Việc tìm kiếm các loại thuốc bôi điều trị viêm da tiếp xúc vừa an toàn lại mang đến hiệu quả cao luôn là vấn đề được quan tâm. Hiện nay tình trạng viêm da tiếp xúc xuất hiện kèm theo rất nhiều triệu chứng khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Do đó với mong muốn hỗ trợ bạn đọc có nhiều thông tin hơn ở khía cạnh này, Top1dexuat.com xin phép gửi đến TOP 13 thuốc bôi điều trị viêm da tiếp xúc được tin dùng hiện nay.
Viêm da tiếp xúc là gì?
Viêm da tiếp xúc là thuật ngữ chỉ một bệnh lý về da mà nguyên nhân do cơ thể tiếp xúc với các chất dị ứng hay kích ứng. Từ đó xuất hiện các triệu chứng biểu hiện lên da như ban đỏ, sần sùi, thường đi kèm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Bệnh thường không quá nghiêm trọng, tuy nhiên nếu không được xử lý và dùng thuốc trị viêm da tiếp xúc để chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những ảnh hưởng cho sức khỏe.
Tại sao nên dùng thuốc bôi điều trị viêm da tiếp xúc?
Viêm da tiếp xúc dùng thuốc gì không chỉ là thắc mắc của những ai lần đầu tiên gặp phải bệnh lý này mà kể cả những ai đã bị nhiều năm hoặc mạn tính cũng luôn tìm kiếm cho mình một loại thuốc tốt nhất trong đa dạng các loại thuốc có mặt trên thị trường.
Trong số các lựa chọn hiện nay có thể kể đến các dạng thuốc uống, thuốc tiêm hay những bài thuốc chữa lành trong dân gian bằng các loại thảo mộc xưa,… thì thuốc bôi luôn được ưu tiên sử dụng bởi tính chất dễ dùng, lành tính và cải thiện nhanh tình trạng bệnh.
Điển hình là các tác dụng chống viêm, giảm sưng ngứa, sát khuẩn, khử trùng, liền sẹo và tránh xảy ra tình trạng bội nhiễm về sau. Hơn nữa hầu hết các loại thuốc chữa viêm da tiếp xúc dạng bôi cũng đều có thể sử dụng đa dạng với nhiều lứa tuổi, do đó việc sử dụng cũng trở nên rộng rãi hơn.
Các loại thuốc bôi điều trị viêm da tiếp xúc được tin dùng nhất hiện nay
Thuốc điều trị viêm da tiếp xúc trên thị trường hiện nay không những đa dạng về nguồn gốc xuất xứ mà còn có nhiều công dụng khác nhau. Do vậy viêm da tiếp xúc bôi thuốc gì không phải là vấn đề dễ giải quyết. Căn cứ vào tình hình bệnh cụ thể mà các loại thuốc chữa viêm da tiếp xúc nên sử dụng cũng không giống nhau.
Dùng đúng thuốc bôi điều trị viêm da tiếp xúc sẽ hỗ trợ quá trình hồi phục, chữa lành tổn thương nhanh chóng, ngược lại sẽ gây hại đến sức khỏe nếu dùng sai thuốc. Theo đó thuốc bôi ngoài da rất được tin dùng, phổ biến và mang lại hiệu quả tốt có thể kể đến một số loại dưới đây.
Hồ nước
Với ưu điểm phổ biến, dễ tìm, công dụng lại tốt nên hồ nước được ưu tiên khi ban đầu chưa biết viêm da tiếp xúc dùng thuốc gì thì tốt. Hồ nước chủ yếu được dùng ở giai đoạn đầu khi bệnh vừa mới khởi phát và vẫn còn ở giai đoạn nhẹ.
Thành phần chính
Một số thành phần có khả năng sát khuẩn, làm dịu da, hỗ trợ làm lành tổn thương như kẽm oxit, bột Talc, Glycerin, Calcium carbonate và nước cất được nghiên cứu với tỷ lệ phù hợp, bào chế ở dạng chất lỏng sệt dùng bôi trực tiếp lên da.
Công dụng
- Ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, nhờ lớp màng mỏng tạo ra khi bôi giúp tránh nhiễm trùng.
