Niềng răng là gì? Niềng răng có lâu không? Niềng răng mất bao lâu? Đây đều là những câu hỏi mà bất kỳ ai sắp niềng răng hoặc có ý định niềng răng đều thắc mắc, bối rối mà không biết nên mở lời hỏi ai. Bài viết hôm nay, Top1dexuat.com giải đáp thắc mắc của bạn.
Niềng răng là gì?
Niềng răng là một công cụ nha khoa được sử dụng rộng rãi trong khoa chỉnh nha để làm thẳng răng mọc không đều, mọc khấp khểnh, giúp đưa chúng về đúng với vị trí của khớp cắn, đồng thời cải thiện sức khỏe răng – hàm – mặt.
Niềng răng có lâu không? Mất bao lâu thì hàm răng đều đẹp?
Niềng răng có lâu không hay niềng răng mất bao lâu thì răng đều đẹp là câu hỏi chung mà nhiều người thường hỏi. Tuy nhiên thực tế thì không ai biết rõ thời gian tháo niềng mà chỉ có thể ước chừng, bởi đơn giản cơ địa mỗi người không giống nhau nên thời gian tháo mắc cài cũng không giống nhau.
Theo ý kiến của các bác sĩ, thời gian niềng răng của một người kéo dài trên dưới thời gian học cấp 3, tùy cơ địa mà biến chuyển nhanh chậm thay đổi.
Không ai nắm rõ và biết chính xác thời gian của mỗi người vì để chỉnh nha thành công còn phụ thuộc nhiều vào cấu tạo khung xương hàm lẫn cấu tạo của răng.
Thêm một yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề thời gian đeo niềng nữa là độ tuổi. Theo mình được biết thì tuổi nhỏ sẽ tháo niềng nhanh hơn nha.
Đặc biệt những người có răng mọc lệch, mọc ngầm hay đang bị các bệnh lý về răng miệng thì thời gian đeo mắc cài sẽ lâu hơn.
Thời gian niềng răng đối với trẻ em
Ở lứa tuổi răng còn chưa chắc hẳn, niềng răng càng sớm sẽ càng đem lại hiệu quả cao hơn. Đồng nghĩa với việc có thể tiết kiệm thời gian nắn chỉnh răng về đúng khớp cắn.
Hai giai đoạn niềng răng ở trẻ em:
Giai đoạn 1:
Khoảng từ 8 đến 11 tuổi là khoảng thời gian những chiếc răng sữa ở trẻ bắt đầu được thay thế dần bằng những chiếc răng vĩnh viễn sẽ đồng hành cùng trẻ suốt đời.
Lúc này các bác sĩ sẽ thực hiện chỉnh nha với những chiếc răng mọc sai khớp cắn, mọc lệch lạc, sắp xếp những khoảng trống trên răng sao cho đúng vị trí để răng được cố định.
Có thể nói giai đoạn này là thời gian tốt nhất để chỉnh nha giúp răng xếp thẳng hàng ngay lối. Từ đó giúp răng di chuyển đúng ý một cách đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả hơn trong các giai đoạn sau.
Giai đoạn 2:
Lúc này hàm răng đang trong thời kỳ “lớn lên”, xương hàm dần đi vào ổn định.
Tùy thuộc vào tình hình răng miệng của trẻ mà bác sĩ sẽ dùng phần mềm trên các thiết bị công nghệ cao để phác họa lộ trình niềng răng phù hợp để điều chỉnh xương hàm với khuôn mặt trở nên hài hòa.
Trong trường hợp giai đoạn 1 liệu trình điều trị mỹ mãn, hoàn hảo, thì chuyển đến giai đoạn 2, tác động không tốt lên xương hàm sẽ bị hạn chế rất nhiều. Cho nên thời gian mang lại kết quả cũng ngắn hơn.
Thời gian niềng răng đối với người lớn
“Tôi đã trưởng vậy, vậy nếu tôi niềng răng thì bao lâu răng tôi sẽ đều đẹp?” Nếu bạn đang tự hỏi như thế thì câu trả lời là hiện nay, công nghệ chỉnh nha đã phát triển mạnh mẽ, tiên tiến gấp nhiều lần. Đồng nghĩa quá trình niềng răng ở người lớn cũng trở nên hiệu quả và nhanh chóng hơn rất nhiều so với trước kia.
