Có lẽ ai trong đời cũng từng một lần mắc phải bệnh viêm amidan. Nhiều người quan niệm bệnh tự đến, tự đi rồi tự rời khỏi nên không mảy may để tâm đến. Vậy sự thật về viêm amidan là như thế nào? Top1dexuat.com sẽ bật mí cho bạn tất tần tật về viêm amidan: bao gồm triệu chứng, phân loại và cách điều trị.
Amidan là gì? Viêm amidan là gì?
Amidan là hai mô thịt nhỏ nằm ở phía sau cổ họng. Chúng là một phần của hệ thống miễn dịch và giúp chống lại nhiễm trùng bằng cách bẫy vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng hoặc mũi.
Amidan được làm bằng mô lympho, là loại mô chứa các tế bào bạch cầu giúp chống lại nhiễm trùng. Chúng nằm ở hai bên cổ họng, ngay sau lưỡi.
Amidan lớn nhất ở trẻ em và có xu hướng thu nhỏ khi chúng lớn lên. Chúng có thể sưng và viêm nhiễm, được gọi là viêm amidan. Viêm amidan thường do virus gây ra, nhưng đôi khi cũng có thể do vi khuẩn gây ra.
Cấu tạo amidan gồm có các mô tương tự như hạch bạch huyết (lympho), bị niêm mạc màu hồng bao phủ, ngang qua niêm mạc của từng amidan là các hố hay còn được gọi là crypts.
Mỗi amidan có cấu tạo gồm hai phần chính:
1. Vỏ ngoài:
- Được bao phủ bởi một lớp niêm mạc mỏng, có màu hồng nhạt.
- Trên bề mặt niêm mạc có nhiều rãnh và hốc nhỏ, tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus bám víu.
2. Mô lympho:
- Nằm bên trong lớp vỏ ngoài, chứa nhiều tế bào bạch cầu và các mô khác liên quan đến hệ miễn dịch.
- Các tế bào bạch cầu này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và virus, giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng.
Ngoài ra, amidan còn có các mạch máu và mạch bạch huyết giúp cung cấp máu và vận chuyển các tế bào bạch cầu đến các bộ phận khác của cơ thể.
Amidan có các vai trò quan trọng như:
- Ngừa nhiễm trùng.
- Ngăn chặn các tác nhân gây hại.
- Cản trở virus, vi khuẩn tấn công vào cơ thể.
Không ai phủ nhận được chức năng của amidan đối với cổ họng và cơ thể. Nó hoạt động theo cơ chế ngăn ngừa rồi bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của vi trùng, vi khuẩn.
Tuy nhiên, amidan cũng không phải siêu anh hùng có thể một mình chống lại hàng ngàn, hàng triệu, hàng tỷ vi khuẩn ồ ạt tấn công vào cơ thể bạn, đập tan sức đề kháng vốn có của bạn và bắt đầu xâm chiếm. Lúc này, amidan không còn đủ sức để bảo vệ sức khỏe chủ nhân, vi khuẩn bao quanh amidan làm nó bị nhiễm trùng, lúc này người ta gọi nó là viêm amidan.
Viêm amidan không ngán lứa tuổi nào. Đơn giản là vi khuẩn có thể xâm nhập cơ thể bạn bất cứ lúc nào nếu bạn sơ ý. Nhưng nếu đặt trẻ em và người lớn lên bàn cân, ta có thể thấy rõ viêm amidan ở trẻ em có số lượng nhiều hơn hẳn so với người lớn. Vậy nguyên nhân là gì?
Triệu chứng của viêm amidan
Các triệu chứng của viêm amidan thường rời khỏi sau từ 1 đến 2 tuần quấy phá trên cơ thể chúng ta.
Sốt, đau đầu, đau họng, ăn uống khó nuốt
Đột ngột cảm thấy cơ thể sốt lên đến tầm 38 – 39 độ, trời nóng mà rét run người. Cần đi đến bệnh viện kiểm tra và điều trị nếu sốt cao, nóng lạnh trong nhiều giờ.
Amidan bị sưng to, tấy đỏ
Há họng để quan sát, nếu thấy amidan trong họng bị sưng to, đỏ tấy, hình thành mủ xung quanh và amidan dần bị phủ trắng, hơi thở có mùi không dễ chịu… Cần uống nước ấm để dịu amidan, nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ kê đơn thuốc để nhanh hồi phục.
Sưng nề hạch bạch huyết là một triệu chứng của viêm amidan
Sưng hạch huyết là hiện tượng các hạch bạch huyết trong cơ thể bị sưng lên.
