Ai trong chúng ta cũng đều mong muốn có một làn da khỏe đẹp. Mụn và sẹo do mụn gây ra dường như là một phần của cuộc sống mỗi người. Chính vì thế, hãy bỏ túi một số cách nặn mụn không để lại sẹo cho da mặt trong bài viết này. Cùng Top1dexuat.com tìm hiểu bạn nhé!
Mụn là gì?
Trên bề mặt da của con người có rất nhiều nang lông (lỗ chân lông), kích thước nhỏ. Do nhiều tác động khác nhau, chủ yếu là do hoạt động của nội tiết tố khiến nang lông sản sinh ra nhiều tế bào và bị bịt kín, gây tắc nghẽn (nói cách khác là bít nghẽn lỗ chân lông).
Ngoài ra còn nhiều tác động đến từ trong và ngoài cơ thể. Chính bởi vì những lý do trên, bã nhờn chảy trên bề mặt da, bám vào các lỗ chân lông, sản sinh ra vi khuẩn tạo điều kiện hình thành mụn.
Sẹo là gì?
Sẹo là thuật ngữ thường dùng để miêu tả một khu vực trên lan da với các mô bị xơ hóa, làm thay đổi làn da bình thường sau một chấn thương do tác động từ bên ngoài như va quẹt, hoặc nặn mụn.
Sẹo trên da mặt là kết quả của việc cơ thể thúc đẩy hoạt động sinh học nhằm chữa lành vết thương trên da mặt.
Các loại mụn trên da mặt thường xuất hiện
Mụn thì có vô vàn loại, nhưng mụn xuất hiện trên vùng da mặt và bề mặt da cơ thể chỉ có một số loại tiêu biểu. Hãy tìm hiểu kỹ về các loại mụn để có phương pháp nặn mụn đúng cách và hiệu quả nhất.
Mụn trứng cá
Mụn trứng cá là một trong những loại mụn trên da mặt rất phổ biến. Đây được xem là một dạng mụn mức độ nhẹ, không quá nguy hiểm cho da, dễ dàng trị liệu nếu theo liệu trình điều trị mụn từ chuyên gia hay kế hoạch skincare chăm sóc da sạch sẽ, bài bản, an toàn.
Nhưng nếu không may khiến mụn trứng cá bị viêm nhiễm, chúng sẽ biến thành mụn bọc, mụn mủ, gây hại cho làn da của bạn.
Mụn đầu đen
Mụn đầu đen thường xuất hiện ở những nơi tiết nhiều tuyến bã nhờn như hai bên má, mũi, cằm, trán. Mụn đầu đen được xem là “ngôn nhà thân thương” của tế bào chết và bã nhờn. Nguyên nhân chúng có đầu màu đen là do ánh sáng tác động, lỗ chân lông bị bít, đầu mụn khô bị oxy hóa.
Mụn đầu trắng
Mụn đầu trắng có thể có nhân hoặc không. Vị trí thường mọc là cằm và trán. Mụn đầu trắng xuất hiện khi da bị bít tắc, nhiễm khuẩn, tiếp xúc nhiều với các vật dụng không sạch sẽ.
Mụn thịt
Mụn thịt là loại mụn có đặc điểm thường không có nhân. Chúng là những nốt mụn đỏ, sưng. Tạo cảm giác đau, nhức khi có va chạm. Đây là loại mụn rất dễ để lại sẹo rỗ và vết thâm mặt vì cơ bản chúng rất nhạy cảm.
Chỉ cần chạm tay chưa nhiều bụi bẩn hay vi khuẩn vào, chúng sẽ viêm nhiễm và làm tình trạng mụn trở nên nặng hơn.
Mụn mủ, mụn bọc
Mụn mủ thường có thể hiểu là một dạng mụn trứng cá bị viêm, kích thước lớn, sưng và đỏ vùng da bị nổi mụn. Ở giữa sẽ là một cục mủ trắng (vàng tùy tình trạng). Mụn mủ, mụn bọc đều sẽ khiến người bị nhiễm đau nhức, khó chịu.
U nang, mụn đinh râu
U nang là giống mụn nhọt nhưng chứa nhiều mủ và nhiều nhân mụn hơn. U nang khiến người mắc phải cảm thấy đau nhức, tổn thương da, nặng hơn là bị sốt. Da rất dễ bị sẹo và thâm sau khi nặn mụn u nang.
Mụn viêm
Mụn viêm là một loại mụn trứng cá mức độ nặng, mọc theo từng vùng, nhiều nốt mụn tụ lại với nhau nên rất khó xử lý. Nếu điều trị không đúng cách, mụn viêm sẽ khiến cả vùng da nổi mụn bị tổn thương, hư hại nghiêm trọng.
