#1 Kết hôn là gì? Quy định và nghi thức về kết hôn truyền thống

Nếu bạn có kế hoạch kết hôn, nhưng bạn vẫn chưa biết kết hôn gồm những nghi lễ nào? Các nghi lễ bắt buộc phải có trong hôn lễ của bạn. Hay kết hôn như thế nào để tuân thủ đúng pháp luật. Hãy cùng Top1dexuat.com theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm nhiều kiến thức nhé!

Kết hôn là gì?

Khi nam và nữ xác định sẽ xác lập mối quan hệ vợ chồng thì họ sẽ kết hôn. Vậy kết hôn là gì? Một mối liên kết đặc biệt giữa nam và nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được nhà nước thừa nhận nhằm chung sống lâu dài và xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc gọi là kết hôn.

Vợ chồng đã ly hôn nhưng muốn kết hôn vẫn phải đăng ký kết hôn. Kết hôn của công dân Việt nhưng không cùng ở trong nước sẽ do cơ quan ngoại giao, lãnh sự quán của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận.

Việc đăng ký kết hôn là một mặt đảm bảo việc tuân thủ pháp luật và mặt còn lại đảm bảo được quyền lợi của công dân, được pháp luật công nhận và bảo vệ. 

ket hon la gi
Khi nam và nữ xác định sẽ xác lập mối quan hệ vợ chồng thì họ sẽ kết hôn. Ảnh: Google tìm kiếm

Quy định của luật pháp về kết hôn

Kết hôn đã không còn xa lạ bất cứ ai. Đây được xem là kết quả của một tình yêu đẹp. Tuy nhiên, để được kết hôn cần phải hiểu rõ về luật pháp, các điều kiện kết hôn hợp pháp. Ngoài việc thực hiện hôn lễ theo đúng nghi thức kết hôn truyền thống của dân tộc thì cần thực hiện đúng các quy định kết hôn và điều kiện đăng ký kết hôn của pháp luật Việt Nam.

Điều kiện đăng ký kết hôn

Theo luật hôn nhân gia đình 2014 có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 và được áp dụng đến hiện nay. Điều kiện để cả hai được phép đăng ký kết hôn là nam phải từ 20 tuổi trở lên và nữ từ 18 trở lên.

Ngoài ra, điều kiện thứ hai được pháp luật quy định bạn nên nắm rõ là nam hoặc nữ không mất khả năng hành vi dân sự. Hiểu một cách đơn giản, người mất khả năng hành vi dân sự là người không có khả năng điều chỉnh hành vi của mình, không thể tự nguyện quyết định kết hôn.

Quy định này không chỉ giảm thiểu được nhiều trường hợp kết hôn giả tạo nhằm mục đích trục lợi mà còn giúp hôn nhân gia đình bền vững, xã hội phát triển tiến bộ.

dieu kien dang ky ket hon
Điều kiện đăng ký kết hôn là gì? Ảnh: Google tìm kiếm

Để có thể tiến đến hôn nhân thì một trong hai không được ở trong bất kỳ mối quan hệ hôn nhân nào khác. Hoặc trường hợp kết hôn đồng giới cũng sẽ không được pháp luật thừa nhận.

Ý nghĩa của việc đăng ký kết hôn

Đăng ký kết hôn là thủ tục pháp lý, là cơ sở để pháp luật bảo vệ quyền lợi trong hôn nhân của mỗi người. Giấy đăng ký kết hôn là một loại giấy tờ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận người đó đang nằm trong tình trạng hôn nhân. 

Sau khi đăng ký kết hôn, sẽ phát sinh quyền lợi và nghĩa vụ đối với người vợ và đối với người chồng. Nếu nam và nữ chung sống không có giấy đăng ký kết hôn khi gặp vấn đề về tài sản chung và riêng rất khó để chứng minh quyền lợi của bản thân.

y nghia cua viec ket hon
Đăng ký kết hôn có ý nghĩa gì? Ảnh: Google tìm kiếm

Hơn thế nữa, nếu bạn không đăng ký kết hôn nhưng xảy ra mâu thuẫn tranh chấp về tài sản hoặc con cái thì pháp luật sẽ không bảo hộ và xử lý vi phạm theo quy định của luật pháp hiện hành.

Nghi thức lễ kết hôn truyền thống Việt Nam

Theo quan niệm của người dân Việt, kết hôn là nghi lễ quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Đây là ngày vui của của cô dâu, chú rể, gia đình, bạn bè,… Những nghi thức làm lễ kết hôn truyền thống Việt Nam đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa riêng của người Việt. Mỗi vùng miền sẽ có sự khác biệt nhưng những nghi lễ quan trọng sau đây không thể thiếu.