Theo dự đoán, lộ trình niềng răng được thực hiện trong khoảng tầm 1 – 2 năm.
Tất nhiên là sẽ trừ các trường hợp bệnh răng phức tạp như răng hô, răng móm tình trạng nặng, răng mọc ngầm, mọc lệch nghiêm trọng. Những bệnh nhân này thường sẽ đeo niềng lâu hơn khoảng 2 3 năm. Nhưng nếu bạn đảm bảo chất lượng chỉnh nha đạt tối ưu thì sẽ rút ngắn được tầm 6 tháng đeo mắc cài.
Thời gian niềng răng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Ngoại trừ các yếu tố như tình trạng cơ địa không phù hợp, bệnh tình răng miệng nặng, độ tuổi không phù hợp thì câu trả lời cho câu hỏi niềng răng có lâu không còn dựa vào ảnh hưởng của một số yếu tố khác ví dụ như:
Kỹ thuật niềng răng
Các nha khoa sẽ có kỹ thuật niềng răng không giống nhau. Vì thế, có thể hiểu thời gian niềng răng khi thực hiện ở mỗi nơi cũng khác nhau. Nên dù có ra sao, hãy chọn cho mình một bệnh viện uy tín, chất lượng để gửi gắm hàm răng của mình nhé.
Phương pháp niềng và mắc cài
Bước lựa chọn phương pháp niềng và chọn mắc cài cũng là một bước quan trọng vì nếu dây niềng và mắc cài không phù hợp sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến thời gian đeo niềng. Vì mắc cài là khí cụ chủ chốt giúp điều chỉnh lực siết ở răng, đưa răng về đúng vị trí.
Vệ sinh răng miệng
Dù có niềng răng hay không bạn đều cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Tuy nhiên, với người đeo mắc cài thì yếu tố này quan trọng hơn cả và bác sĩ sẽ luôn dặn dò bạn phải chú ý kỹ. Vệ sinh răng miệng giúp răng chắc khỏe sẽ giảm đi nhiều thời gian đeo mắc cài.
Chế độ ăn uống
Ăn lỏng, ăn mềm không ăn dẻo, ăn cứng để không gây ảnh hưởng cho dây niềng và mắc cài. Các loại thức ăn không dành cho người niềng răng sẽ dễ dàng làm bung mắc cài, sứ mắc cài khiến thời gian đeo niềng răng lâu hơn.
Lợi ích khi niềng răng
Tăng tính thẩm mỹ
Đây gần như là nguyên nhân chính khiến cho nhiều người không luyến tiếc vung hàng chục triệu để đi niềng răng. Ai cũng công nhận, sau khi niềng răng họ có một hàm răng đều đẹp, một nụ cười rạng rỡ, tươi tắn và tự tin hơn rất nhiều.
Cải thiện những khó khăn trong quá trình ăn uống
Nếu trước khi niềng, răng bạn lệch lạc, không đều khiến bạn khó nhai nuốt, khó chỉnh tư thế nhai sao cho yểu điệu, thục nữ thì sau khi niềng, đảm bảo bạn sẽ trở nên yêu kiều như cách mình mong muốn, có thể thoải mái “ăn khẽ cười duyên” mà không lo lộ răng lệch lạc.
Không cần phải trồng răng giả
Niềng răng là một trong những cách thức đơn giản nhất để khôi phục lại toàn bộ răng đã bị mất bằng cách khép lại khoảng hở do không có răng mà không cần trồng cấy răng giả, tuy nhiên thì phương pháp này chỉ phù hợp cho những người bị mất một hoặc vài chiếc răng, mất nhiều quá không áp dụng được đâu.
Thực tế ai cũng công nhận cảm giác nhai nuốt trên một hàm răng thật, hàm răng không qua nhân tạo chắc chắn của chính mình thì sẽ tốt và tiện lợi hơn so với những chiếc răng giả.
Phòng ngừa sớm những vấn đề do răng miệng cho trẻ nhỏ
Đối với nhiều những bệnh nhân nhỏ tuổi, nếu có điều kiện chẩn đoán và niềng răng sớm sẽ giúp cho xương và chân răng được phát triển thuận lợi hơn. Giúp cho quá trình niềng răng khi đã trưởng thành cũng trở nên đơn giản, nhẹ nhàng hơn, phần nào hạn chế được các phẫu thuật chỉnh hình sau này.
