Viêm da cơ địa ở trẻ em là căn bệnh thường hay gặp phải, khi mắc phải trẻ sẽ bị ngứa. Chính vì vậy gãi nhiều làm cho tình trạng bệnh diễn biến rất phức tạp. Nó có thể làm tổn thương da nghiêm trọng, đồng thời có thể dẫn đến nhiễm trùng. Vậy nguyên nhân do đâu mà trẻ mắc phải căn bệnh này và hướng điều trị ra sao, đọc xong bài viết dưới đây của Top1dexuat.com bạn sẽ tìm được câu trả lời.
Viêm da cơ địa ở trẻ em và thông tin cần biết
Viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa là bệnh da liễu mãn tính có liên quan đến yếu tố thể trạng. Bệnh này chủ yếu xuất hiện ở trẻ em và rất ít khi người lớn gặp phải căn bệnh này. Theo nghiên cứu có đến 60% trường hợp các bé mắc viêm da cơ địa ở năm đầu đời. Còn 30% các trường hợp còn lại sẽ mắc phải trong vòng 5 năm tiếp theo.
Chính vì là trẻ em nên hệ miễn dịch của bé còn rất yếu, chưa phát triển hoàn chỉnh. Khi mắc bệnh các bé có thể gặp phải một số vấn đề về sức khỏe đi kèm với bệnh. Cụ thể như: hen suyễn, viêm mũi dị ứng và sốt cỏ khô.
Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em được đánh giá là không thể điều trị hết hoàn toàn, tuy nhiên nếu bố mẹ điều trị cho con một cách khoa học thì tình trạng tổn thương ở da sẽ nằm ở ức hạn chế nhất có thể. Như vậy theo thời gian bệnh tình sẽ có chiều hướng giảm dần cho đến khi bé trưởng thành. Ngược lại, nếu chủ quan không theo dõi cũng như chăm sóc, điều trị đúng cách, bệnh sẽ có chiều hướng xấu đi, gây tổn thương da nặng nề. Đồng thời có thể bệnh sẽ tái đi tái lại và có thể bùng ở giai đoạn trưởng thành.
Nguyên nhân gây bệnh
Nếu người trưởng thành mắc phải căn bệnh này thì có thể do nhiều yếu tố hình thành nên, có thể do thần kinh căng thẳng, vệ sinh kém, suy giảm miễn dịch… Còn đối với viêm da cơ địa ở trẻ em là do yếu tố thể tạng, hệ miễn dịch và phản ứng dị ứng, cụ thể các nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa ở trẻ em như sau:
- Yếu tố di truyền: Nếu cha mẹ là những người có các căn bệnh như hen suyễn, sốt cỏ khô, viêm kết mạc dị ứng, bệnh chàm, viêm mũi dị ứng và viêm da tiếp xúc. Thì nguy cơ rất cao con sẽ mắc phải bệnh lý này.
- Sức đề kháng yếu: Như đã nói ở trên trẻ em trong những năm đầu đời hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh. Chính vì vậy rất dễ bị tác động bởi các yếu tố kích thích. Đây chính là điều kiện thuận lợi để các loại bệnh bùng phát mạnh. Trong đó có các loại bệnh về da liễu như: viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, chàm sữa…
- Dị ứng: Trẻ em rất nhạy cảm chính vì vậy khi cơ thể con tiếp xúc với những thứ có khả năng kích ứng cao đều có thể bị viêm da cơ địa do phát sinh phản ứng dị ứng. Cụ thể như khi trẻ ăn hải sản, nấm, các loại đậu..hay hít phải bụi bẩn, hóa chất, phấn hoa…. đều là những chất kích ứng cao, khả năng lớn sẽ dẫn đến viêm da cơ địa.
Chính vì ở trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa phát triển nên khi mắc bệnh thường có thời gian kéo dài. Chính vì vậy cần phải theo dõi, chăm sóc và điều trị, như vậy bệnh mới có thể giảm dần và biến mất theo thời gian.
Còn đối với người trường thành, bệnh có thể điều trị với thời gian nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, do là sự cộng hưởng của nhiều yếu tố gây nên, nên đôi khi bệnh sẽ tái đi tái lại nhiều lần, gây ra những bất tiện nhất định trong cuộc sống.
Biểu hiện thường gặp
Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em khá phức tạp và chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các yếu tố sau đây được cho là có liên quan đến sự phát triển của bệnh:
1. Di truyền:
- Đây là yếu tố quan trọng nhất. Nếu bố mẹ hoặc anh chị em bị viêm da cơ địa, trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Nghiên cứu cho thấy, một số gen có liên quan đến sự phát triển của bệnh viêm da cơ địa, bao gồm filaggrin (FLG), loricrin (LOR), desmoglein 1 (DSG1) và desmoglein 3 (DSG3).
