Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em rất dễ bắt gặp, các bậc phụ huynh cần chú ý đến con trẻ nếu không sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Vậy làm sao để có thể phát hiện được trẻ đang bị trào ngược dạ dày, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Hãy theo dõi bài viết của Top1dexuat.com để có thêm nhiều kiến thức mới nhé.
Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em
Trào ngược dạ dày là hiện tượng thức ăn ở bên trong dạ dày bị trào trở lại thực quản. Dù là trẻ em hay người lớn thì đều gặp tình trạng này. Trào ngược dạ dày ở trẻ được phân loại làm 2 loại chính là trào ngược dạ dày do sinh lý và trào ngược dạ dày do bệnh lý cả hai đều có thể gây ra nhiều biến chứng cho cơ thể trẻ như suy dinh dưỡng, viêm thực quản và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường hô hấp.
Trào ngược sinh lý
Triệu chứng
Với những trẻ em dưới 6 tháng tuổi, tình trạng này thường rất dễ bắt gặp với các triệu chứng như:
- Trẻ thường nôn ói ra sữa nhiều sau khi bú bằng đường miệng và cả đường mũi.
- Thường xuyên có hiện tượng ban đêm ngủ không tròn giấc, biếng ăn, thường xuyên quấy khóc.
- Bé suy dinh dưỡng, thiếu máu, lâu lên cân.
- Với những bé có độ tuổi lớn hơn thì thường đau ở xương ức, khó chịu ở cuống họng và ợ nóng, ợ chua.
- Tính mạng của bé có khả năng bị đe dọa khi có triệu chứng ho nhiều, khò khè, khó thở để lâu ngày sẽ phải nhập viện vì viêm phổi và cũng có hiện trạng ngưng thở xảy ra.
Nguyên nhân
Một trong những nguyên nhân chủ yếu nhất khiến trẻ bị trớ sữa là do mẹ cho bé bú sai tư thế khi cho bé nằm ngang thì sữa sẽ không xuống dạ dày, làm cho sữa bị trào ngược lên trên miệng.
Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân khác như hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định, cơ thắt thực quản dưới của các bé chưa được mở đều. Với tình trạng trớ sữa này sẽ nhanh chóng giảm dần theo thời gian, chậm nhất là khi các bé lên 1 tuổi.
Bên cạnh đó, việc uống sữa ngoài cũng là một nguyên nhân làm cho trẻ bị trào ngược dạ dày, sữa ngoài phổ biến ngoài thị trường nhiều nhất là sữa bò, và nó khó tiêu hóa làm cho sữa còn tồn đọng trong dạ dày lâu hơn.
Trào ngược bệnh lý và nguyên nhân
Triệu chứng
Đây là hiện trạng thường xảy ra với các bé trên 1 tuổi. Triệu chứng thường gặp nhất là các bé thường xuyên bị nôn trớ, hơi thở khò khè khi ngủ, giọng khàn, các bé quấy khóc liên tục, suy dinh dưỡng, chán ăn,…
Cùng với đó là trong cổ họng trẻ thường cảm nhận được vị chua nằm ở cổ họng, khiến trẻ có cảm giác buồn nôn, nôn, ợ chua, ợ nóng. Nặng hơn là trẻ có thể bị đau bụng và kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ.
Nguyên nhân
Nguyên nhân thường là do các bé mắc phải bệnh dị tật bẩm sinh về sa dạ dày, thoát vị cơ hoành từ đó làm trẻ có nhiều chuyển biến nặng hơn như trẻ bị bại não, toàn thân bị nhiễm trùng, hở van tâm vị bẩm sinh,… Trong trường hợp này, các bậc cha mẹ nên chú ý đến con trẻ và đưa các bé đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không?