Hạch bạch huyết vốn có vai trò kháng khuẩn, kháng trùng và chống bệnh tật cho cơ thể. Khi cơ thể bị tấn công bởi vi trùng, cơ thể sẽ tự sản sinh ra nhiều tế bào miễn dịch nằm tăng sức đề kháng. Các tế bào miễn dịch này tăng mạnh sẽ khiến các hạch bạch huyết sưng lên.
Tình trạng viêm thanh quản dẫn đến khan tiếng
Người bị viêm amidan kéo dài sẽ thường xuyên khó thở, khàn tiếng, đau họng, sốt cao…
Nguyên nhân bởi vì tình trạng viêm nhiễm ở cổ họng kéo dài và thường xuyên lặp lại nên dây thanh quản mới có khả năng đã bị tổn thương nghiêm trọng, sau đó sinh ra bệnh khàn tiếng. Sự tổn thương diễn ra ở dây thanh quản làm khối u nhỏ mọc đối xứng xuất hiện ngay gần amidan gọi là hạt xơ dây thanh quản.
Trường hợp amidan viêm mạn tính quá phát có thể thở khò khè, đêm ngủ ngáy to
Amidan viêm mạn tính quá phát khiến người bệnh khó chịu, nhiều khả năng dẫn đến khó ngủ, ngủ không sâu, vô thức phát ra tiếng rên khò khè, ngáy to để hơi thoát ra dễ hơn.
Biến chứng của viêm amidan
– Đau họng mãn tính thường xuyên tái phát với tần suất cao gây tổn thương cổ họng bệnh nhân.
– Cổ họng bị tắc nghẽn nên vòm họng khó nuốt thức ăn, ngáy khi ngủ, đột ngột khó thở khi nghỉ ngơi.
– Hơi thở tỏa ra có mùi hôi, áp xe quanh amidan hay viêm tấy quanh amidan nếu amidan bị nhiễm khuẩn nặng.
– Viêm xoang, mũi, tai và viêm thanh khí phế quản cấp tính.
– Viêm cầu thận, viêm nội tâm mạc, thấp khớp cấp, nhiễm khuẩn máu.
Phân loại viêm amidan
Amidan cấp ở người lớn
Người lớn cũng có thể thường xuyên mắc phải bệnh viêm amidan. Tuy nhiên viêm amidan cấp ở người lớn thường xuất hiện với hình thức trên nền của bệnh viêm amidan mãn tính.
Bệnh này tái phát nhiều lần làm nhiều triệu chứng xảy ra ảnh hưởng tới hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Tùy theo độ nặng nhẹ của bệnh và cách điều trị mà bệnh có thể thuyên giảm hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.
Amidan mạn tính ở người lớn
Khi viêm amidan cấp tính tái phát nhiều lần, cục amidan sẽ trướng to và các hốc xuất ngứa rát, bắt đầu cảm thấy vướng họng, khạc nhổ nhiều do xuất tiết, amidan sưng to, ảnh hưởng đến sinh hoạt như khó nuốt, khó thở, ngừng thở khi ngủ.
Viêm Amidan mạn tính được chia làm 3 thể:
- Viêm amidan quá phát: Hai cục ở hai bên amidan sưng to lên, vì như thế nên chúng va chạm vào nhau khiến bệnh nhân ngáy to, thậm chí không thở được khi ngủ.
- Viêm amidan xơ teo: Amidan nhỏ lại và teo dần sau những lần bị viêm nhiễm bởi vi khuẩn, bề mặt amidan bị xơ hoặc xuất hiện thêm nhiều mủ bã đậu.
- Viêm Amidan hốc mủ: Là hiện tượng bệnh viêm amidan mủ, gây ra cảm giác đau rát trong cổ họng, hôi miệng bật hơi, bật mủ ra ngoài trong lúc nói chuyện, ho hoặc hắt xì.
Amidan cấp ở trẻ em
Trẻ em dưới 15 là tầm tuổi dễ bị viêm amidan nhất, tỷ lệ mắc phải bệnh amidan chiếm tới 80% trên tổng số bệnh thường gặp ở trẻ.
Viêm amidan cấp ở trẻ em có các triệu chứng giống với các bệnh như viêm họng, sốt siêu vi, cảm cúm… làm chúng ta rất dễ nhầm lẫn các dấu hiệu của các bệnh với nhau.
Một vài trường hợp người bệnh bị viêm amidan mức độ nặng dẫn đến tình trạng viêm amidan chứa mủ (hay còn được gọi là viêm amidan cấp mủ). Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh là thở khò khè, sốt cao, buồn nôn, nôn… Gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển và khiến trẻ không được thoải mái trong sinh hoạt.
Amidan mạn tính ở trẻ em
Nếu trẻ em bị viêm amidan cấp tính nhưng không được điều trị kịp thời và đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ dẫn đến việc tiến triển thành viêm amidan mãn tính ở trẻ. Khi amidan sưng to (nói cách khác là viêm amidan quá phát) sẽ dẫn đến tình trạng ngưng thở trong lúc ngủ.