2. Hệ miễn dịch:
- Trẻ em bị viêm da cơ địa thường có hệ miễn dịch nhạy cảm, dễ bị kích ứng bởi các tác nhân bên ngoài như dị nguyên (bụi nhà, phấn hoa, lông động vật,…), vi khuẩn, virus,…
- Hệ miễn dịch nhạy cảm khiến cơ thể sản xuất ra nhiều kháng thể IgE, dẫn đến tình trạng viêm da.
3. Rối loạn hàng rào bảo vệ da:
- Da của trẻ em bị viêm da cơ địa thường có lớp sừng mỏng, thiếu các protein quan trọng giúp da giữ ẩm và bảo vệ khỏi các tác nhân bên ngoài.
- Rối loạn hàng rào bảo vệ da khiến da dễ bị mất nước, khô rát và kích ứng.
4. Các yếu tố môi trường:
- Một số yếu tố môi trường có thể làm bùng phát hoặc nặng thêm các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em, bao gồm:
- Bụi nhà: Đây là tác nhân dị ứng phổ biến nhất gây ra bệnh viêm da cơ địa.
- Phấn hoa: Trẻ em bị dị ứng phấn hoa có thể bị bùng phát các triệu chứng viêm da cơ địa vào mùa xuân và mùa hè.
- Lông động vật: Lông chó, mèo,… có thể gây ra các triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ em dị ứng với lông động vật.
- Khí hậu khô hanh: Khí hậu khô hanh có thể khiến da trẻ em bị mất nước, khô rát và dẫn đến bùng phát các triệu chứng viêm da cơ địa.
- Căng thẳng: Căng thẳng tinh thần có thể làm bùng phát hoặc nặng thêm các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa.
- Hóa chất: Một số hóa chất trong xà phòng, sữa tắm, nước giặt,… có thể gây kích ứng da và làm bùng phát các triệu chứng viêm da cơ địa.
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em, bao gồm:
- Sinh non
- Cân nặng khi sinh thấp
- Nhiễm trùng da
- Dị ứng thực phẩm
Triệu chứng của viêm da cơ địa ở trẻ em trong giai đoạn mãn tính:
- Lúc này da của trẻ sẽ rất khô, có tế bào sừng, đồng thời xuất hiện nhiều nếp nhăn, nứt nẻ, hay còn gọi là dấu hiệu của lichen hóa.
- Xuất hiện chủ yếu ở các vùng tỳ đè và có nếp gấp như mu bàn tay, bàn chân, khuỷu tay.
- Độ tuổi diễn ra viêm da cơ địa mãn tính thường trong khoảng độ tuổi từ 2 đến 12 tuổi.
Viêm da cơ địa ở trẻ em có lây không?
Viêm da cơ địa ở trẻ em không lây nhiễm, kể cả khi da tiếp xúc với da. Bởi đây là bệnh da liễu mãn tính, nguyên nhân của bệnh là do di truyền và cơ địa.
Khi mắc phải căn bệnh này, người mắc phải sẽ khó chịu và tổn thương chủ yếu phần bên ngoài da, đi kèm có thể là một số vấn đề về sức khỏe khác, đã có đề cập ở trên. Thêm vào đó, khi mắc phải viêm da cơ thể sẽ rất ngứa ngáy và thời gian mắc bệnh có thể sẽ diễn ra rất nhiều ngày. Chính vì điều đó có thể gây một số biến chứng như sau:
- Viêm da cơ địa bội nhiễm: Khi bị viêm da cơ địa vùng da của trẻ sẽ bị tổn thương, lúc này vi khuẩn sẽ xâm nhập vào. Gây nên hiện tượng nhiễm trùng da và tổn thương thứ phát. Nếu chỉ là viêm da cơ địa thông thường nó không có quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên viêm da cơ địa bội cấp có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tổng thể sức khỏe. Đồng thời nếu không điều trị kịp thời có thể để lại biến chứng rất nặng nề.
- Trẻ chậm lớn: cơ bản là viêm da cơ địa không có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên các triệu chứng cơ năng đi kèm như ngứa ngáy sẽ khiến trẻ bứt rứt khó chịu, dẫn đến việc mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, sụt cân và chậm phát triển.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh cơ địa: Như đã nói ở trên khi mắc bệnh viêm da cơ địa, sẽ có rất nhiều nguy cơ mắc một số bệnh khác về sức khỏe như viêm mũi dị ứng, sốt cỏ khô, hen suyễn,…
Các biện pháp chữa viêm da cơ địa ở trẻ em
Căn bệnh này được đánh giá là có thời gian dai dẳng, khó điều trị và dễ tái phát. Tuy nhiên, nếu điều trị đúng cách và tích cực trong quá trình chăm sóc, thì các triệu chứng trên da sẽ thuyên giảm một cách rõ rệt.