Chạm ngõ

Đây là nghi lễ đầu tiên trong một hôn lễ truyền thống. Buổi lễ gặp gỡ của hai bên gia đình trước khi tiến tới lễ cưới. Nhà trai đến nhà gái xin phép cho đôi nam nữ được tiếp tục quá trình tìm hiểu nhau kĩ càng hơn trước khi tiến đến hôn nhân. Buổi gặp mặt này cũng là dịp gia đình hai bên tính chuyện xem ngày, chọn ngày và các thủ tục khác cho lễ ăn hỏi và lễ cưới.

le dam ngo
Lễ dạm ngõ. Ảnh: Google tìm kiếm

Hiện nay nghi thức này vẫn được nhiều gia đình giữ lại và cũng là dịp giúp hai bên gia đình thân thiết hơn. Đây là một lễ như cách ứng xử của gia đình hai bên. Lễ vật ở lễ này rất đơn giản là trầu cau nhưng một số vùng miền khác  sẽ có thêm chè thuốc, bánh kẹo,…

Lễ ăn hỏi (lễ đính hôn)

Sau lễ chạm ngõ, được gia đình chấp thuận và chọn được ngày lành tháng tốt thì hai bên sẽ tổ chức cho đôi trẻ lễ đính hôn. Nhà trai sẽ mang sính lễ đến ra mắt nhà gái nhằm bày tỏ lòng muốn cưới con gái gia đình họ về làm vợ, làm dâu trong gia đình. Nghi thức này khá cầu kỹ khi phải chuẩn bị mâm tráp, mỗi mâm tráp chứa một loại lễ vật khác nhau.

Rượu Mừng Hỷ là 1 trong TOP các loại rượu mừng được nhà trai lựa chọn để đặt vào mâm lễ vật đính hôn. Sản phẩm có thể thay thế cho rượu ngoại hay rượu truyền thống hiện có.

Đã bán 156
(0)
- Việt Nam
250.000 VND

RƯỢU MỪNG được biết đến như là đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp các dòng rượu thủ công truyền thống của Việt Nam chất lượng cao, mẫu mã trang trọng thích hợp dùng trong các dịp Lễ, Tết, Nghi thức cưới hỏi, Quà tặng, và thưởng thức...

LIÊN HỆ VÀ ĐĂNG KÝ LÀM ĐẠI LÝ RƯỢU MỪNG

  • Điện thoại: 08.2525.1515

Phù dâu, phù rể sẽ mang từng quả sính lễ đến đặt tại nhà gái. Tráp ăn hỏi thường là số lẻ và đồ lễ phải là số chẵn. Đồ lễ đính hôn thường có theo tục lệ truyền thống là mứt sen, bánh xu xê, bánh cốm, rượu, trầu cau,… Ý nghĩa của lễ vật được hiểu là sự yêu mến, tôn trọng của nhà trai dành cho nhà gái và cô dâu tương lai.

le an hoi
Lễ ăn hỏi (lễ đính hôn). Ảnh: Google tìm kiếm

Trầu cau trong lễ này sẽ được dâng lên thắp hương trên bàn thờ tổ tiên. Sau khi vào phòng đón cô dâu ra ngoài, cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau ra mắt hai họ, rót nước, mời trầu quan khách. Thời gian tổ chức lễ cưới sau lễ ăn hỏi từ 3 ngày, 1 tuần hoặc lâu hơn tuỳ vào việc xem ngày của hai bên gia đình. 

Lễ xin dâu

Lễ này đã có từ rất lâu đời nhưng hiện nay lễ này đã được nhiều gia đình bỏ qua. Nghi thức này được thực hiện trong đám cưới truyền thống, trước giờ rước dâu, mẹ chú rể sẽ cùng một thành viên trong gia đình đến nhà gái mang theo tráp xin dâu để báo sắp đến giờ đón dâu, nhà gái yên tâm chuẩn bị đón tiếp. 

le xin dau
Lễ xin dâu. Ảnh: Google tìm kiếm

Lễ rước dâu

Nghi thức không thể thiếu trong một đám cưới truyền thống là lễ rước dâu. Chú rể mang hoa cưới cùng lễ vật đến đón cô dâu về nhà. Theo phong tục truyền thống, ở nghi lễ này hai bên gia đình sẽ trao tặng quà hồi môn cho cô dâu tượng trưng cho lời chúc phúc cặp đôi sẽ luôn hạnh phúc, giàu sang.

Sau thời gian thực hiện các nghi lễ truyền thống sẽ đến thời gian rước dâu đã được chọn trước đó. Chú rể sẽ cùng đại diện nhà trai tới nhà gái, đi xe hoa, mang hoa cưới để đón cô dâu về nhà. Lúc này chú rể mặc âu phục và cô dâu mặc váy cưới. Khách đến tham dự cũng ăn mặc thật đẹp để chúc phúc cho cặp đôi.  

le ruoc dau
Lễ rước dâu. Ảnh: Google tìm kiếm

Trong lễ này, phù dâu chính đi theo cô dâu có nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Sau khi lễ cưới diễn ra và cô dâu lên xe hoa về nhà chồng thì phù dâu sẽ theo sau kéo vali. Theo quan niệm, phù dâu khi kéo vali đồ của cô dâu sẽ không được quay đầu lại. Điều này mong muốn cô dâu sẽ có cuộc sống hạnh phúc viên mãn bên nhà chồng.

