Tìm hiểu về quy trình chế biến rượu nếp, một loại rượu truyền thống của chúng ta từ xa xưa được sử dụng vô cùng phổ biến và rộng rãi cho đến ngày nay. Nhắc đến rượu của Việt Nam thì chắc chắn rượu nếp là một loại rượu không thể bỏ qua. Cùng Top1dexuat.com tham khảo cách nấu rượu nếp truyền thống ngon đúng vị qua bài viết dưới đây!
Rượu Nếp là gì?
Rượu nếp là một loại thức uống truyền thống của Việt Nam được làm từ gạo nếp lên men và chưng cất. Rượu nếp có nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào loại gạo nếp, phương pháp sản xuất và vùng miền.
Gạo nếp
Gạo nếp để dùng làm rượu nếp truyền thống là loại gạo có hạt ngắn và màu trắng đục. Thành phần chính của tinh bột gạo nếp chủ yếu phần lớn là Amylopectin, chúng có đặc trưng rất dễ hồ hóa và mang lại khả năng kết dính sau khi được làm chín.
Ở nước ta, có một số vùng miền nhất là ở miền Bắc có một số giống nếp được xem như là đặc sản như nếp cẩm, nếp cái hoa vàng,… Chúng thường được dùng để chưng cất rượu như rượu nếp than, rượu nếp cẩm, rượu nếp đục hoặc được chế biến thành món cơm rượu (rượu nếp cái).
Ngoài ra còn có một số loại gạo hạt dài, chúng thường được làm nguyên liệu thay thế để sử dụng cho gạo nếp làm rượu vì trong chúng cũng có các thành phần giàu tinh bột, chúng dễ lên men và có mùi thơm rất đặc trưng không khác gì gạo nếp.
Bánh men rượu
Trên thị trường hiện nay, men rượu thường được bày bán theo 2 dạng đó chính là là bánh men rượu và men dạng bột. Phổ biến nhất khi nấu rượu thì người ta vẫn hay dùng bánh men hơn.
Bánh men làm rượu là một phương pháp cổ truyền thông qua mỗi gia đình hay mỗi làng nghề. Bánh men về cơ bản là một loại hỗn hợp bao gồm các loại vi sinh vật nhào trộn với bột gạo và trộn thêm ít nước để tạo thành hình thù như một chiếc bánh sau đó mang đi ủ.
Bánh men thường được làm tại nhà với cách làm vô cùng đơn giản, không mấy cầu kỳ nhưng nó lại là điểm mấu chốt để xác định loại rượu mà bạn làm ra có thơm ngon hay không.
Quy trình chế biến rượu nếp
Rượu nếp được làm theo một quy trình chế biến rượu nếp khá phức tạp và tốn nhiều thời gian: Sau khi nấu và để nguội, gạo nếp sẽ được rắc bột nở và ủ. Trong quá trình ủ, nấm mốc sẽ phát triển trên cơm gạo nếp và tự tạo thành một hệ thống các enzym đường hóa. Cũng chính quá trình này đã tạo cho cơm gạo nếp lên men có mùi thơm rất đặc trưng và vô cùng hấp dẫn, đặc biệt công đoạn cuối của quy trình là chưng cất rượu.
Quy trình chế biến rượu nếp thơm ngon truyền thống tại nhà đơn giản như sau:
Nguyên liệu chuẩn bị
- Gạo nếp: Nên chọn nếp cái hoa vàng, nếp nương, nếp cẩm hoặc nếp than để có hương vị thơm ngon nhất.
- Men: Có thể sử dụng men lá, men thuốc bắc hoặc men rượu nếp chuyên dụng.
- Nước: Nên sử dụng nước giếng hoặc nước mưa để đảm bảo chất lượng rượu.
Lưu ý trong quá trình chọn nguyên liệu làm rượu nếp truyền thống
Rượu nếp được làm từ nguyên liệu chính đó chính là gạo nếp, vì thế khi mua nguyên liệu bạn phải chọn gạo nếp thật chuẩn thì thành phẩm rượu làm ra mới có thể thơm ngon và chất lượng như mong đợi.
Khi nấu rượu nếp truyền thống, để mang lại chất lượng tốt nhất người ta thường dùng gạo nếp cái hoa vàng hoặc gạo nếp cẩm, 2 loại gạo này là đặc trưng tạo nên mùi thơm của rượu nếp. Rất ít gia đình dùng nếp nương hay nếp trắng.
Gạo làm rượu nếp nên là gạo nguyên cám khi nấu rượu sẽ cho ra thành phẩm ngon hơn. Lưu ý hơn gạo nếp nên được thu hoạch trước khi nấu rượu ít nhất 3 tháng thì mới ngon được.
Khi chọn gạo nếp nấu rượu nên chọn loại hạt gạo mẩy đều và chúng không sâu lép là được.
Dụng cụ nấu rượu nếp
- Nồi nấu cơm
- Nhuộm
- Khăn xô
- Bình ủ rượu
- Nồi chưng cất
- Ống dẫn rượu
- Bình đựng rượu thành phẩm
Xem thêm: Rượu Tequila Patron Silver 750ml
Chi tiết các bước nấu rượu nếp
Nấu cơm nếp
- Vo gạo nếp cho sạch, để ráo nước.