Một số loại mụn có thể tự nặn tại nhà
- Mụn đầu trắng
- Mụn đầu đen
- Mụn trứng cá mức độ nhẹ
- Mụn cám
- Mụn đã khô còi, không bị viêm sưng
- Những loại mụn ở tình trạng nhẹ và đã hoàn toàn khô cứng
Một số loại mụn không được tự nặn tại nhà
- Mụn viêm
- Mụn bọc
- Mụn u nang
- Mụn mức độ nặng (đã khô còi nhưng vẫn sưng, gây cảm giác đau).
Hậu quả nặn mụn không đúng cách
Khiến da mặt bị sẹo rỗ, sẹo thâm
Một trong những nguyên nhân khiến các tế bào da bị phá vỡ cấu trúc, hư hại nghiêm trọng là nắm vững tình trạng mụn mà tự ý nặn hết nhân mụn không đúng thời điểm (Nhân mụn chưa chín).
Một làn da tổn thương nhiều sẽ khó có thể mịn màng, khỏe đẹp như lúc đầu. Do lớp màng bảo vệ da bị hủy hoại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phục hồi và tái tạo da.
Chưa kể làn da có khung collagen yếu thì tỉ lệ để lại sẹo, thâm nám sau mụn rất cao.
Nhiễm trùng da
Sát khuẩn là một bước vô cùng quan trọng. Bởi khi nặn mụn, nếu vùng mụn, dụng cụ nặn mụn hay thậm chí là tay của chúng ta không đảm bảo vệ sinh thì sẽ làm vùng da mụn nhiễm trùng.
Mức độ nhiễm trùng phụ thuộc vào vết thương hở sau quá trình nặn mụn. Nhẹ thì không đang lo ngại, nhưng nếu bị nặng, gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và tái tạo da, vùng da đó sẽ hình thành sẹo rỗ, thâm mụn.
Lây lan vùng mụn
Tác hại của việc nặn mụn sai cách không chỉ dừng lại ở việc nhiễm trùng da mà nó còn làm sản sinh, tạo điều kiện để mụn lan rộng trên khắp bề mặt da.
Chưa nói đến, các vùng mụn cũ có cơ hội phát tán và lây lan, biến chuyển nặng hơn.
Lão hóa da
Nặn mụn sai cách khiến cấu trúc da bị hư hỏng, yếu dần đi và dễ xuất hiện những tình trạng lão hóa và da nhăn nheo, kém đàn hồi, chảy xệ.
Vấn đề lão hóa không xuất hiện ngay sau khi nặn mụn mà chúng tích tụ dần cùng những hậu quả do nặn mụn sai cách để lại và thói quen chăm sóc da không phù hợp. Để ngăn ngừa quá trình lão hóa, cần quan tâm, tìm hiểu về làn da của bạn nhiều hơn, đặc biệt là vùng da nhạy cảm sau khi nặn mụn.
Ảnh hưởng sức khỏe
Đối với những vết mụn nguy hiểm như mụn đinh râu, bạn tuyệt đối không được tự ý nặn. Bởi nếu bạn không cẩn thận khiến màng mụn bị vỡ, gây ảnh hưởng đến các yếu tố bên trong cơ thể, nó gây hại nghiêm trọng cho làn da và sức khỏe của bạn.
Hướng dẫn cách nặn mụn không để lại sẹo cho da mặt
Chọn thời điểm thích hợp nặn mụn
Thường vào lúc mụn đã chín và có thể tự nặn tại nhà là cách nặn mụn không để lại sẹo hiệu quả.
Nếu bạn nặn mụn sai thời điểm sẽ rất dễ gây viêm da, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Việc chọn thời điểm thích hợp để nặn sẽ giúp da tái tạo tốt và phục hồi nhanh chóng hơn.
Thời điểm tốt nhất để nặn mụn: buổi tối trước khi đi ngủ và sau khi tẩy trang.
Lựa chọn chính xác những loại mụn đã chín và thấy còi
Chỉ nên nặn những vết mụn đã chín, không sưng, không đau, không còn viêm và không còn nhiều mủ trắng.
Vệ sinh da mặt
Một bước không thể thiếu khi vệ sinh da mặt đó là rửa mặt. Việc rửa mặt với nước muối sinh lý sẽ ngăn chặn vi khuẩn, bụi bẩn, bã nhờn xâm nhập vào các nốt mụn sau khi nặn mụn.
Trước đó hãy tẩy trang bề mặt da thật sạch sẽ để loại bỏ bớt bụi bẩn và vi khuẩn đang bám trên da, sau đó dùng sữa rửa mặt để xóa sạch những vết bẩn “cứng đầu”. Lúc rửa mặt, hãy massage nhẹ nhàng, chậm rãi để da bắt đầu co giãn, giúp giãn nở lỗ chân lông.
Khử trùng tay và dụng cụ nặn mụn
Rửa tay thật kỹ và sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch làm sạch (cồn rửa tay).