Điều trị y tế
Khi trẻ điều trị viêm da cơ địa tại các cơ sở y tế thông thường sẽ áp dụng liệu pháp ánh sáng và dùng thuốc. Tuy nhiên, cơ thể trẻ em rất nhạy cảm chính vì vậy sử dụng thuốc phải cân nhắc kỹ lưỡng, tránh để lại tác dụng phụ.
Thuốc chữa viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ thường được sử dụng, bao gồm:
- Làm dịu da và sát khuẩn bao gồm: tím Metyl 1%, dung dịch Milian, Nước muối sinh lý NaCl 0.9%, Nitrat bạc 0.25%…
- Thuốc bôi: Corticoid, thuốc kháng sinh, thuốc bạt sừng axit salicylic,…
- Thuốc uống: Thuốc kháng histamin H1, kháng sinh và một số viên uống bổ sung.
- Khi sử dụng thuốc uống đối với trẻ em bị viêm da cơ địa, thường thành phần không được chứa corticoid. Bởi nhóm thuốc này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của xương, làm tăng đường huyết, gây mụn trứng cá và gây suy tuyến thượng thận, hội chứng cushing.
- Với những trẻ khi sử dụng thuốc bôi ngoài da không có tác dụng, bác sĩ có thể chỉ định quang trị liệu cho trẻ. Đây là phương pháp tận dụng các tia sáng UVA/UVB đề giảm các tình trạng ngoài da như nứt nẻ, khô ráp, ngứa ngáy..đồng thời hạn chế sử dụng thuốc có chứa corticoid.
Điều trị tại nhà
Viêm da cơ địa ở trẻ em nếu được phát hiện sớm thì đều nằm ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, chính vì vậy cha mẹ có thể điều trị tại nhà cho trẻ.
Các biện pháp chữa viêm da cơ địa ở trẻ em ngay tại nhà, bao gồm:
- Dùng kem dưỡng ẩm: Khi bị viêm da cơ địa tức là vùng da đang bị tổn thương, thường ngứa ngáy bong tróc. Phụ huynh có thể sử dụng một số kem bôi dưỡng ẩm như Aderma, Eucerin,… nhằm làm dịu da.
- Chườm mát: Cha mẹ lấy khăn thấm nước mát, vắt bớt nước và chườm lên những vùng da bị tổn thương. Như vậy, giảm được tình trạng viêm, nứt nẻ và ngứa ngáy.
- Tắm tinh dầu khuynh diệp: Khi tắm cha mẹ có thể nhỏ 1 vài giọt dầu khuynh diệp vào nước tắm, bởi dầu này có tính sát trùng có thể giảm ngứa và sưng đỏ ở da.
- Tận dụng thảo dược tự nhiên: Nấu nước tắm cho trẻ từ những loại lá tự nhiên như: lá khế, ngải cứu, chè xanh… các loại lá này đều chứa tinh dầu chống viêm, giảm sưng, giảm ngứa..cải thiện tình trạng viêm da ở trẻ.
Cách chăm sóc và dự phòng tái phát
Khi đã chữa lành cho trẻ, cha mẹ cần chú ý theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho con một cách khoa học để tránh tình trạng bệnh tái phát.
Các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa viêm da cơ địa ở trẻ em, bao gồm:
- Để tránh trẻ gãi lên các vùng da bị tổn thương, phụ huynh nên cắt và vệ sinh sạch sẽ phần móng tay của bé thường xuyên, đồng thời dặn dò bé kỹ càng không được đưa tay, gãi lên phần da bị tổn thương. Nếu trẻ quá ngứa có thể chườm lạnh cho bé hoặc bôi thuốc histamin H1 theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các vật dụng hoặc thực phẩm có khả năng kích ứng cao.
- Lựa chọn trang phục có kiểu dáng và chất liệu phù hợp, mát mẻ. Tránh các loại trang phục gây bí bách, gây đổ mồ hôi nhiều.
- Nếu trời lạnh cần giữ nhiệt cho cơ thể khi đi ra ngoài và ra ngoài chỉ khi thật sự cần thiết.
- Chọn các loại dầu gội, sữa tắm, sản phẩm làm sạch da cho trẻ cần phải thận trọng và kỹ lưỡng.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ về viêm da cơ địa ở trẻ em, mong rằng qua bài viết quý phụ huynh có thể nắm bắt được nguyên nhân cũng như cách điều trị phù hợp. Để có thể phòng tránh kịp thời cũng như điều trị đúng cách khi không may trẻ mắc phải.
Xem thêm: Trào ngược dạ dày ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị