Cà phê phin là một loại thức uống quen thuộc của người Việt Nam trong bất kỳ dịp nào hay thời gian nào, dù là sáng, trưa, chiều hoặc tối. Uống cà phê không chỉ để tỉnh táo và tăng khả năng tập trung làm việc, học tập mà nó còn là một thú vui tao nhã, nhâm nhi tách cà phê để cùng bạn bè tán gẫu,… Vậy để biết được cà phê phin là gì? Văn hóa cà phê của người Việt Nam ra sao thì hãy cùng Top1dexuat.com theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
Cà phê phin là gì?
Cà phê phin, hay còn gọi là cà phê pha phin, là phương pháp pha cà phê truyền thống phổ biến tại Việt Nam. Nó sử dụng dụng cụ gọi là phin, một dụng cụ nhỏ gọn được làm từ nhôm hoặc inox, để rót nước nóng qua cà phê xay, chiết xuất ra hương vị cà phê đậm đà và thơm ngon.
Cà phê phin không chỉ là một thức uống mà còn là một nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam. Cà phê phin mang đến cho người thưởng thức hương vị cà phê đậm đà, thơm nồng nàn và những giây phút thư giãn tuyệt vời.
Phin cà phê có nguồn gốc từ đâu?
Lịch sử phin cà phê còn nhiều tranh luận, nhưng nhiều nguồn tin cho rằng phin cà phê du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 20, qua con đường giao thương với Pháp. Thiết kế của phin cà phê được cho là lấy cảm hứng từ dụng cụ pha cà phê “cafetière” của Pháp, nhưng được cải tiến để phù hợp với văn hóa và thói quen thưởng thức cà phê của người Việt.
Ban đầu, phin cà phê chỉ phổ biến trong các gia đình giàu có và tầng lớp thượng lưu. Tuy nhiên, sau khi giá cà phê ngày càng rẻ và dễ tiếp cận hơn, phin cà phê dần trở nên phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân.
Ngày nay, phin cà phê không chỉ là dụng cụ pha cà phê đơn thuần mà còn là một biểu tượng văn hóa Việt Nam. Phin cà phê hiện diện trong mọi quán cà phê, từ bình dân đến cao cấp, góp phần tạo nên nét đặc trưng cho văn hóa cà phê Việt.
Chiếc phin cà phê có cấu trúc như thế nào?
Chiếc phin cà phê có cấu trúc khá đơn giản, bao gồm các bộ phận chính sau:
- Nắp phin: Nắp phin thường được làm từ nhôm hoặc inox, có nhiệm vụ đậy kín phin cà phê trong quá trình pha chế. Nắp phin có thể có các lỗ nhỏ để hơi nước thoát ra trong quá trình rót cà phê.
- Bộ lọc: Bộ lọc phin cà phê thường được làm từ kim loại hoặc vải (lưới), có nhiệm vụ ngăn cà phê xay lọt xuống ly. Bộ lọc phin cà phê có thể có dạng phẳng hoặc dạng hình nón.
- Thân phin: Thân phin cà phê thường được làm từ nhôm hoặc inox, có nhiệm vụ chứa cà phê xay và nước nóng trong quá trình pha chế. Thân phin cà phê có thể có các đường gân hoặc rãnh để tạo độ ma sát, giúp cà phê xay không bị trôi ra ngoài khi rót nước nóng.
- Đáy phin: Đáy phin cà phê thường được làm từ nhôm hoặc inox, có nhiệm vụ giữ phin cà phê ổn định trong quá trình pha chế. Đáy phin cà phê có thể có các lỗ nhỏ để nước cà phê chảy xuống ly.
Ngoài ra, một số phin cà phê còn có thêm một số bộ phận khác như:
- Nút gài: Nút gài giúp giữ nắp phin cà phê và thân phin cà phê cố định trong quá trình pha chế.
- Vòng đệm: Vòng đệm giúp tạo độ kín khít giữa nắp phin cà phê và thân phin cà phê, ngăn nước nóng trào ra ngoài trong quá trình pha chế.
Văn hóa cà phê phin của người Việt
Trong nhịp sống hối hả hiện nay, đặc biệt là với người Sài Gòn thì hương vị cà phê đậm đà đã trở nên thân thuộc hơn. Sự nhẹ nhàng và tinh tế của cà phê Việt Nam thể hiện ở phong cách cũng như là văn hóa thưởng thức cà phê.
Phong cách thưởng thức cà phê phin của người Việt Nam rất khác so với những du khách đến đây và thưởng thức cà phê. Cà phê ở nơi đây không được xếp vào loại thức uống nhanh, chỉ có tác dụng không phải buồn ngủ mà thưởng thức cà phê như là một thứ văn hóa vừa uống vừa nhâm nhi.
Không gian để nhâm nhi một ly cà phê cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Tùy theo từng nhu cầu của người uống cà phê mà lựa chọn không gian sao cho phù hợp để không làm ảnh hưởng đến quá trình thưởng thức cà phê của bạn.
Trong hầu hết cách pha cà phê thì người Việt Nam thường sử dụng cách pha cà phê của Pháp, có nghĩa là người ta sẽ dùng phin để pha cà phê. Để có được ly cà phê ngon sánh mịn thì họ sẽ rót nước sôi vào phin có chứa cà phê và chờ đợi từng giọt cà phê rơi xuống ly.
Cà phê được pha từ phin sẽ có một hương vị rất riêng biệt. Với những người ghiền cà phê thì ngồi nhìn từng giọt cà phê rơi xuống ly thôi cũng là một thú vui rồi. Ly cà phê được ngân trong chén nước nóng sẽ càn càng làm tăng độ hấp dẫn của ly cà phê.