- Tăng độ đàn hồi, mềm mại và săn chắc cho da.
- Sát khuẩn nhanh, làm giảm sưng viêm, tấy đỏ.
- Tránh để lại sẹo về sau, đây cũng là công dụng mà ít tìm thấy ở các loại thuốc điều trị viêm da tiếp xúc khác.
Lưu ý khi sử dụng
- Cần kiểm tra mức độ kích ứng trên da trước khi sử dụng cho vùng da bị tổn thương.
- Khử khuẩn, làm sạch vùng da bị tổn thương trước khi sử dụng để tránh bội nhiễm.
- Tránh bôi hồ nước cho vết thương hở hay đang rỉ dịch.
Dung dịch Jarish
Muốn xử lý nhanh chóng các vùng da bị tổn thương bằng một loại thuốc chữa viêm da tiếp xúc nào đó thì thuốc điều trị viêm da tiếp xúc Jarish là cái tên nên được lựa chọn top đầu. Ngoài khả năng giúp làm chậm quá trình phát triển, sinh sôi của vi khuẩn, nấm thì Dung dịch Jarish còn khiến người bệnh đỡ ngứa, dễ chịu hơn.
Thành phần chính
Cũng tương tự hồ nước, thành phần của dung dịch Jarish có bao gồm Glixerin và nước cất. Bên cạnh đó còn có thêm Axit boric – cũng là thành phần chính với đặc tính kháng sinh nhẹ giúp chống nhiễm trùng hiệu quả.
Công dụng
- Có khả năng làm sạch, sát khuẩn tốt, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và nấm gây bệnh.
- Hỗ trợ làm dịu da, chống viêm hay nhiễm trùng.
Lưu ý khi sử dụng
- Vệ sinh da và lau khô trước khi bôi dung dịch.
- Không dùng quá nhiều lần/ngày và không lạm dụng thuốc.
- Tránh dùng cho vết thương hở.
- Nếu có bất kỳ biểu hiện lạ sau khi dùng thuốc cần gặp ngay bác sĩ có chuyên môn để được hỗ trợ.
Thuốc bôi Kẽm oxide 10%
Được bào chế dưới dạng kem nên Kẽm oxide 10% là một trong các loại thuốc chữa viêm da tiếp xúc dạng bôi dễ sử dụng hiện nay. Nằm trong danh mục các sản phẩm làm mềm da và bảo vệ da, Kẽm oxide 10% phù hợp cho điều trị viêm da tiếp xúc được nhiều nhà thuốc khuyên dùng.
Thành phần chính
Kết hợp Kẽm Oxyd – 10% và các tá dược khác vừa đủ 1 tuýp, được bào chế dưới dạng kem thoa hình dáng tuyp 15g.
Công dụng
- Hỗ trợ người bệnh trong quá trình phục hồi tổn thương da.
- Giúp sát khuẩn, khử trùng, làm sạch da, khả năng ức chế viêm tốt.
- Các triệu chứng ngứa ngáy sẽ được thuyên giảm, bớt cảm giác nóng rát trên da.
Lưu ý khi sử dụng
- Vệ sinh tay và nơi cần thoa kem thật sạch trước khi tiến hành.
- Một ngày duy trì ở khoảng 2-3 lần thoa.
- Hoạt chất pyrazol sẽ gây dị ứng với 1 số người, do đó dùng thoa nếu bị dị ứng với hoạt chất này.
- Ngưng sử dụng ngay nếu có các triệu chứng bất thường.
Thuốc tím
Nhờ khả năng tiêu diệt vi khuẩn và nấm cũng như kiểm soát tốt tình trạng nhiễm trùng mà khi bị viêm da tiếp xúc mà đặc biệt là viêm da tiếp xúc bội nhiễm thì thuốc tím là liều thuốc điều trị viêm da tiếp xúc được khuyến cáo sử dụng để trị bệnh.
Thành phần chính
Thành phần là hợp chất với tên gọi Kali Pemanganat (KMnO4) có tác dụng sát trùng, hỗ trợ điều trị nhiễm trùng trên da rất tốt.
Công dụng
- Với đặc tính oxy hóa khá mạnh nên khi bôi lên da sẽ giúp sát trùng và hỗ trợ làm sạch da nhanh chóng bằng cơ chế giải phóng oxy.
