối u não phát triển.

U não do bức xạ từ đồ dùng

Thế nào là bức xạ từ đồ dùng? Hiểu một cách đơn giản, đó là việc tiếp xúc với những đồ dùng hay vật liệu có điện từ trường và bức xạ. Ví dụ như là lò vi sóng, điện thoại di động, máy tính,… Nếu như việc tiếp xúc này diễn ra thường xuyên, lâu dài thì sẽ không tốt cho não bộ, nguy cơ cao gây bệnh u não.

U não do tuổi tác

Thực tế, ở bất kỳ độ tuổi não cũng có nguy cơ mắc bệnh u não. Thế nhưng, trường hợp trẻ em mắc bệnh là ít hơn nhiều so với đối tượng người lớn. Phải nói rằng nguy cơ mắc bệnh u não càng tăng khi bạn ngày càng già đi. Và u màng não chính là một dạng phổ biến, thường gặp nhất của khối u não, tập trung ở chị em phụ nữ.

U não do bị rối loạn miễn dịch

Những bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch thường có liên quan đến bệnh sinh của những khối u lympho tại hệ thần kinh trung ương.

U não do tiền sử gia đình

Hãy cẩn thận bởi nếu như các thế hệ trước trong gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh u não thì nguy cơ rất cao bạn cũng sẽ mắc phải căn bệnh này. Vì thế, ngay khi nhận thấy có bất kỳ một dấu hiệu, biểu hiện nào khác thường như là đau đầu nghiêm trọng tăng dần, buồn nôn, tầm nhìn bị ảnh hưởng, thay đổi tính cách,…. thì cần nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra. 

Chúng tôi khuyên bạn hãy hỏi và tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn. Từ đó, các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh một cách hiệu quả, chính xác tuyệt đối.

Các dấu hiệu phổ biến thường gặp của bệnh u não

Đối với bệnh nhân mắc bệnh u não, điều quan trọng nhất đấy chính là thời gian. Việc phát hiện các dấu hiệu, triệu chứng là vô cùng cần thiết để đưa ra phương pháp điều trị khoa học, hiệu quả. Có như vậy thì Bác sĩ, Chuyên gia mới can thiệp tốt và giảm tỷ lệ tử vong đáng kể.

Người mắc bệnh u não thường có nhiều dấu hiệu phổ biến, thường gặp. Tùy vào từng giai đoạn, từng mức độ nặng nhẹ mà các dấu hiệu này sẽ biểu hiện khác nhau. Hơn ai hết, bệnh nhân chính là người cảm nhận rõ ràng nhất. Tránh chủ quan gây nguy hiểm đến tính mạng của mình. Ngay khi nghi ngờ có những dấu hiệu của bệnh u não sau đây cần đến bệnh viện kiểm tra chính xác:

Đau đầu

Có thể thấy đau đầu trầm trọng là một trong những dấu hiệu bắt gặp nhiều nhất ở khoảng 50% bệnh nhân mắc bệnh u não. Thông thường, một khối u não có khả năng tác động đến những mạch máu cùng với các sợi thần kinh nhạy cảm bên trong. Điều này khiến cho người bệnh cảm giác đau đầu. Và tất nhiên, nó sẽ khác với các cơn đau đầu trước kia:

  • Đau đầu kéo dài, đau dai dẳng và khác với hội chứng đau nửa đầu (hay còn gọi là Migraine).
  • Đi kèm với đó là cảm giác chóng mặt, buồn nôn, nôn hay những triệu chứng liên quan đến thần kinh khu trú khác.
  • Đau tăng lên khi ho, tập thể dục hoặc là thay đổi vị trí, tư thế hoạt động. 
  • Đã sử dụng các phương thuốc có công dụng giảm đau tuy nhiên không thực sự hiệu quả với người bệnh.

Đối với những trường hợp đang bị đau đầu, cảm thấy tồi tệ hơn những cơn đau trước đây thì không có nghĩa là người đó đang bị u não. Bởi đơn giản là đau đầu luôn có nhiều nguyên nhân gây ra, nhiều yếu tố tác động. Đó có thể là do mất ngủ, do ngộ độc thức ăn, do đột quỵ não bộ hay do sang chấn,…

dau hieu cua benh u nao
Các dấu hiệu phổ biến thường gặp của bệnh u não. Ảnh: Google tìm kiếm

Các biến đổi về tính cách, tâm trạng

Người bệnh hoàn toàn có thể phát giác tình trạng của mình thông qua các dấu hiệu về tính cách, tâm trạng đang có xu hướng thay đổi, tệ đi. Những khối u não phá hủy đi chức năng của não bộ và các yếu tố này của một con người bị biến đổi. Và thực chất, tâm trạng bị biến đổi bất thường mà ta không thể nào lý giải được.

Ví dụ như trước đây, bạn là một người hòa đồng, thân thiện và vui vẻ. Thế nhưng những ngày này đột nhiên rất dễ nổi cáu với mọi người xung quanh. Bạn đã từng là người luôn luôn chủ động trong mọi công việc như giờ lại thụ động. Có khi bạn cảm thấy thật thoải mái với bạn bè, nhưng chỉ một lúc sau đã nảy ra tranh cãi chỉ vì những điều vô lý, không đáng có.

Nguyên nhân của những điều này có khả năng xuất phát từ khối u nằm ở phần nào đó của não bộ, thùy thái dương hoặc thùy trán. Theo chuyên gia, những biến đổi này có khả năng xuất hiện sớm khi mắc bệnh. Tuy nhiên cũng có thể chúng bắt nguồn từ việc bệnh nhân đã điều trị hóa liệu cũng như những phương pháp điều trị ung thư khác.

Mệt mỏi

Rõ ràng. Dấu hiệu này rất dễ nhận biết ở một người đang mắc bệnh u não. Sau đây sẽ là các dấu hiệu cho thấy rằng bạn đang thực sự cảm thấy mệt mỏi:

  • Bạn đang hoàn toàn kiệt sức với tất cả mọi thứ xung quanh.
  • Bạn cảm thấy buồn ngủ vào giữa ngày.
  • Cơ thể của bạn trở nên rời rạc, yếu dần đi. Chân tay giờ đây thật nặng nề và không thể làm được điều gì cả.
  • Bạn rất dễ cáu và khó chịu với những người, những điều xung quanh, thậm chí là điều nhỏ nhặt nhất.
  • Khả năng tập trung, chú ý của bạn không còn nữa.

Thực tế tình trạng mệt mỏi có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng khả năng cao đến từ một khối u não ác tính hay các tác dụng phụ của phương pháp điều trị bệnh ung thư. Một số tình trạng khác cũng khiến con người ta cảm giác mệt mỏi như: Rối loạn thần kinh, các bệnh tự miễn, thiếu máu,…

Thế nhưng, dù là thế nào thì khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi, mất sức hãy nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra chính xác nhất nhé.

Động kinh

Những khối u não có thể đè và đẩy lên những tế bào thần kinh của não bộ. Từ đó tác động, làm ảnh hưởng, biến đổi những tín hiệu điện từ ở trong não và gây ra các cơn động kinh.

Có nhiều cơn động kinh là dấu hiệu đầu tiên, dấu hiệu nhận biết khi mắc bệnh u não. Và nó có thể xảy đến ở bất kỳ một giai đoạn nào của bệnh. Theo thống kê, có khoảng hơn 50% bệnh nhân bị u não trải qua ít nhất là một cơn động kinh. Tuy nhiên, tình trạng động kinh này không phải cũng lúc cũng đều đến từ một khối u não.

Có những nguyên nhân làm người bệnh co giật khác như là: Sau đột quỵ não, dị dạng mạch máu não, viêm nhiễm ký sinh trùng trong não…

Trầm cảm

Bác sĩ cho rằng trầm cảm là một dấu hiệu phổ biến ở phần lớn các bệnh nhân u não. Ngay cả với những người chăm sóc, những người thân xung quanh bệnh nhân cũng có thể lâm vào trầm cảm ngay trong thời gian đầu điều trị. Và dưới đây sẽ là một số dấu hiệu để nhận biết bạn đang bị trầm cảm:

  • Bạn có cảm giác buồn chán, tâm trạng bất ổn kéo dài hơn so với bình thường.
  • Cơ thể bạn thiếu đi năng lượng, luôn mất ngủ và khó ngủ.
  • Bạn dần mất đi hứng thú với mọi điều xung quanh, kể cả với những gì mà bạn từng rất thích.
  • Bạn có suy nghĩ sẽ tự làm hại mình hoặc thậm chí là tự tử.
  • Bạn luôn có cảm giác mình tội lỗi hay mình chỉ là kẻ vô dụng.