Để tận hưởng được trọn vẹn hương vị của ly cà phê phin thì cần có nhiều thời gian, nhâm nhi từng tí một, châm một điếu thuốc hay tán gẫu cùng bạn bè và chờ đợi nó. Tùy theo từng vùng miền khác nhau mà có phong cách nhâm nhi khác nhau. Phong cách thưởng thức cà phê của người Việt Nam không chỉ là cảm nhận được mùi vị của cà phê mà còn tận hưởng được vị đắng chát, mùi của đất, mùi của hạnh nhân,…
Ở miền Nam Việt Nam, lượng cà phê đá bán rất chạy, được rất nhiều người ưa chuộng. Ngược lại ở miền Bắc thì cà phê được pha đậm đặc qua phin và không sử dụng quá nhiều đá mà làm mất đi hương vị của cà phê.
Phin cà phê – Món quà đến từ thương hiệu Việt
Khi nhắc tới phin cà phê thì có thể khẳng định rằng không ai là không biết đến nó. Ly cà phê phin của người Việt Nam có thể nói là được gắn liền xuyên suốt trong chiều dài lịch sử. Cà phê phin của Việt Nam còn vươn tầm ra thế giới với nhiều thương hiệu nổi tiếng mang một bản sắc, nét đặc trưng riêng.
Trong những năm đầu tiên mà cà phê được biết đến thì quán cà phê được mở ra đầu tiên tại Việt Nam là quán Lyonnais hiện nay đang tọa lạc trên đường Lý Tự Trọng và quán cà phê Cafe de Pari hiện nay đang nằm trên đường Đồng Khởi, những quán cà phê này được mở ra vào năm 1864 tại Sài Gòn và do người Pháp đứng ra làm chủ.
Tại Hà Nội cà phê phin được biết đến muộn hơn, nó được mở ra tại căng tin để phục vụ quân lính Pháp trong thời kỳ đô hộ. Năm 1882, ngay sau khi Hà Nội được chiếm lĩnh gần như là hoàn toàn thì khoảng hơn một năm sau ở phố Thợ Khảm tức là phố Tràng Thi ngày nay quán cà phê đầu tiên được xuất hiện. Những quán cà phê này được mở ra cũng là do người Pháp làm chủ.
Những quán cà phê do người Việt mở thì hầu như không có một thông tin hay bất kỳ một nguồn tài liệu nào ghi chép lại. Tuy nhiên, có một điều mà không thể thay đổi đó chính là quán cà phê được mở tại Việt Nam khi nào thì khi ấy phin cà phê cũng được du nhập vào Việt Nam từ khi đó.
Cách pha cà phê phin thơm ngon
Bạn cần nắm hết tất cả các kỹ năng pha cà phê phin thì như vậy mới có thể pha được một ly cà phê phin ngon đúng điệu. Sau đây là một số bước để có thể pha được một ly cà phê phin thơm ngon như ngoài hàng:
- Bước 1: Phải chọn được những hạt cà phê loại 1. Hiện nay trên thị trường có bày bán rất nhiều loại cà phê khác nhau, bạn cần phải lựa chọn kỹ lưỡng thì mới có được một ly cà phê ngon đúng địu.
Để biết được đâu là loại cà phê phù hợp với bản thân thì bạn cần phải thử thì mới biết được. Có nhiều loại cà phê khác nhau từ hạt cho đến bột, bạn có thể tùy ý lựa chọn. Tự tay lựa từng hạt cà phê sau đó rang và xay rồi pha được một ly cà phê phin thì thật là tuyệt.
Hạt cà phê ngon là hạt cà phê không bị mốc, lép, to tròn và đã được phơi khô. Để không bị cháy thì cần phải đảo đều tay trên lửa vừa, rang đến khi dậy mùi là được và đổ ra làm nguội. Sau đó dùng máy xay để xay thành bột hết tất cả các hạt cà phê vừa rang, đồng thời bảo quản trong bình hoặc hộp kín để giữ được hương thơm lâu nhất có thể.
- Bước 2: Ly đựng cà phê và phin pha cà phê được chuẩn bị sẵn sàng. Nên lựa chọn phin cà phê nhôm và cốc thủy tinh để có thể giữ được độ ấm của cà phê sau khi pha.
- Bước 3: Tùy theo sở thích của mỗi người là dùng cà phê đen hay cà phê sữa mà cho một lượng sữa hoặc đường tùy thích vào trong ly. Sau đó cho cà phê vào trong phin, dùng đĩa nén nén cà phê lại, đồng thời châm một ít nước sôi vào trước để bột cà phê nở ra. Tiếp đến, bạn có thể đặt phin đã chứa cà phê vào ly và cho nước sôi vào đậy nắp lại và chờ đợi.
- Bước 4: Cà phê sau khi được lọc và chảy hết xuống ly, khi đó bạn chỉ cần khuấy đều ta để có được một ly cà phê thơm ngon và thưởng thức nó thôi.
Cà phê phin ở Việt Nam như là một văn hóa, một thói quen khó bỏ khi nó mang trong mình một hương vị thơm ngon khác lạ. Cách pha cà phê phin cơ bản đã được đề cập ở trên sẽ giúp bạn có thể tự mình tạo ra được một ly cà phê phin ngon, nhâm nhi bất cứ khi nào bạn muốn, tạo nên một nguồn năng lượng tích cực mỗi ngày để bạn có thể thoải mái và tự tin làm việc, tạo ra hiệu suất công việc tốt, phục vụ nhu cầu đời sống cá nhân.
Có thể bạn quan tâm: Cà phê pha máy là gì? Cách pha cà phê máy đúng kỹ thuật