Với sự phát triển mạnh mẽ của nền khoa học công nghệ như hiện nay, chắc hẳn mọi người không còn xa lạ với cụm từ “tàu điện ngầm”. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu rõ hơn về chức năng cũng như lịch sử hình thành của tàu điện ngầm, vì vậy qua bài viết dưới đây, hãy cùng Top1dexuat.com tìm hiểu về tàu điện ngầm nhé!
Tàu điện ngầm được hiểu như thế nào?
Tàu điện ngầm là một hệ thống giao thông rộng lớn dùng chuyên chở hành khách trong một vùng đô thị, thường chạy trên đường ray. Những tuyến đường này có thể đặt ngầm dưới lòng đất, hoặc trên cao bằng hệ thống cầu cạn. Tàu điện ngầm có thể đạt tốc độ cao vì có lối đi riêng, không phải chung đường giao thông với những phương tiện chuyên chở khác. Tàu điện ngầm chạy nhiều lượt thành nhiều chuyến mỗi ngày trên những tuyến nhất định, nên có thể vận chuyển số lượng lớn hành khách.
Tuy nhiên chỉ có 10 đường tàu là hoàn toàn nằm trong lòng đất, phần còn lại là hệ thống các tuyến tàu có sự kết hợp trên và dưới mặt đất, với đặc điểm ở những nơi đông đúc, giao thông phức tạp thì sẽ tiến hành xây dựng tuyến tàu điện ngầm dưới mặt đất, với những nơi không quá sầm uất thì sẽ xây dựng cầu vượt hay trên mặt đất.
Hệ thống tàu điện ngầm (underground), hay được sử dụng với cái tên khác là metropolitan hay được rút gọn là metro, đây được xem là một trong những phương tiện giao thông của thời kì hiện đại được vận hành trên đường ray và ngoài ra còn có cả sự kết hợp của tuyến chạy ngầm dưới lòng đất.
Tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chuyên chở khách với những ưu điểm vượt trội so với các phương tiện khác như tốc độ cao trên đường ray, có nhiều chuyển trong ngày với lượng tải hành khách lớn.
Cách vận hành tuyến tàu điện ngầm
Sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện giao thông như hiện nay, sự xuất hiện của tàu điện ngầm đã giải quyết được những khó khăn nhất định.
Thông thường mọi thứ trên tàu điện ngầm được tự động, hành khách sẽ bỏ tiền vào máy tự động và máy sẽ tự động trả lại thẻ card cho hành khách khi có đầy đủ thông tin điểm đi đến của khách hàng. Khi đến tại cửa ra vào, máy soát vé sẽ nhận vé của hành khách và cửa ra vào sẽ tự động mở. Tuy nhiên ở mỗi quốc gia sẽ có tàu điện ngầm với hệ thống làm việc riêng.
Đặc điểm chung
Với đặc điểm chung là hệ thống tàu điện ngầm gồm nhiều toa tàu mang một kích thước nhất định ghép lại và bên trong nó gồm các hàng ghế hay dây an toàn dành cho hành khách khi tham gia phương tiện chạy trong một đường ngầm.
Cùng với sự phát triển về khoa học và kĩ thuật như hiện nay, các quốc gia đang cố gắng cải tiến hệ thống tàu điện ngầm không người lái, gồm có cả hệ thống máy tính điều khiển một cách tự động, từ những thứ cơ bản như hệ thống đèn tín hiệu đến lập trình hướng đi, giúp giảm về mặt nhân công và nâng cao độ an toàn cho sự vận hành tàu.
Ví dụ về hệ thống tàu điện ngầm ở Copenhagen, Đan Mạch hay New York.
Xem thêm: Bên cạnh những tin tức đa dạng về tiểu sử người nổi tiếng, sức khoẻ, đặc sản Đà Lạt,… các bạn có thể tìm mua một số đồ uống như Rượu Marie Brizard Parfait Amour, Rượu Marie Brizard Creme De Cassis,… tại trang Top1dexuat.
Đặc điểm nổi bật của hệ thống tàu điện ngầm
Điểm đặc trưng của tàu điện ngầm đó chính là đầu tàu cực kì phức tạp. Với một hệ thống tàu điện ngầm thông thường thì tàu tự vận hành sẽ tích hợp một bộ giám sát trong các toa giống như một chiếc ti-vi nhằm mục đích giúp hành khách biết được vị trí hiện tại và giúp kiểm soát tàu dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó với hệ thống radio hai chiều giúp kết nối giữa hành khách và nhân viên điều khiển, họ có thể nói chuyện với nhau hay yêu cầu giúp đỡ khi phát sinh các tình huống khẩn cấp.
Thêm vào đó, hệ thống cảm biến cửa tự động được lắp đặt các cửa ra vào có thể phát hiện hành khách gần cửa tàu, góp phần hạn chế tình trạng hành khách tự làm tổn thương khi cố gắng lên tàu lúc cửa tự động đang đóng.
Hệ thống an toàn trên tàu khi vận hành
Các hệ thống tàu điện ngầm sử dụng tín hiệu đèn giao thông tự động với mục đích an toàn. Các tín hiệu đèn tự động đó sẽ hướng dẫn các tàu trong khu vực gần đó thời gian phù hợp để dừng, hay khi nào nên tiếp tục đi đồng thời còn có thể phát đi tín hiệu cảnh báo nguy hiểm phía trước. Thêm nữa, máy cảm biến hồng ngoại cũng được lắp đặt trên tàu với mục đích phát hiện các tàu có thể va chạm với nhau và chắn chắn sự cố đó sẽ không thể xảy ra.
Với những hệ thống tàu điện ngầm có người lái, thì một số tín hiệu sử dụng phương pháp vật lý để người điều khiển có thể nắm quyền kiểm soát. Đặc biệt, trong trường hợp nguy cấp hay bị mất kiểm soát, hệ thống sẽ tự động tự động kích hoạt phanh khẩn cấp.
Do mang đặc trưng sử dụng không gian đặc biệt khép kín, vì thế tàu điện ngầm sẽ phải sử dụng lượng năng điện lớn để duy trì hệ thống thông gió cho tàu điện ngầm, tuy nhiên lượng không khí tự nhiên khó có thể đáp ứng được nhu cầu của hành khách nên một số hệ thống tàu điện ngầm sẽ lắp đặt chuỗi máy lọc khí hiện đại, cho phép lọc 600,000 mét khối khí mỗi phút, ví dụ như ở New York.
Lịch sử hình thành, phát triển của tàu điện ngầm
Tàu điện ngầm là một trong những phát minh to lớn của các nước phát triển đóng góp cho nhân loại. Các quốc gia phát triển đã dần nâng cấp lên hệ thống tàu ngầm hơn. Hãy cùng điểm qua một số quốc gia đi đầu trong việc xây dựng hệ thống tàu điện ngầm.
Tại nước Anh
Lần đầu tiên tuyến tàu ngầm được ra mắt trên thế giới vào ngày 10 tháng 1 năm 1863 có tên là Metropolitan Railway chỉ dài 6km ở London nước Anh. Thời điểm bấy giờ, tàu vẫn chạy bằng hơi nước. Và đến thời điểm hiện tại, hệ thống tàu điện ngầm London đã có 415 km và 378 nhà ga, với năng lực vận chuyển 2,3 triệu khách/km/năm, vận tốc trung bình đạt 33 km/h.
Tại Hoa Kỳ
Tiếp đến là Hoa Kỳ lần đầu được khai triển từ năm 1894 ở New York. Đến thời điểm hiện tại tàu điện ngầm thành phố đã có 471 km và 468 nhà ga, với năng lực vận chuyển 3 triệu khách/km/năm, vận tốc trung bình đạt 29 km/h.
Tại Pháp
Năm 1900 thủ đô Paris của Pháp đã triển khai tuyến tàu ngầm của mình có tên Métro Paris đã có 214 km và 384 nhà ga, đạt năng lực vận chuyển 4 triệu mỗi ngày, với vận tốc trung bình là 22 km/h. Điểm chú ý đặc biệt là năm 1998, Pháp đã khai trương đường xe số 14 với các xe không người lái hoàn toàn tự động.
Hiện nay, ở các quốc gia trên thế giới, tốc độ chạy của tuyến tàu ngầm nhanh nhất được xếp hạng ở Mỹ, với vận tốc 72 km/h. Tuyến tàu điện ngầm ở Matxcơva (Nga) là tuyến tàu có lượng chuyên chở khách lớn nhất, mỗi năm 2,5 lượt tỉ người. Tuyến tàu điện ngầm dễ dàng đi lại và thuận tiện nhất ở Paris của Pháp.
Điểm mạnh và điểm yếu của tàu điện ngầm
Điểm mạnh của tàu điện ngầm
Hiện nay với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, sự gia tăng dân số nhanh, tàu điện ngầm là lựa chọn phù hợp cho việc đi lại của người dân của các thành phố. Một số lợi ích nổi bật của tàu điện ngầm như:
- Tốc độ cao: Tàu không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như thời tiết, đèn giao thông hay tai nạn. Tàu có thể chạy với tốc độ trung bình từ 30 đến 50 km/h, và có thể đạt tới 100 km/h trên các đoạn thẳng.