Trí nhớ suy giảm và lẫn lộn

Vấn đề trí nhớ bị suy giảm, thường xuyên lẫn lộn có thể nguyên nhân là do một khối u não ở thùy trán và ở thùy thái dương. Những khối u ở thùy trán hay thùy đỉnh cũng có thể ảnh hưởng, tác động đến khả năng phân tích, lập luận và đưa ra quyết định của người bệnh.

Một ví dụ đơn giản: Bạn cảm thấy mình khó tập trung, rất dễ nhầm lẫn với những điều dù là đơn giản nhất. Bạn không thể phối hợp để làm một lúc nhiều việc như lúc ban đầu và luôn khó khăn khi tự lên kế hoạch cho một công việc nhất định. Đặc biệt, bạn có vấn đề với trí nhớ ngắn hạn của mình. Rõ ràng, những điều này đều rất nghiêm trọng đối với cuộc sống của bạn.

Dấu hiệu này có thể xảy đến với một khối u não ở bất kì mọi giai đoạn của bệnh nhân. Và cũng có thể là tác dụng phụ do hóa trị, xạ trị hay những phương pháp điều trị ung thư khác. Bên cạnh đó, các vấn đề liên quan đến nhận thức mức độ nhẹ cũng có thể do nhiều lý do khác u não. Tiêu biểu như sự thiếu hụt các chất vitamin hay do rối loạn cảm xúc,…

trieu chung cua benh u nao
Triệu chứng của bệnh u não. Ảnh: Google tìm kiếm

Buồn nôn, nôn

Ở những giai đoạn sớm, giai đoạn đầu của bệnh u não, người bệnh có thể có triệu chứng buồn nôn và nôn. Do khối u não đã gây nên sự mất cân bằng các hormon. Nôn hay buồn nôn cũng có thể do các tác dụng phụ mà người bệnh gặp phải trong suốt quá trình điều trị bệnh. 

Ngoài ra, bạn cần phân biệt rõ triệu chứng này với các trường hợp cảm cúm, có thai hay ngộ độc thực phẩm,…

Tê bì, yếu liệt

Bệnh nhân mắc bệnh u não có dấu hiệu bị yếu liệt, tê bì và luôn có cảm giác như có kiến bò ở bàn tay, bàn chân. Những triệu chứng này có xu hướng tập trung một bên thân người. Vậy, ta cần xác định và phân biệt chính xác với tê yếu trong các bệnh: Thần kinh tiểu đường, đa xơ cứng, hội chứng Guillain – Barre,…

4 cách điều trị u não mà mọi người cần biết

Trước tiên, những bệnh nhân u não sẽ được lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp dựa trên nhiều yếu tố. Bao gồm kích thước khối u, loại khối u, vị trí khối u và mức độ di căn của nó. Cùng với đó là hàng loạt các tác dụng phụ có khả năng xảy ra, tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Vậy, sau đây sẽ là 4 cách điều trị bệnh u não mà mọi người cần biết:

Phẫu thuật

Phương pháp phổ biến và thường thấy nhất là phẫu thuật. Đặc biệt đối với những khối u não ác tính. Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ càng nhiều những khối u não càng tốt. Song vẫn đảm bảo an toàn, không gây tổn thương đến những mô não đang khỏe mạnh ở xung quanh.

Một vài trường hợp khác, các khối u não nhỏ, dễ tách ra khỏi phần mô não xung quanh. Điều này không làm ảnh hưởng, không tổn thương đến những mô não quan trọng và bác sĩ có thể cắt bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu như kích thước khối u não là quá lớn, thuộc vị trí nguy hiểm thì rất khó loại bỏ triệt để.

Những rủi ro trong tiến trình phẫu thuật, điều trị bệnh u não là không thể tránh khỏi, gồm nhiễm trùng và chảy máu. Bên cạnh đó, một số rủi ro khác hiếm gặp hơn nhưng khá nguy hiểm. Ví dụ: Nếu phẫu thuật khối u não ở gần các dây thần kinh, liên kết đến đôi mắt thì gia tăng nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn.

Xạ trị

Cho những ai chưa biết thì xạ trị chính là phương pháp điều trị bệnh u não sử dụng những liệu pháp bức xạ an toàn, tiêu chuẩn. Sử dụng những chùm tia có nguồn năng lượng mạnh nhằm mục đích tiêu diệt các khối u không đủ khả năng loại bỏ trong quá trình tiến hành phẫu thuật.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể áp dụng bức xạ trị liệu bên trong hay còn có tên gọi là trị liệu cấy ghép. Tùy thuộc vào nguyên vật liệu được sử dụng, những thiết bị cấy ghép này có thể sẽ được lưu lại trong não bộ một thời gian ngắn hạn hay vĩnh viễn. Lịch trình xạ trị thế nào còn tùy thuộc vào loại, vị trí và kích thước u não. Đồng thời sức khỏe của bệnh nhân cũng góp phần quyết định.

