Nhiều người vẫn còn băn khoăn khái niệm “Lễ hợp hôn là gì?”. Vậy sẽ đọc hết bài viết để biết chính xác xem lễ hợp hôn là gì, lễ hợp hôn gồm các nghi thức nào, lễ hợp hôn có gì thú vị nha.
Lễ hợp hôn là gì?
Hôn lễ diễn ra khá phức tạp với nhiều lễ nhỏ, trong đó có lễ hợp hôn. Đây được xem là nghi lễ quan trọng nhất đã có từ thời xưa trước khi hai người bước vào mối quan hệ hôn nhân.
Lễ hợp hôn là một lễ hứa hẹn, cam kết giữa hai người rằng họ sẽ kết hôn trong tương lai. Lễ đính hôn thường diễn ra trước khi cặp đôi chính thức kết hôn. Nó là một phong tục văn hóa trong hôn nhân nhằm thông báo rộng rãi về sự chấp nhận và/hoặc sự chứng kiến của gia đình, xã hội hay tôn giáo về cuộc hôn nhân của một cặp đôi
Theo thời gian, lễ hợp hôn cũng có ít nhiều thay đổi, nhưng chung quy vẫn là khái quát về quá trình từ lúc rước dâu đến lúc nhận dâu. Lễ hợp hôn không có thời gian diễn ra nhất định, có thể kéo dài một ngày, cũng có thể kéo dài nhiều ngày tùy theo phong tục, tập quán từng vùng.
Trật tự các lễ tục truyền thống như thế nào?
Sau khi đã hiểu hơn về Lễ hợp hôn là gì, chúng ta cần nắm thêm về trật tự các lễ tục truyền thống để tránh đảo lộn các nghi lễ, gây ảnh hưởng không tốt đến sự hòa hiếu trong hôn nhân. Vì đây là các nghi lễ truyền thống nên sẽ có một số bạn cảm thấy thắc mắc, lạ lẫm vì hôn lễ bây giờ đã được lược bỏ bớt một số nghi thức.
Lễ trùm đầu
Nếu ai thường xem phim có đám cưới thời xưa thì sẽ không lạ lẫm nhiều với lễ trùm đầu. Tân lang sẽ rước tân nương của mình tại nhà mẹ đẻ bằng kiệu hoa màu đỏ.
Trước khi lên kiệu hoa, cô dâu và chú rể sẽ bái phụ mẫu (tức cha mẹ của cô dâu). Sau đó, chú rể sẽ lấy khăn trùm màu đỏ trùm lên mặt cô dâu, nếu cô dâu đã trùm từ trước thì phải vén lên để nhận mặt vợ sắp cưới.
Lễ bái đường
Sau khi đi trở về nhà chú rể, chú rể sẽ nắm tay để cô dâu đạp gạch bước qua lò than vào nhà. Cô dâu và chú rể đứng cạnh nhau tại phòng thờ tổ tiên, có cha mẹ, ông bà của chú rể tại đó. Thực hiện nghi thức bái tam đường: bái thiên địa, bái cao đường (phụ mẫu), phu thê giao bái.
Lễ hợp cẩn
Như ta vẫn thường nghe vợ chồng cưới nhau là phải uống rượu giao bôi. Ngày nay, rượu giao bôi được đựng trong hai chiếc ly uống rượu nhỏ nhưng theo đúng truyền thống, ly dùng nhấp rượu giao bôi phải được làm từ quả hồ tơ.
Hồ tơ tách ra thành hai phần, gọi là hai cái gáo, cô dâu đổ rượu vào một cái gáo và đưa cho chú rể, chú rể cũng làm tương tự để đáp trả cho cô dâu. Hai người móc hai cánh tay vào nhau và cùng uống rượu giao bôi, sau đó ghép hai chiếc gáo lại thành quả hồ tơ như ban đầu. Đó chính là ý nghĩa của lễ hợp cẩn.
Xem thêm: Rượu Vodka Belvedere với hương vị dịu êm cùng vị ngọt phản phất nên có thể dùng làm rượu hợp cẩn cho cặp đôi cô dâu chú rể. Với nồng độ cồn 40%, nhưng các bạn vẫn có thể thưởng thức một cách trực tiếp để cảm nhận rõ được mùi vị lúa mạch của nó.
Lễ táp chướng
Thời nay, rất ít gia đình còn thực hiện lễ táp chướng. Nhưng thật ra đây là một nghi thức khá thú vị. Một cô gái tuổi vị thành niên, chưa có người yêu sẽ mang vào phòng tân hôn một mâm hoa quả, tiền bạc.