Trong cả 2 loại bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em nếu như không khám và điều trị đúng lúc sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy như:
- Tiêu hóa: Hệ tiêu hóa của trẻ ngày càng có nhiều biến chứng nặng, tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau. Từ đó làm cho hoạt động ăn uống của trẻ không được bình thường, thực quản của trẻ sẽ bị viêm, đường thực quản hẹp làm cho quá trình di chuyển thức ăn đến dạ dày khó khăn và bị suy dinh dưỡng.
- Hô hấp: Có nhiều biến chứng khác nhau cho hệ hô hấp của trẻ như bị khò khè, ho liên tục,… Nếu như không điều trị kịp thời rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng suy hô hấp, hen suyễn.
Phương pháp chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày
Đối với những trẻ còn nhỏ
- Mỗi lần các mẹ cho con bú nên chia theo cử, ví dụ mỗi cử chỉ cần cho trẻ bú từ khoảng 30 đến 60ml. Sau khi cho trẻ bú xong thì nên ẵm trẻ ở tư thế cao đầu và có thể dùng tay vỗ nhẹ vào lưng trẻ để trẻ có thể ợ hơi tốt hơn. Các bậc phụ huynh chú ý sau khi cho trẻ bú xong thì không nên bế trẻ xốc lên vai như vậy rất dễ làm cho trẻ bị ọc sữa vì bế như vậy sẽ làm cho dạ dày trẻ bị chèn ép.
- Trong trường hợp trẻ bắt buộc phải sử dụng sữa ngoài thì nên pha thêm sữa mẹ hoặc sữa bột ngũ cốc hoặc bột gạo để lượng sữa hấp thu vào cơ thể trẻ ít đi, như vậy mới giảm được tình trạng trẻ bị trào ngược dạ dày. Khi sử dụng phương pháp này bạn nên cắt núm vú cho nó có lỗ rộng hơn để có thể dễ dàng chảy sữa xuống hơn. Đồng thời, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng cách này.
- Để giảm triệu chứng trào ngược, sau khi bú nên đặt trẻ nằm hoặc bế trẻ cao khoảng 30 độ.
Đối với những đứa trẻ lớn
- Những thức ăn có chứa nhiều các chất cafein, chất kích thích hoặc có nhiều vị chua như cà phê, chocolate, thức ăn cay,… như vậy dạ dày sẽ bị kích thích và làm cho trẻ có triệu chứng trào ngược dạ dày nặng hơn.
- Kiểm soát trẻ sử dụng sữa có thời gian hợp lý, sử dụng quá nhiều sẽ làm cho dạ dày trẻ hoạt động không ổn định và dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày.
Khi nào thì gặp bác sĩ khi trẻ bị trào ngược dạ dày?
Các bậc phụ huynh cần chú ý con trẻ khi có những dấu hiệu sau:
Trẻ sơ sinh
- Con có hiện tượng nôn thường xuyên và nôn ra máu.
- Viêm phổi.
- Suy dinh dưỡng.
- Không chịu ăn uống.
- Mỗi lần cho con bú đều có hiện tượng nôn dữ dội.
- Thể trạng con không được tỉnh táo.
- Tiêu chảy.
Trẻ em lớn
- Trẻ bị sụt cân thấy rõ, có dấu hiệu nôn nhiều lần và nôn ra máu.
- Có cảm giác đau rát ở vùng cổ họng, hay ợ chua, ợ nóng.
- Gặp khó khăn trong vấn đề nhai và nuốt.
- Khi đi ngủ trẻ bị khò khè, khàn giọng, ho.
- Tái phát bệnh viêm phổi.
Biện pháp chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em
Khi trẻ có biểu hiện như nôn, buồn nôn, hay quấy khóc, lười ăn, không bú,… thì đây là lúc bạn cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, ngoài bệnh trào ngược dạ dày thì rất có khả năng trẻ bị những loại bệnh khác.