Đối với những trường hợp gia đình hai bên quá xa, sau khi lễ chạm ngõ sẽ lựa chọn tổ chức tại nhà hàng, trung tâm hội nghị tiệc cưới thuận tiện nhất để bạn bè và họ hàng dễ dàng di chuyển. Hơn nữa cũng thuận tiện cho công việc, sắp xếp thời gian của đôi bên. 

Lễ lại mặt

Lễ lại mặt là tục lệ sau cưới. Đôi vợ chồng sẽ về lại mặt nhà gái vào ngày sau hôm diễn ra lễ rước dâu. Gia đình nhà trai sẽ chuẩn bị gà trống và gạo nếp, hoặc có thể đơn giản như bánh kẹo, rượu thuốc để vợ chồng mang về nhà ngoại. Cả hai sẽ ở lại nhà ngoại dùng bữa vào ngày này.

le lai mat
Lễ lại mặt. Ảnh: Google tìm kiếm

Những nghi thức trên là nghi thức quan trọng trong hôn lễ truyền thống của người dân Việt. Các nghi lễ được tổ chức trang trọng, nghiêm trang như là sự công nhận cho đôi bạn trẻ nên duyên vợ chồng, vừa là cột mốc quan trọng trong đời của họ. 

Lễ cưới truyền thống trong đạo công giáo

Để có thể tổ chức lễ cưới trong nhà thờ theo đúng các quy định của đạo công giáo thì cả cô dâu và chú rể đều phải theo đạo. Sau khi trải qua thời gian học giáo lý tiền hôn nhân do nhà thờ tổ chức thì đôi nam nữ mới được tiến đến tổ chức hôn lễ.

Trước tiên, cặp đôi cần đến nhà thờ nơi mình muốn tổ chức hôn lễ để gặp cha xứ, trình bày mong muốn nguyện vọng. Sau khi được chấp nhận cha xứ sẽ làm lời rao phối, rao trong ba ngày chủ nhật ở nhà thờ biết để mọi người chia vui, đồng thời nếu có ý kiến hay phản đối cha xứ sẽ xem xét. Cuối cùng cha xứ sẽ quyết định ngày cử hành hôn lễ.

le cuoi dao cong giao
Lễ cưới truyền thống trong đạo công giáo. Ảnh: Google tìm kiếm

Chúng ta vẫn thường thấy lễ cưới đạo công giáo trong các bộ phim truyền hình rất trang trọng và ấm áp. Đúng như vậy, ngoài đời lễ cưới sẽ được tổ chức tại nhà thờ dưới sự làm chứng của cha xứ. Đôi vợ chồng trẻ sẽ trao lời thề nguyện, làm phép thành hôn và trao nhẫn cưới cho nhau. Kết thúc nghi thức, vợ chồng sẽ cùng nhau ký tên vào sổ hôn phối của nhà thờ.

Xem thêm chi tiết: Nghi thức lễ đính hôn công giáo mà cô dâu chú rể cần biết

Tổ chức hôn lễ tại nhà thờ dưới sự chứng gián của thiên chúa, cha xứ và gia đình bạn sẽ thấy hôn nhân gia đình là một điều thiêng liêng. Không chỉ một người mà cả hai phải có trách nhiệm cùng nhau vun đắp, giáo dục con cái.

Trường hợp cô dâu hoặc chú rể không phải là người trong đạo thì vẫn được tổ chức trong nhà thờ theo nguyện vọng của gia đình. Nhưng bắt buộc phải trải qua khóa học giáo lý và xác định theo đạo của người kia. 

Theo pháp luật Việt Nam thì hôn nhân khác tôn giáo hoàn toàn được chấp nhận và cả 2 sẽ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhau. Tuy nhiên, điều này cũng phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của mỗi gia đình mà sẽ có những truyền thống không thể bãi bỏ được.

Cuộc sống dù ngày càng hiện đại nhưng các phong tục truyền thống vẫn được gìn giữ và truyền từ đời này sang đời khác. Đây cũng là một nét đẹp văn hóa trong phong tục cưới hỏi mà nhiều gia đình vẫn mong muốn gìn giữ. Bài viết trên đã giải thích cho bạn kết hôn là gì? 

Đưa đến thông tin về quy định và nghi thức về kết hôn truyền thống cần biết. Nếu bạn còn thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được giải đáp nhé!

Liên hệ với TOP 1 đề xuất bổ sung thông tin dịch vụ, website kinh doanh của bạn vào bài Kết hôn là gì? Quy định và nghi thức về kết hôn truyền thống nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Liên hệ TOP 1 đề xuất!