Những tác dụng phụ xảy đến là phụ thuộc vào liều, loại bức xạ bác sĩ sử dụng cho bệnh nhân. Một số tình trạng thường gặp như mỏi mệt, nhức đầu, suy giảm trí nhớ, rụng tóc và gây kích thích da đầu.

phuong phap dieu tri benh u nao
Phương pháp điều trị u não. Ảnh: Google tìm kiếm

Hóa trị

Phương pháp điều trị bệnh u não tiếp theo đó là hóa trị. Đây là cách điều trị u não bằng thuốc nhằm mục đích tiêu diệt những khối u còn đang sót lại sau phẫu thuật. Từ đó làm chậm đi sự phát triển của những khối u. Đồng thời giảm các dấu hiệu, triệu chứng và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. 

Thông thường, thuốc hóa trị sẽ được dùng bằng đường uống dưới dạng viên hay tiêm vào tĩnh mạch của người bệnh. Loại thuốc được dùng nhiều nhất có tên là temozolomide dạng viên. Bên cạnh đó cũng có nhiều loại thuốc khác, được dùng đơn hay kết hợp còn tùy vào loại u não và nhu cầu, mong muốn điều trị của người bệnh.

Về lịch trình hóa trị, bác sĩ sẽ xác định một khoảng thời gian lý tưởng nhất định, kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Trong suốt quá trình này, bệnh nhân liên tục gặp những triệu chứng như ói mửa, buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy hay rụng tóc. Vậy qua đó, bác sĩ sẽ xem xét về mức độ phù hợp của phương pháp điều trị và quyết định có nên chuyển hướng hay không.

Phục hồi lại chức năng sau điều trị u não

Do khối u phát triển ngay trung tâm não bộ nên khả năng cao sẽ làm hại đến những kỹ năng nói, vận động, thính lực, thị lực, tính cách và khả năng tư duy của bệnh nhân. Do đó, việc phục hồi lại những chức năng cho người bệnh sau quá trình điều trị u não là điều hết sức quan trọng, cần thiết.

Từ đây, bệnh nhân sẽ khỏe mạnh và trở lại với cuộc sống bình thường. Một số phương pháp giúp phục hồi chức năng sau điều trị bệnh u não phổ biến là:

  • Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu điều trị cho bệnh nhân u não thường là những bài tập có khả năng phục hồi, cải thiện lại những kỹ năng vận động đã bị mất trước đó.
  • Liệu pháp ngôn ngữ: Phương pháp này giúp phục hồi lại khả năng nói, viết, giao tiếp của các bệnh nhân đang gặp vấn đề, không tự tin quay trở lại cuộc sống, công việc của họ.
  • Trị liệu nghề nghiệp: Đây là cách giúp phục hồi những chức năng nhận biết cơ bản của hệ thống não bộ. 

Với nhiều trường hợp bệnh nhân mắc bệnh u não ác tính, bác sĩ sẽ tiến hành phối hợp song song 2 đến 3 phương pháp điều trị cùng một lúc. Điều này sẽ giúp gia tăng hiệu quả cải thiện, tăng tỷ lệ sống sót của bệnh nhân. 

Phần kết

Bệnh u não thực là một căn bệnh quái đản và nó có thể xảy đến với bất kỳ ai trong cuộc sống này. Nếu như bạn đang gặp phải những dấu hiệu, triệu chứng như trên thì hãy đến ngay cơ sở y tế, bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Và nếu như bạn không may mắn, bạn đang là một bệnh nhân của căn bệnh u não thì đừng quá lo lắng, đừng vội bỏ cuộc. Bởi ngoài kia cũng đang nhiều hoàn cảnh như bạn, thậm chí tệ hơn và họ vẫn đang cố gắng, nỗ lực để nắm giữ số phận của mình.

Hi vọng rằng các thông tin về bệnh u não, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị trong bài viết này sẽ giúp ích cho mọi người!

Xem thêm: Viêm màng não ở người lớn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Liên hệ với TOP 1 đề xuất bổ sung thông tin dịch vụ, website kinh doanh của bạn vào bài Bệnh u não là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Liên hệ TOP 1 đề xuất!