Khắc phục được các nhược điểm về phát âm
Giọng nói của chúng ta bị tác động bởi các yếu tố như răng, lưỡi và môi. Nên có nhiều trường hợp bị ngọng, phát âm sai không sửa được là do răng mọc không đều.
Lúc này, niềng răng sẽ giúp điều chỉnh lại cơ hàm răng của bạn, giúp nó trở nên đều đặn hơn. Từ đó cải thiện hẳn khả năng phát âm của bạn, giúp bạn phát âm chuẩn xác hơn, âm thanh từ thanh quản phát ra dễ nghe hơn, giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp tốt hơn cũng là một lợi ích đáng nhắc đến.
Niềng răng có đau không?
Khi hỏi 100 người niềng răng thì hết 90 người bảo đau, 9 người còn lại bảo rất đau, 1 người còn lại chắc bị đứt dây thần kinh đau.
Điều đó đồng nghĩa, niềng răng chắc chắn sẽ tạo cho bạn cảm giác trong khoang miệng có cơn đau nhất định cho nếu bạn sử dụng mắc cài. Theo các chuyên gia, chúng ta sẽ đau nhất từ 3 – 5 ngày sau khi gắn niềng.
Nguyên nhân làm ta cảm thấy đau là vì khi đặt các khí cụ chỉnh nha vào trong khoang miệng để kéo chúng di chuyển theo hướng đã được định sẵn thì chúng đã tạo ra một lực tác động vừa đủ, không nhiều nhưng cũng không ít lên răng. Chính bởi do tác động của lực kéo này chân răng bắt đầu tác động, xương hàm bị dịch chuyển, gây ra cảm giác đau âm ỉ.
Bên cạnh lực tác động đó, cảm giác đau khi siết bởi mắc cài sẽ khác nhau tùy vào lứa tuổi bệnh nhân chỉnh nha.
Theo ý kiến của các bác sĩ nha khoa, khi xương hàm chưa phát triển xong, chưa quá chắc khỏe nên chân răng dễ dàng dịch chuyển và cảm giác đau nhức sẽ được giảm ít hơn, mà những người có xương hàm chứ phát triển hết rơi vào tầm dưới 18 tuổi.
Niềng răng đau nhất khi nào?
Niềng răng đau nhất vào giai đoạn tách kẽ.
Thật ra, tùy từng thời kỳ đeo mắc cài niềng răng mà mức độ đau sẽ thay đổi không giống nhau.
Theo khảo sát 100 người am hiểu về chỉnh nha bao gồm bác sĩ và những người đã từng chỉnh nha thì giai đoạn đặt thun tách kẽ là giai đoạn đau nhất trong suốt quá trình niềng răng.
Ở giai đoạn tách kẽ (tạo ra khoảng hở nhỏ giữa các kẽ răng), bác sĩ sẽ từ từ nhắm vào những khe hàm mà đưa các sợi thun cao su vào. Các sợi thun ấy có tác dụng nới lỏng khoảng giữa các chân răng để có thể đặt khâu niềng dễ hơn.
Với kích thước vốn dĩ không nhỏ của thun tách kẽ sẽ ép răng di chuyển nhanh hơn, mang đến cảm giác đau nhức, thậm chí người chịu đau kém sẽ bật khóc. Bước này sẽ khiến cơn đau trong bạn đau hơn rất nhiều so với khi xiết răng.
Các giai đoạn khác như gắn mắc cài, dây cung, giai đoạn nhổ răng định kỳ, giai đoạn siết răng định kỳ cũng đều có một cái đau riêng như không đến mức không chịu được. Nếu chịu đau kém, bạn hãy nói bác sĩ chích cho mình một liều thuốc tê, thuốc tê sẽ giảm cảm giác đau nhức đi rất nhiều lần.
Trên đây là tất cả thông tin cơ bản về niềng răng mà bất cứ ai niềng răng hay có ý định niềng răng đều cần phải biết. Đối với mình, hàm răng là quan trọng nhất, nên phải chăm sóc và đối xử với nó theo cách đặc biệt nhất, nên hãy nâng niu hàm răng của mình để có một nụ cười thu hút bao ánh nhìn nhé.