Nhân lúc cô dâu và chú rể đang cùng nhau ngồi trên giường, người mang mâm đồ vật vào sẽ hất toàn bộ đồ có trong mâm lên người cô dâu, chú rể.
Các loại hoa quả trong mâm thường sẽ là lạc, long nhãn, lựu, đào… Mỗi một loại quả là mỗi loại ẩn dụ khác nhau, chung quy là mong muốn hôn nhân sau này của cô dâu chú rể diễn ra suôn sẻ, hạnh phúc, có được cuộc sống ấm no, viên mãn.
Lễ máo phòng
Từ máo phòng có hơi lạ lẫm, nhưng thực ra đây là đang nói về thời khắc động phòng hoa chúc của cô dâu và chú rể. Để không khí tăng thêm phần lãng mạn, người ta sẽ bài trí thêm vào phòng tân hôn một loại nến thơm, ánh sáng cháy vừa, giúp không gian trở nên ảo diệu và tình tứ hơn.
Lễ diện kiến
Sau đêm động phòng hoa chúc, hai vợ chồng phải cùng nhau đến sảnh đường để bái kiến tổ tiên, chào hỏi cha mẹ chồng và làm thủ tục nhận con dâu.
Người vợ cần cầm theo lễ vật, trà (chè) để kính dâng tổ tiên và mời nước cha mẹ chồng. Mẹ chồng sẽ đáp lại bằng cách đỡ con dâu đứng dậy, tặng con dâu một cây trâm hoặc một cái vòng tay, một sợi dây chuyền để tỏ lòng yêu thương và thừa nhận cô dâu là thành viên mới của gia đình mình.
Lễ lại mặt
Sau ba ngày kể từ ngày lễ hợp hôn, chú rể phải đưa cô dâu về nhà mẹ đẻ để tỏ lòng kính trọng tổ tiên, bày tỏ lòng hiếu kính với cha mẹ. Cô dâu sẽ kể về ba ngày sống bên nhà chồng ra sao và mọi người sẽ cùng nhau vui vẻ trên mâm ăn, trò chuyện để gắn kết tình cảm với nhau.
Xem thêm: Phóng sự cưới là gì? Kinh nghiệm chụp phóng sự cưới từ A-Z
Giới thiệu về Rượu Mừng
Rượu Mừng được người dùng tin tưởng là đơn vị sản xuất và cung cấp các dòng rượu thủ công truyền thống hàng đầu Việt Nam.
Đến với những sản phẩm Rượu Mừng, bạn sẽ vô cùng hài lòng bởi các chai rượu đều đạt chất lượng vô cùng tốt, thiết kế mẫu mã sang trọng, bắt mắt phù hợp cho nhiều dịp lễ. Dù là lễ Tết hay lễ cưới thì rượu bên đây vẫn cân được hết.
Nguồn nguyên liệu an toàn, thân thiện, đã qua kiểm duyệt kỹ lượng, đa phần là các nguyên liệu đã qua chọn lọc như Nếp Cẩm, Nếp Cái Hoa Vàng, Đông Trùng Hạ Thảo…
Bên cạnh đó, các nghệ nhân chế biến rượu của Rượu Mừng nổi tiếng tỉ mỉ, cẩn thận, chu đáo trong quá trình tạo ra một chai rượu ngon, an toàn và chất lượng.
Ngày nay, nhiều nghi thức đã được lược bỏ để tránh sự rườm rà trong hôn lễ, nhưng lễ hợp hôn vẫn còn tồn tại và giữ vai trò rất quan trọng, chẳng những mang đến nhiều lời chúc phúc, chúc may mắn dành cho cô dâu, chú rể mà còn giúp gắn kết hai nhà thông gia với nhau. Mong là qua bài viết “Lễ hợp hôn là gì? Trật tự các lễ tục truyền thống như thế nào?” sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về truyền thống thú vị này. Đừng quên theo dõi chuyên mục Cẩm nang cưới hỏi tại Top1dexuat.com để cập nhật những tin tức thú vị nhé!
Xem thêm: Để lễ hợp hôn được diễn ra trọn vẹn và ý nghĩa, gợi ý cho bạn sử dụng Yến sào cao cấp làm thành món quà trong lễ ăn hỏi, diện kiến hay lại mặt gia đình. Yến sào sẽ giúp cho lễ cưới của bạn thêm phần sang trọng và ghi điểm trong mắt gia đình chồng/vợ đấy.