Nếu như thể trạng trẻ vẫn còn ở mức bình thường thì không cần các xét nghiệm cận lâm sàng. Nếu như trẻ có tình trạng bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, thiếu máu, các biểu hiện về đường hô hấp,… khi đến các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ có một số chỉ định xét nghiệm cần thiết như:
- Siêu âm: Để có thể nhanh chóng phát hiện được các bệnh gây trào ngược dạ dày ở trẻ như hẹp môn vị.
- Xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu: Đây là cách để có thể loại trừ và tìm ra được nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ từ các biểu hiện như chậm tăng cân, nôn hoặc buồn nôn,…
- Đo pH thực quản: Với cách xét nghiệm này có thể biết được nồng độ axit có trong thực quản của trẻ.
- Chụp X.Quang: Để có thể phát hiện được các dị tật bẩm sinh có trong đường tiêu hóa nếu có như tắc nghẽn.
- Nội soi dạ dày: Cách xét nghiệm này để có thể lấy được các mẫu mô trong cơ thể để phân tích. Phương pháp này có thể làm cho trẻ bị đau khi sử dụng vì vậy trước khi thực hiện các bác sĩ sẽ gây mê cho bé.
Biện pháp điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em
Trào ngược dạ dày ở trẻ em thường không có biến chứng mà sẽ tự khỏi, chỉ cần các bậc phụ huynh thay đổi cách sinh hoạt cũng như lối sống, không cần phải điều trị.
Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị bệnh trào ngược dạ dày:
- Cho trẻ ăn thường xuyên và chia thành nhiều bữa trong ngày, không nên thúc ép trẻ ăn quá nhanh hoặc ăn quá chậm.
- Nâng cơ thể bé lên khoảng 30 độ khi cho trẻ ăn hoặc bú xong khoảng chừng 20 đến 30 phút, tập cho trẻ hoạt động nhẹ sau khi ăn với những trẻ lớn hơn. Hạn chế tình trạng ăn xong nằm liền như vậy thức ăn sẽ không thể xuống được dạ dày để có thể tiêu hóa một cách tốt nhất và ăn xong trước 3 tiếng trước khi đi ngủ.
- Hạn chế ở mức tối đa các tình trạng tăng áp lực vào khoang bụng của trẻ như hắt hơi, ho, mặc quần áo không được thoải mái,…
- Trong trường hợp trẻ bị dị ứng với sữa bò, phụ huynh không nên sử dụng các loại thực phẩm được làm từ sữa, thịt bò và có thể chuyển sang sử dụng các loại sữa từ các loại hạt khác nhau.
- Sử dụng núm vú có kích thích vừa phải, phù hợp với miệng của trẻ để tránh tình trạng trẻ nuốt quá nhiều khí vào dạ dày khi bú.
- Hạn chế tối đa khi cho con sử dụng nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ hoặc những loại thức uống có gas, thực phẩm quá cay,… Khi sử dụng những loại thực phẩm này nhiều sẽ làm thức ăn lâu tiêu hóa và tăng các axit trào ngược lên thực quản của trẻ.
Khi thay đổi lối sống của trẻ nhưng vẫn không làm giảm được tình trạng trào ngược dạ dày thì bạn có thể cho trẻ điều trị với một số loại thuốc.
Tuy nhiên, tác dụng phụ của những loại thuốc này là làm khả năng hấp thụ canxi và sắt giảm đi, có nguy cơ nhiễm trùng tiêu hóa và hô hấp. Vì vậy, trước khi sử dụng bạn nên hỏi ý kiến của các y bác sĩ để tránh những tình trạng không đáng có xảy ra.
Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em sẽ không quá nghiêm trọng nếu như các bậc phụ huynh có thể điều chỉnh sớm khi phát hiện con có những triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Tất cả các nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị khi con bị trào ngược dạ dày đều có trong bài viết này. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể nhanh chóng phát hiện kịp thời tình trạng bệnh và sử dụng phương pháp tốt nhất để điều trị cũng như cải thiện tình trạng sức khỏe cho con mình.
Có thể bạn quan tâm: Thuốc điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em hiệu quả