Để khử trùng dụng cụ nặn mụn như cây nặn mụn, hãy để trên ngọn lửa nhỏ tầm 2 phút và lau sạch lại bằng bông tẩy trang đã thấm cồn để làm nguội và diệt khuẩn cho dụng cụ.
Khử trùng vùng da nặn mụn
Dùng bông tẩy trang chứa cồn pha loãng (có thể lau thêm một lần với nước muối sinh) lau nhẹ nhàng trên vùng da chứa nốt mụn cần nặn để đảm bảo tuyệt đối sẽ không có vi khuẩn hay bụi bẩn đọng lại hay bám trên bề mặt bị mụn.
Nặn mụn
Bằng cây nặn mụn: Nhấn nhẹ cây nặn mụn xung quanh nốt mụn theo chiều ngược lại với chiều lông mọc. Ấn nhẹ đến khi thấy nhân mụn trồi lên. Lưu ý lấy hết nhân mụn, vì nếu không lấy triệt để nhân mụn thì mụn sẽ dễ dàng hình thành mụn mới.
Bằng tay: Dùng hai đầu ngón tay đã khử khuẩn nặn vùng quanh nốt mụn. Dồn lực vào chân mụn, dứt khoát ấn vào. Đẩy mụn nhẹ nhàng để nhân mụn xuất hiện, tiếp tục đến khi trồi lên da đủ để thấy gốc mụn.
Sau khi thấy nhân mụn trồi lên, dùng tăm bông (đã khử khuẩn) gẩy nhẹ, từ từ lấy nhân mụn ra.
Vệ sinh vùng da mặt vừa nặn mụn
Đừng bỏ qua bước này nhé. Dùng nước sinh lý làm sạch vùng da vừa nặn mụn một cách nhẹ nhàng có thể giúp da hồi phục nhanh, tạo lớp màng kháng khuẩn và kháng viêm da.
Dùng sản phẩm trị mụn
Sau khi nặn bạn nên dùng thuốc trị mụn chuyên dụng (ưu tiên các loại trị mụn được bác sĩ khuyên dùng). Vì việc nặn mụn sẽ khiến vùng da nặn mụn bị hở, tạo điều kiện để bụi bẩn, bã nhờn, vi khuẩn xâm nhập.
Chăm sóc da sau khi nặn mụn
Giữ cho da mặt luôn sạch sẽ.
Nếu nặn mụn vào buổi sáng hoặc chiều. Buổi tối bạn nên rửa mặt bằng nước muối sinh lý để da ở mức cân bằng, dịu nhẹ.
Không bao giờ bỏ qua bước thoa kem chống nắng cho da mỗi khi ra đường.
Sử dụng serum, kem, thuốc đặc trị vào những ngày kế tiếp, ưu tiên những sản phẩm lành tính, phù hợp trong quá trình phục hồi và tái tạo da.
Xem và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp khoa học và cơ thể. Tập thể dục trên 4 lần/tuần.
Không trang điểm, sử dụng các sản phẩm làm đẹp ngoài chỉ định của bác sĩ trong thời gian một tuần kể từ ngày tiến hành nặn mụn.
Có thể tẩy tế bào chết khi làn da trở nên khỏe hơn (thường là một tuần sau khi nặn mụn).
Tiếp tục các bước chăm sóc da sau 24h nặn mụn.
Khuyến khích sử dụng các loại mặt nạ có khả năng giảm thâm, làm dịu da: Thường chứa các thành phần chiết xuất từ thiên nhiên như nghệ, nha đam, mật ong… (Chỉ nên sử dụng mặt nạ khi làn da đã hoàn toàn khỏe mạnh, các vết mụn đã có dấu hiệu khô và bong tróc ra).
Những lưu ý sau khi nặn mụn để không để lại sẹo cho da mặt
Đảm bảo nhân mụn đã được làm sạch (Khuyến khích dùng nước muối sinh lý với bông tẩy trang).
Giữ vệ sinh khi nặn mụn và sau khi nặn mụn.
Tuyệt đối không chạm tay vào khu vực mụn vừa nặn.
Để da nghỉ ngơi tầm nửa tiếng rồi mới tiến hành thoa thuốc để đạt hiệu quả cao trong quá trình phục hồi.
Không dùng sữa rửa mặt có độ pH cao để làm sạch lại da (Việc dùng sữa rửa mặt ngay sau khi nặn mụn sẽ khiến da bị kích ứng, gây tổn thương da).
Trên đây là một số hướng dẫn cách nặn mụn không để lại sẹo cho da mặt mà bạn có thể tìm hiểu và áp dụng. Tuy nhiên, nếu có điều kiện thì bạn vẫn nên đến bệnh viện da liễu gặp các chuyên gia để có lộ trình điều trị và đạt hiệu quả tốt nhất. Chúc bạn có một làn da khỏe đẹp như ý muốn.
Xem thêm: Mụn cằm: Nguyên nhân mụn mọc ở cằm và cách trị mụn ở cằm