Viêm da tiếp xúc côn trùng là một phản ứng gây khó chịu cho mọi người khi da tiếp xúc với các chất hóa học do côn trùng tiết ra. Để làm giảm cảm giác này chúng ta cần phải biết các triệu chứng rõ ràng và nắm được cách điều trị viêm da tiếp xúc côn trùng để xử lý nhanh khi gặp phải. Cùng Top1dexuat.com tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết sau!
Viêm da tiếp xúc côn trùng là gì?
Viêm da tiếp xúc côn trùng là một phản ứng thường thấy đối với những người thường xuyên tiếp xúc bề mặt da với côn trùng. Điều này lại càng rõ ràng hơn với những người có làn da nhạy cảm.
Các chất hóa học của côn trùng thường dùng để bảo vệ bản thân trong các trường hợp nguy hiểm hoặc trong cơ thể chúng đã có sẵn những chất này để phục vụ mục đích sống. Khi tiếp xúc với làn da con người sẽ xảy ra các phản ứng hóa học làm cho chúng ta có cảm giác vô cùng khó chịu hoặc có thể đau đớn.
Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc côn trùng
Hiện nay có nhiều ý kiến liên quan đến nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc côn trùng. Đơn giản nhất có thể hiểu theo đúng nghĩa đen như tên gọi của loại bệnh này, tức là viêm da tiếp xúc do côn trùng gây ra.
Phần lớn cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến các triệu chứng kích ứng da, xuất hiện ban đỏ, bỏng rát, mụn nước,… là do một loại kiến có tên Paederus hay còn gọi là kiến khoang gây nên. Tuy nhiên, một số ít vẫn có xảy ra với các trường hợp tiếp xúc với bướm, thiêu thân, ngài,…
Đặc điểm nhận biết kiến khoang (hay còn gọi là kiến kim, kiến cằm cặp,…):
- Dài khoảng 7 – 10mm
- Có thể bay hoặc bò rất nhanh
- Thích nơi sáng đèn, thường xuất hiện vào ban đêm
- Thường trú ở nơi có độ ẩm ướt và các dụng cụ khăn tắm, chăn gối, quần áo,…
Bệnh thường xuất hiện chính vào mùa mưa bão, côn trùng tìm nơi cư trú nên thường theo ánh điện bay vào nhà, trú ngụ ở các vật dụng như khăn, quần áo, mền chiếu,… nếu vô tình bị chà xát hoặc tiếp xúc thì chất dịch được tiết ra từ côn trùng là lý do khiến da bị dị ứng.
Thời điểm thường bùng phát bệnh
Bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng thường gặp nhất vào độ tháng 6 – tháng 9. Đây là thời điểm hoa màu vừa được thu hoạch, các đồng ruộng không còn là nơi trú ẩn lý tưởng cho côn trùng nữa. Chúng phải tìm nhà dân, những nơi sáng đèn để trú ngụ. Do đó thời điểm này đặc biệt là trời vào đêm, khả năng tiếp xúc sẽ cao hơn.
Vào các thời điểm giao mùa thì các loại côn trùng lại càng hoạt động mạnh. Ngoài ra, thời điểm mưa bão cũng là điều kiện để các côn trùng như bướm đêm, thiu thân tập trung nhiều.
Triệu chứng của viêm da dị ứng tiếp xúc côn trùng
Viêm da tiếp xúc côn trùng xuất hiện sẽ đi kèm nhiều triệu chứng khác nhau, nếu nhận biết các triệu chứng này sớm sẽ hỗ trợ cho quá trình điều trị được nhanh chóng và hiệu quả hơn. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp cũng như tiến triển bệnh rất cần được lưu ý.
Triệu chứng ban đầu
Triệu chứng ban đầu thường thấy của viêm da tiếp xúc côn trùng thường thấy là ở vùng da tiếp xúc sẽ xuất hiện các nốt đỏ hoặc các vệt sưng dài. Biểu hiện này thường xuất hiện từ 6 – 12 giờ.
Người bị sẽ cảm giác nóng rát, ngứa ngáy vào lúc này nên hay gãi ngứa, động chạm vào vùng tiếp xúc, tạo thành viêm. Hầu hết đây là những biểu hiện nhanh để nhận biết người bị phản ứng.
Sau 1- 3 ngày nếu không có các điều trị phù hợp, chỗ da phản ứng sẽ xuất hiện các mụn nước, bọng nước lớn rát đỏ. Người bị có thể cảm thấy sốt nhẹ, mệt mỏi.
Giai đoạn tiến triển nặng
Sau khoảng 3 – 5 ngày, tại các vùng da bị tổn thương, các vệt bọng nước không khô, không thành mủ thì rất dễ lan ra các vùng da khác, có thể sẽ lan ra toàn thân. Điều này làm cho vết thương ngày càng nghiêm trọng do có diện tích lớn hơn và các vùng phản ứng nặng hơn.
Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, các vị trí hạch nổi to, sốt trong thời gian này. Vết viêm có thể bị loét do vết thương hở tiếp xúc với các loại vi khuẩn trong môi trường ngoài hoặc nặng hơn nữa có thể hoại tử.