- Hỗ trợ làm khô vết thương, đẩy nhanh quá trình làm lành ở da.
- Chuyên dùng cho các loại bệnh về da như chàm, bội nhiễm, các vết thương hở, nấm da,…
Lưu ý khi sử dụng
- Không dùng chung với các dung dịch có tính sát khuẩn khác, đặc biệt là oxi già, cồn,…
- Liều dùng khuyến cáo từ 1-2 lần/ngày.
- Đảm bảo độ thông thoáng cho da khi bôi.
- Nếu tổn thương toàn thân hoặc trên vùng da lan rộng, có thể tắm bằng thuốc tím (pha cùng nước ấm) để việc sát khuẩn hiệu quả.
Nhóm thuốc bôi có chứa corticoid
Các bệnh liên quan về da, nhiễm trùng da thường được điều trị bởi loại thuốc có chứa corticoid, trong đó viêm da tiếp xúc là một ví dụ điển hình. Loại thuốc bôi viêm da dị ứng tiếp xúc này được chia thành nhiều nhóm khác nhau, được phân ra các cấp độ mạnh nhẹ tùy vào lượng corticoid hay thấp.
Dipolac G
Với thành phần chính là betamethasone dipropionate, clotrimazole và gentamicin là những hoạt chất có tác dụng khử khuẩn, Dipolac G hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, viêm nhiễm của người bệnh.
Diprosone
Betamethasone dipropionate là thành phần chính có trong Diprosone có tác dụng cải thiện các tổn thương về da, biểu hiện viêm tấy và sưng ngứa sẽ giảm nhẹ khi sử dụng Diprosone sau vài lần bôi.
Thuốc này lưu ý chỉ sử dụng cho người từ 12 tuổi trở lên.
Eumovate
Phù hợp cho nhiều độ tuổi khác nhau, Eumovate được sử dụng rộng rãi để chữa trị các bệnh liên quan về da, làm dịu các triệu chứng viêm nhiễm, sưng ngứa ở các vùng da bị tổn thương nhờ hoạt chất chính clobetasone butyrate có trong thành phần thuốc.
Vì mức độ dược tính là trung bình nên các thuốc trị viêm da tiếp xúc như Eumovate thường được chỉ định khi các thuốc có corticoid hoạt tính thấp không đáp ứng được người bệnh.
Fucidin H
Cũng là một loại thuốc bôi có chứa corticoid được nhiều người lựa chọn, Fucidin H có nhiều công dụng như kháng khuẩn, điều trị nhiễm khuẩn tụ cầu, riêng với viêm da tiếp xúc sẽ hỗ trợ làm dịu các triệu chứng nhanh chóng.
Được sử dụng bôi ngoài da nên phù hợp cho việc tự theo dõi tại nhà.
Lưu ý khi sử dụng thuốc có chứa corticoid
- Không sử dụng thuốc có chứa corticoid khi da vẫn còn rỉ dịch, phù nề.
- Sử dụng khi da đã có dấu hiệu chuyển biến tốt, đang dần khô và ngừng nổi nước.
- Có nhiều tác dụng phụ khi dùng thuốc bôi có chứa corticoid do đó cần có sự chỉ định của bác sĩ trước khi dùng.
Nhóm thuốc bôi ức chế Calcineurin
Thuốc bôi ức chế Calcineurin là một trong các giải pháp tốt cho những ai đang thắc mắc viêm da tiếp xúc bôi thuốc gì? Bởi ngoài nhóm thuốc bôi viêm da dị ứng tiếp xúc có chứa corticoid được sử dụng phổ biến thì Thuốc bôi ức chế Calcineurin sẽ được dùng trong trường hợp cơ thể không đáp ứng hoặc sinh ra tác dụng phụ với corticoid. Trong đó chủ yếu có các loại thuốc điều trị viêm da tiếp xúc thông dụng dưới đây.