- An toàn: Tàu được điều khiển bởi hệ thống tự động hoặc bán tự động, giảm thiểu nguy cơ sai sót của con người. Tàu điện ngầm cũng được trang bị các thiết bị an toàn như cửa tự động, hệ thống phanh khẩn cấp hay máy dò khói.
- Tiết kiệm: Tàu sử dụng năng lượng điện, giúp tiết kiệm chi phí nhiên liệu và bảo vệ môi trường. Một tàu điện ngầm có thể chở được hàng trăm người một lượt, giảm thiểu lượng xe cá nhân trên đường.
- Tiện lợi: Tàu có mạng lưới rộng khắp, kết nối các khu vực trung tâm và ngoại ô của thành phố. Tàu điện ngầm có tần suất cao, chỉ cách nhau từ 2 đến 10 phút một chuyến. Tàu điện ngầm cũng có các dịch vụ phụ trợ như bãi đỗ xe, nhà ga hay cửa hàng.
Điểm yếu của tàu điện ngầm
Tuy nhiên, không phải tàu điện ngầm sẽ chỉ có mặt lợi mà không có mặt hại nào. Một số nhược điểm của tàu điện ngầm như sau:
- Đầu tư lớn: Xây dựng tàu điện cần một khoản đầu tư lớn về vốn, công nghệ và thời gian. Một km đường ray tàu điện ngầm có thể tốn từ 50 đến 100 triệu USD. Việc xây dựng tàu điện ngầm cũng gây ra nhiều phiền toái cho người dân và giao thông xung quanh.
- Hạn chế không gian: Tàu chạy dưới mặt đất, khiến cho không gian trên mặt đất bị hạn chế. Điều này có thể ảnh hưởng đến các hoạt động xã hội và văn hóa của người dân. Ngoài ra, tàu điện ngầm cũng không phù hợp cho những ai bị claustrophobia (sợ hẹp) hay motion sickness (say xe).
- Rủi ro cao: Tàu có thể gặp phải các rủi ro cao như cháy nổ, sập đường ray hay khủng bố. Việc cứu hộ trong tàu điện ngầm cũng khó khăn hơn so với các phương tiện khác.
Xem thêm: Tòa nhà văn phòng là gì? Đặc điểm của tòa nhà văn phòng
Tàu điện ngầm ở Việt Nam như thế nào?
Ở Việt Nam có các Tàu điện ngầm, hay còn được gọi là đường sắt đô thị. Tuy nhiên ở nước ta chưa có hệ thống tàu điện ngầm dưới lòng đất mà chỉ có các tuyến đường sắt trên mặt đất. Một số tuyến đường đó là:
- Đường sắt đô thị Hà Nội.
- Đường sắt đô thị Bình Dương.
- Đường sắt đô thị Cần Thơ
- Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện tại, Việt Nam của chúng ta hiện đang tiến hành thi công hệ thống tàu điện ngầm trong lòng đất tại TP Hồ Chí Minh.
Tuyến tàu điện ngầm mang tên đường sắt đô thị TP.HCM hay với tên khác là tuyến metro ở TP Hồ Chí Minh dự kiến với 8 tuyến đường sắt đô thị có chiều dài là 169km, 1 tuyến xe điện và 2 tuyến đường ray đơn với chiều dài lần lượt là 12,8km và 43,7km. Tuyến đường sắt này là được xem là tuyến đường sắt đô thị thứ 2 sau Hà Nội của đất nước chúng ta.
Qua bài viết trên, có lẽ bạn cũng đã hiểu rõ hơn về Tàu điện ngầm là gì, những kiến thức về lịch sử, nguồn gốc ra đời cũng như hệ thống tàu điện ngầm Việt Nam đang triển khai. Hi vọng, hệ thống tàu điện ngầm sẽ sớm phủ rộng khắp trên toàn quốc để người dân có thêm phương tiện công cộng giá rẻ và an toàn.
Chuyện bên lề: Top1dexuat là trang tin tức cung cấp nhiều kiến thức về ẩm thực, đồ uống, lịch sử, nhân vật nổi tiếng,… Trong đó, thông tin về yến sào cho bé được nhiều người tìm kiếm. Bạn đọc có nhu cầu tìm mua yến sào sử dụng có thể tìm đọc để nắm thêm thông tin cần thiết.