Đặc biệt, nếu bị viêm da dị ứng tiếp xúc côn trùng tại các vị trí kín, nhiều nếp gấp da như: nách, bẹn, cơ quan sinh dục,… thì người bị sẽ còn cảm thấy khó chịu hơn vì ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày. Những vị trí đó cũng dễ trở nặng vì khó vệ sinh hơn chỗ da thoáng nên vi khuẩn dễ sinh sôi.
Cách điều trị viêm da tiếp xúc côn trùng
Viêm da tiếp xúc do côn trùng tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà có thể lựa chọn phương pháp điều trị sao cho phù hợp. Thông thường việc điều trị viêm da tiếp xúc côn trùng có thể thực hiện ngay tại nhà, tuy nhiên nếu chuyển biến nặng cần được thăm khám ở các cơ sở y tế uy tín.
Phương pháp điều trị tại nhà
Khi xuất hiện các biểu hiện tại chỗ người bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng không nên gãi ngứa quá nhiều để tránh vi khuẩn xâm nhập. Nên rửa vết thương bằng nước sạch sau đó rửa lại vết thương bằng nước muối loãng ( Nacl 0.9 %).
Nên rửa vết thương 3 – 4 lần một ngày để giảm lượng dịch của côn trùng, hạn chế viêm nhiễm vi khuẩn. Có thể sử dụng các loại nước sát khuẩn ngoài da như milian, eosine. Nếu cảm giác ngứa nhiều thì sử dụng thêm cezil, chlorpheniramine.
Sử dụng thuốc, kem bôi hỗ trợ
Khi thấy các mẩn đỏ, các vết tấy sưng có đội dài từ vài mm đến vài cm thì nên uống, bôi các loại thuốc làm dịu da như: Kem bôi fucidin, dung dịch Jadish, hồ nước,…
Bệnh nhân viêm da dị ứng tiếp xúc côn trùng sẽ đỡ nhanh khi được chữa trị phù hợp và sẽ khỏi trong vòng từ 4 – 6 ngày. Cần sử dụng các loại sản phẩm liền sẹo như nghệ tươi để hỗ trợ trong quá trình điều trị viêm da tiếp xúc côn trùng, đảm bảo thẩm mỹ khi khỏi viêm.
Sau khi khỏi, tại chỗ bị viêm trước đó có thể tái phát lại khi tiếp xúc với côn trùng. Người bị viêm da dị ứng tiếp xúc côn trùng có thể cảm thấy ngứa ngáy tại vùng da viêm sau khi khỏi nhưng không đáng kể, đặc biệt ở những thời điểm giao mùa.
Điều trị viêm da tiếp xúc côn trùng tại các cơ sở y tế
Đối với những bệnh nhân có tình trạng bệnh trở nặng, vết thương sẽ lan rộng ra các vùng da khác, hơn nữa còn bị viêm loét.
Bệnh nhân viêm da dị ứng tiếp xúc côn trùng có cảm giác đau đớn sốt cao, mệt mỏi, các vị trí hạch nổi to, da có dấu hiệu bị hoại tử thì nên đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế, các bệnh viện da liễu để được chữa trị kịp thời.
Tham khảo thêm: Cách chữa viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt tại nhà
Phòng bệnh viêm da tiếp xúc côn trùng
Cách phòng viêm da tiếp xúc do côn trùng hiệu quả nhất được áp dụng hiện nay không gì khác ngoài việc hạn chế những khả năng mà côn trùng có thể tiếp xúc trực tiếp hoặc bằng cách nào đó tiết dịch lên da. Cụ thể:
- Đóng kín cửa vào mùa mưa bão, hạn chế việc chong sáng đèn.
- Sử dụng lưới chống muỗi ở nơi cửa ra vào, lỗ thông gió, cửa sổ để tránh côn trùng bay vào nhà.
- Giũ mạnh quần áo, kiểm tra kỹ trước khi mặc.
- Mùng màn chiếu gối nên được xếp cất cẩn thận vào tủ kín, trước khi ngủ cần kiểm tra lại xem có côn trùng ẩn nấp hay không.
- Không đập, chà xát côn trùng khi bị tiếp xúc (điều này sẽ khiến chúng dễ tiết chất nhầy gây dị ứng hơn).
- Sử dụng kèm các loại thuốc xịt, thuốc đuổi côn trùng được bán trên thị trường.
- Phơi quần áo ở những nơi thoáng khí, thoáng gió và có ánh nắng, tránh nơi ẩm ướt.
- Khăn tắm và các vật dụng khác cần được làm khô sau khi sử dụng.
Viêm da tiếp xúc do côn trùng không phải phản ứng hiếm gặp. Đặc biệt, ở Việt Nam thì điều này lại thường gặp hơn khi khí hậu nóng, ẩm là điều kiện tuyệt vời để các loại côn trùng khác nhau sinh sôi nảy nở. Vì vậy hãy bảo vệ bản thân, chăm sóc sức khỏe thật tốt trước các loại côn trùng, tránh tiếp xúc trực tiếp như bắt, giết bằng tay không để hạn chế tối đa loại bệnh này.