Tacrolimus – Protopic
Là dạng thuốc mỡ bôi trực tiếp lên da, tác dụng thể hiện rõ rệt sau khoảng từ 1 – 2 tuần bôi thuốc. Trong đó công dụng chính là làm sạch tổn thương, giảm các triệu chứng của chàm thể tạng, phù hợp cho điều trị viêm da tiếp xúc ở giai đoạn nhẹ hoặc đã gần khỏi hoàn toàn.
Tacropic
Nếu người bệnh không đáp ứng với các điều trị cơ bản thì Tacropic là hướng giải quyết mà nhiều bác sĩ chỉ định. Đây là loại thuốc bôi viêm da dị ứng tiếp xúc theo dạng tuýp chuyên điều trị các bệnh về da liễu, dùng trong điều trị bệnh ngắn hạn hoặc cách quãng.
Lưu ý nên để vùng da sau bôi được thông thoáng, không băng kín và không dùng với vùng màng nhầy.
Pimecrolimus – Elidel
Liên quan đến viêm da tiếp xúc dùng thuốc gì và các bệnh về da khác thì Pimecrolimus – Elidel cũng được chỉ định để làm giảm các phản ứng dị ứng hiệu quả. So với corticoid thì khả năng chống viêm là tương đương. Trong đó dùng chính cho các phản ứng dị ứng gây đỏ, viêm da hoặc bệnh chàm, bệnh bạch biến.
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng Pimecrolimus – Elidel như đau đầu, bỏng rát hoặc kích ứng, nặng hơn có viêm nang lông, nhiễm trùng da, thay đổi màu da,… do đó cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng loại thuốc bôi viêm da dị ứng tiếp xúc này.
Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi ức chế Calcineurin
- Chỉ sử dụng thuốc bôi ức chế Calcineurin khi những điều trị thông thường không đáp ứng được bệnh.
- Có hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng để hạn chế nhất các tác dụng phụ.
- Thận trọng khi dùng cho trẻ em và phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ và cho con bú.
- Không sử dụng thuốc trong thời gian dài, việc lạm dụng có thể gây nhiễm trùng cũng như ác tính hóa tế bào.
Nhóm thuốc bôi chống dị ứng
Đây là nhóm thuốc được liệt kê vào các loại thuốc chữa viêm da tiếp xúc hiệu quả, mà đặc biệt là giải đáp cho câu hỏi viêm da tiếp xúc bôi thuốc gì để giúp ngăn chặn các phản ứng dị ứng có thể xảy ra. Trên thị trường hiện nay chủ yếu được bào chế ở dạng viên uống, nhưng vẫn có một số thuốc chống dị ứng dạng bôi bạn có thể tham khảo.
Benadryl
Với tác dụng kháng histamine, Benadryl là thuốc trị viêm da tiếp xúc giúp ngăn ngừa các việc phát sinh các phản ứng dị ứng, hạn chế các triệu chứng liên quan dị ứng xảy ra. Bên cạnh đó Benadryl cũng giúp giảm đau ngứa và thêm tác dụng an thần.
Phenergan
Với hoạt chất chính là promethazine, Phenergan là thuốc kháng histamin thế hệ 1 chuyên dùng cho các triệu chứng ngoài da như sẩn ngứa, kích ứng, mày đay,… do đó đây cũng là thuốc trị viêm da tiếp xúc được dùng khá nhiều trên thực tế.
Ngoài dạng bôi thị trường còn có bán Phenergan dạng siro Phenergan 0,1%, căn cứ vào tình trạng bệnh mà có thể dùng linh hoạt giữa hai loại này.
Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi chống dị ứng
- Thuốc bôi viêm da dị ứng tiếp xúc Benadryl, Phenergan không dùng rượu bia và các chất kích thích khác khi đang dùng thuốc.
- Việc dùng quá liều sẽ dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn.
- Hỏi trước ý kiến bác sĩ nếu đối tượng dùng là trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng bao lâu thì khỏi?
Các loại thuốc trị viêm da tiếp xúc hiện đang lưu hành trên thị trường là rất nhiều, mỗi loại đều ít nhiều có tác dụng hỗ trợ tình trạng bệnh được tốt hơn. Tuy nhiên nếu không tìm hiểu kỹ đôi khi sẽ vô tình gây hại cho sức khỏe, chính vì vậy, hãy luôn thật thận trọng khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bạn nhé!