Nhiều người thường ỷ y và mặc kệ tình trạng da đầu bị đỏ, ít ai biết được rằng nguyên nhân gây ra loại bệnh này nguy hiểm như thế nào. Hãy để Top1dexuat.com giải đáp giúp bạn những vấn đề da đầu và cách phòng ngừa hiệu quả một cách rõ ràng nhất.
Tìm hiểu về da đầu bị đỏ
Da đầu bị đỏ là gì?
Da đầu bị đỏ là tình trạng da đầu ngứa ngáy, khó chịu và đỏ lên. Một số trường hợp còn bị nổi mụn nước ở vùng da bị đỏ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đỏ da đầu, cụ thể là xoay quanh các bệnh lý về da đầu và vấn đề vệ sinh da đầu.
Nguyên nhân khiến da đầu bị đỏ
Da đầu bị đỏ do nấm da đầu
Nấm da đầu là một bệnh lý thường gặp trên da đầu. Bệnh sẽ khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy, buộc bạn phải gãi hoặc tác động mạnh vào da đầu để cảm thấy thoải mái hơn. Da đầu tiếp xúc với vật nhọn như móng tay với độ ma sát cao khiến da đầu đỏ lên, nặng hơn sẽ làm chảy máu và nhiễm trùng da đầu.
Viêm da tiết bã
Viêm da tiết bã không giới hạn vùng da lây nhiễm, tất nhiên da đầu cũng có nguy cơ bị. Bệnh này sẽ làm da đầu khô lại, vi khuẩn gây bệnh sẽ hút hết chất ẩm trên da đầu, khiến da đầu tróc vảy, ngứa ngáy và sưng đỏ.
Vảy nến
Vảy nếu có những triệu chứng giống gàu da đầu, nguyên nhân gây ra bệnh này là vì lớp tế bào sừng phát triển mạnh, khiến da sần lên, bong tróc ra và tạo thành các mảng đỏ. Vảy nến khiến người bệnh ngứa ngáy, đau đầu khi mắc phải.
Sử dụng dầu gội không phù hợp với da đầu
Không phải bệnh lý về da đầu nhưng dầu gội không phù hợp với da đầu chính là một tác nhân lớn làm tổn thương da đầu. Về lâu dài, da đầu bị kích ứng mạnh sẽ đỏ lên, viêm nhiễm nghiêm trọng khiến lớp màng bảo vệ da đầu bị vỡ, nặng hơn là rụng tóc, hói, mọc ghẻ da đầu.
Gội đầu sai cách hoặc lâu ngày không gội đầu
Mình thường nghe các bạn nữ “khoe” một tuần gội đầu một lần. Mình không biết các bạn thế nào, nhưng một ngày không gội đầu là mình thấy bứt rứt khó chịu rồi ấy.
Thêm một điều nữa, việc lâu ngày không gội đầu (3 ngày trở lên) cũng đủ khiến vi khuẩn, bụi bẩn bám đầy trên da và tấn công da đầu của bạn, khiến da đầu nổi đỏ, ngứa ngáy, đau rát rồi.
Thêm nữa, khi gội đầu với quá nhiều dầu gội hoặc quá ít dầu gội cũng đều gây ảnh hưởng đến da đầu. Cần ước lượng đúng phần tóc của mình để lấy dầu gội cho chính xác, tránh khiến tóc bị bí dẫn đến bệnh đỏ ngứa da đầu.
Cách chăm sóc tóc để hạn chế bị đỏ da đầu
Gội đầu bằng dầu gội tương thích với tóc và gội đúng cách
Chúng ta phải liên tục đổi loại dầu gội cho đến khi gặp đúng loại tương thích với tóc. Dấu hiệu để nhận biết chai dầu gội đấy phù hợp với tóc bạn:
- Tóc suôn mượt, không bị rụng nhiều, không tự nhiên rụng tóc.
- Không nổi gàu, không ngứa ngáy.
- Da đầu không còn bị đỏ.