Nguyên nhân viêm amidan
Do cấu tạo của amidan
Vốn dĩ cấu tạo của amidan đã có nhiều khe hốc nên có thể nói đây là môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể như các loại virus cúm, virus Adenoviruses, virus Enteroviruses, Virus Parainfluenza, Virus Epstein-Barr, virus herpes simplex…
Tiền sử có bệnh liên quan đến đường hô hấp
Người bệnh có tiền sử từng mắc phải hoặc đang mắc phải các bệnh về đường hô hấp do nhiễm khuẩn gây ra như sởi, ho gà, ho lao…
Người bệnh vệ sinh cá nhân không sạch sẽ
Không đánh răng súc miệng thường xuyên, ít súc miệng bằng nước muối ấm, thường cho tay dơ vào miệng đều là những hành động có thể khiến vi khuẩn xâm nhập, tấn công và khiến chúng ta bị viêm amidan.
Ăn uống các thực phẩm không vệ sinh
Do sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, đồ uống lạnh như kem, nước đá, bia lạnh.
Môi trường sống
Môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi cũng là nguyên nhân gây viêm amidan. Nếu chúng ta cứ sống khi bụi bẩn, vi khuẩn lởn vởn xung quanh chúng ta thì chúng ta rất dễ mắc phải các bệnh viêm nhiễm, viêm amidan cũng vậy.
Thời tiết thay đổi đột ngột cũng dẫn tới viêm amidan
Trưa nóng tối lạnh, di chuyển đến một quốc gia khác chênh lệch nhiệt độ trầm trọng sẽ gây ảnh hưởng đến cơ thể, mọi người hay gọi đó là sốc nhiệt. Ngoài sốc nhiệt, việc đột ngột giảm nhiệt độ môi trường trong thời gian dài cũng sẽ gây nên bệnh viêm amidan ở người lớn lẫn trẻ em.
Cách điều trị viêm amidan
Uống nhiều nước
Mỗi khi mình đưa em đi khám, bác sĩ đều kê một đơn thuốc kèm câu nói: “Cho bé uống nhiều nước.”
Nước có tác dụng hồi sức, bù khoáng, thanh lọc cơ thể. Việc cung cấp đủ nước sẽ giúp cơ thể loại bỏ vi khuẩn tốt hơn, là một cách điều trị viêm amidan hiệu quả.
Súc miệng bằng nước muối ấm nhiều lần trong ngày
Muối có tác dụng khử khuẩn, diệt trùng. Chúng ta hoà tan một lượng muối vừa phải với nước ấm, súc miệng vào buổi sáng sẽ khiến cổ họng dịu hẳn đi cảm giác đau đớn, sưng tấy.
Sử dụng viên ngậm
Thường thì các nhà thuốc sẽ bán cho mình viên ngậm xíu mại. Xíu mại có vị chua chua mặn mặn, sẽ cân bằng được axit và bazơ cho vị giác của bạn, đồng thời thanh lọc được mùi hôi do viêm amidan gây ra.
Chủ động tránh xa những tác nhân gây hại
Tránh xa khói bụi, khói thuốc lá, thuốc lá, cà phê, rượu bia, thức ăn và thực phẩm cay nóng. Việc uống nước lạnh sẽ gây ra viêm amidan, nhưng các thực phẩm cay nóng sẽ khiến viêm amidan kéo dài.
Thuốc lá, rượu bia không chỉ hại cổ họng, giảm sức đề kháng của amidan mà nó còn ảnh hưởng gan, phổi cùng các cơ quan quan trọng khác.
Uống thuốc
Sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn. Cách này thì hiệu quả trên hiệu quả luôn. Bác sĩ sau khi chuẩn khám sẽ cho ra đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của bệnh nhân nhất, giúp tối ưu hóa thời gian trị bệnh.
Các cách điều trị viêm amidan khác hiệu quả
Ngoài ra, một số phương pháp điều trị viêm amidan tại nhà gia truyền như chưng tắc với mật ong, ép nước rau diếp cá… được nhiều người áp dụng mà bạn có thể tìm hiểu qua.
Trên đây là toàn bộ thông tin về viêm amidan bao gồm triệu chứng, phân loại và cách điều trị. Bệnh này không quá khó gặp nên hãy cung cấp đủ cho mình kiến thức để không mắc phải các vấn đề rắc rối về sức khỏe hay trong sinh hoạt do viêm amidan gây ra nhé. Chúc bạn khỏe mạnh trong những ngày trời trở lạnh.
Xem thêm: Khi nào nên cắt amidan? Phẫu thuật cắt amidan ra sao?