- Cho gạo nếp vào nồi nấu cơm, thêm nước theo tỷ lệ 2:1 (gạo:nước).
- Nấu cơm nếp chín mềm, sau đó xới tơi và để nguội hoàn toàn.
Trộn men
- Bẻ nhỏ men và hòa tan với một ít nước ấm.
- Trộn đều cơm nếp nguội với men và nước đã hòa tan.
- Cho hỗn hợp vào bình ủ, đậy kín nắp và ủ trong 3-5 ngày.
Chưng cất
- Cho hỗn hợp cơm nếp lên men vào nồi chưng cất.
- Đun sôi nồi, hơi nước sẽ bốc lên theo ống dẫn và ngưng tụ thành rượu trong bình đựng rượu thành phẩm.
- Chưng cất cho đến khi rượu chảy ra không còn màu trắng đục, chỉ còn lại nước trong.
Xử lý rượu
- Để rượu thành phẩm nguội bớt, sau đó lọc bỏ cặn bằng vải xô hoặc bông gòn.
- Có thể ủ rượu thêm 1-2 tháng để rượu ngon hơn.
Tác dụng của rượu nếp đối với sức khoẻ
Ngoài quy trình chế biến rượu nếp đơn giản tại nhà, các bạn cũng cần nắm rõ tác dụng của loại thức uống này. Rượu nếp là thức uống được xem như là truyền thống vì thế mà chúng không thể thiếu trong những dịp lễ hội, các dịp gặp mặt đặc biệt là tết nguyên đán của người Việt.
Hương vị đặc trưng của rượu nếp là sự nồng nàn, chủ cần ngửi thấy mùi hương của rượu gạo nếp thôi mới nghe mặt đã ửng hồng. Ngoài sức hấp dẫn khó chối từ của rượu nếp thì chúng còn có những lợi ích cho sức khỏe ít ai biết đến.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Rượu nếp có chứa men vi sinh có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp kích thích tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng.
- Giảm đau nhức: Rượu nếp có thể được sử dụng để xoa bóp, chườm nóng giúp giảm đau nhức cơ bắp, khớp xương.
- Giữ ấm cơ thể: Rượu nếp có tính ấm, giúp cơ thể giữ ấm, phòng ngừa cảm lạnh, sổ mũi, đặc biệt tốt cho những người hay bị lạnh bụng.
- Tăng cường sức đề kháng: Rượu nếp có chứa vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng, phòng chống bệnh tật.
- Hỗ trợ tuần hoàn máu: Rượu nếp có thể giúp lưu thông máu huyết, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Giảm căng thẳng: Rượu nếp có thể giúp thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, lo âu.
Lưu ý những gì khi sử dụng rượu nếp?
Rượu nếp tuy mang lại lợi ích sức khỏe và sự thơm ngon khó cưỡng của chúng rất hấp dẫn với bạn, tuy nhiên bạn nên lưu ý một số điều sau khi sử dụng rượu nếp để mang lại hiệu quả tốt nhất:
- Không nên sử dụng quá nhiều rượu nếp, sử dụng quá mức cho phép mỗi ngày có nguy cơ dẫn đến hại gan và thận.
- Sau khi đã sử dụng rượu tốt nhất bạn không được sử dụng các loại thuốc kháng sinh.
- Thói quen tắm sau khi sử dụng rượu của nhiều người rất nguy hiểm cho tính mạng, bạn nên nhớ không được tắm sau khi sử dụng rượu vì chúng dễ dẫn đến đột quỵ.
- Tốt hơn hết trước khi sử dụng rượu bạn nên ăn no, tránh để bụng đói khi sử dụng rượu làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài ra, những người có mắc các bệnh gan mật, huyết quản tim hoặc là các bệnh liên quan đến dạ dày như viêm loét hay bệnh động kinh, béo phì thì cần tuyệt đối kiêng rượu nhé.
Rượu nếp là một loại rượu truyền thống do đó tùy từng nơi, từng vùng miền mà chúng cũng có tỷ lệ và cách làm cũng như cách phối hợp có đôi chút khác nhau. Nếu bạn đang tìm một loại rượu ngọt ngào hơn, hãy tìm đến các sản phẩm rượu nếp với nhiều loại thảo mộc như sả, gừng và mật ong hoặc thậm chí là các loại nguyên liệu y học cổ truyền.
Vừa rồi, các bạn đã được tham khảo quy trình chế biến rượu nếp truyền thống thơm ngon đúng vị đơn giản. Rượu nếp làm ra sẽ có chút tê nhẹ cùng vị ngọt nồng từ nếp rất đặc trưng. Chính vì thế mà một ly rượu ngon thôi cũng sẽ có thể giúp giải tỏa hiệu quả. Phần cơm rượu bạn trộn đường ăn cũng ngon lắm đấy!
Xem thêm: Gạo nếp cái hoa vàng là gì? Đặc điểm và cách phân biệt