Ai trong chúng ta cũng đều đã được dạy cách gội đầu từ những ngày còn bé, tuy nhiên không phải ai cũng gội đầu một cách chuẩn xác. Để mái tóc luôn sạch sẽ và không bị đỏ da đầu, bạn cần:
- Đảm bảo thời gian gội đầu. Gội đầu quá lâu khiến các chất tẩy rửa trong dầu gội lấy đi hết phần cấp ẩm của da đầu, bạn tắm lại với nước càng làm chúng trôi đi nhiều hơn. Điều đó dẫn đến da đầu bị khô, bong tróc da đầu, một trong những yếu tố làm da đầu bị đỏ nghiêm trọng.
- Gội từ ngọn tóc đến chân tóc. Nhiều người hay dồn tóc lại và gội chung cả chân tóc lẫn ngọn tóc cho nhanh. Tuy nhiên, để loại trừ vi khuẩn và bụi bẩn hiệu quả nhất, bạn cần làm sạch ngọn tóc trước rồi sau đó mới làm sạch chân tóc.
- Lấy vừa đủ lượng dầu gội cần thiết. Bạn sẽ tự đong đếm sao cho lượng dầu gội lấy ra thích hợp với mái tóc của bạn nhất.
Vệ sinh khăn lau tóc 3 ngày/lần
Nhiều bạn thường bỏ quên khăn lau tóc – nơi vi khuẩn tồn đọng rất nhiều do độ ẩm ướt cao và liên tục. Cần chú ý giặt giũ khăn lau tóc, không nên đợi đến khi khăn dơ đến mức bốc mùi mới cho vào máy giặt.
Đội nón khi ra đường
Kể cả khi bạn không đi xe máy, bạn cũng cần chuẩn bị một cái nón để đội khi ra đường để có thể che chắn mái tóc của bạn trước:
- Ánh mặt trời: Tác nhân lớn nhất làm tóc bị cháy và làm suy yếu sức đề kháng của da đầu.
- Bụi bẩn: Nguyên nhân lớn nhất làm da đầu bị đỏ và làm vi khuẩn sinh sôi mạnh mẽ.
Tuy nhiên thì bạn không nên đội nón khi tóc ướt đâu, sẽ làm bí da đầu và làm da đầu ẩm mốc.
Bổ sung Protein và Biotin tốt cho tóc và da đầu
Hai chất này có nhiều trong đậu, trứng, thịt. Ngoài ra bạn còn cần chăm ăn trái cây để tăng sức đề kháng cho da, trong đó có cả da đầu để hạn chế các bệnh về da đầu.
Cách điều trị khi bị đỏ da đầu
Sử dụng thuốc mỡ
Bệnh da đầu bị đỏ xuất phát từ việc vi khuẩn tấn công khiến da đầu bị tổn thương. Thuốc mỡ sẽ có các chất kháng sinh chống lại các tác nhân gây hại đó. Đồng thời làm dịu da đầu, giảm sưng đỏ và ngứa ngáy trên da đầu.
Dùng dầu gội chuyên dụng để trị da đầu bị đỏ
Loại dầu gội này sẽ hạn chế hương liệu và các chất tẩy rửa mạnh, thay vào đó thành phần được tập trung nhiều vào các chất có độ dưỡng cao, khôi phục kết cấu tóc và da đầu, giúp da đầu lành lại sau tổn thương.
Dùng thuốc Tây
Nếu tình trạng đỏ da đầu diễn ra lâu, khó chữa thì bạn nên dùng thuốc Tây để tạo ra kháng thể từ bên trong. Giúp da đầu được bổ sung hoạt chất đầy đủ nhất để tự khôi phục và bảo vệ bạn trước những nguyên tố có hại.
Trước khi mua thuốc Tây, bạn nên đến bác sĩ để khám và kiểm tra trước. Thuốc uống vào người nên phải thật cẩn thận, không thể qua loa.
Da đầu bị đỏ là một tình trạng bệnh da đầu vô cùng nguy hiểm và đáng lo ngại. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn biết được nên làm gì để phòng ngừa và điều trị bệnh này.