Tăng nhãn áp là một trong những bệnh có nguy cơ dẫn đến mù lòa. Hiện nay, trên thế giới bệnh tăng nhãn áp là bệnh nghiêm trọng về mắt đứng thứ hai sau bệnh đục thủy tinh thể. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh tăng nhãn áp? Triệu chứng tăng nhãn áp là gì? Tăng nhãn áp có chữa được không? Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh tăng nhãn áp, hãy cùng Top1dexuat.com tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây nhé.
Tăng nhãn áp là gì?
Tăng nhãn áp là tình trạng bệnh liên quan đến áp suất bên trong mắt, làm thủy dịch trong nhãn cầu tăng lên hoặc không thoát ra ngoài được gây áp lực cho mắt.
Bệnh tăng nhãn áp còn có tên gọi bệnh cườm nước, glaucoma hay bệnh thiên đầu thống, là một bệnh lý ảnh hưởng đến thị lực của cả hai mắt. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời bệnh sẽ gây nên những thương tổn lên các dây thần kinh thị giác và lâu dài người bệnh sẽ giảm dần thị lực và phải đối mặt với nguy cơ mù lòa.
Bệnh được phân làm 4 loại, đó là: Tăng nhãn áp góc mở, tăng nhãn áp góc đóng, tăng nhãn áp thứ phát và tăng nhãn áp bẩm sinh. Hiện nay, theo thống kê thì phần lớn các bệnh nhân bị bệnh tăng nhãn áp góc mở.
Nguyên nhân gây nên bệnh tăng nhãn áp là gì?
- Thứ nhất: Phần lớn bệnh tăng nhãn áp là do yếu tố di truyền, từ cha mẹ sang con cái.
- Thứ hai: Người có tiền sử bị các bệnh viêm nhiễm mắt (do chấn thương, chịu ảnh hưởng bởi các tác nhân hóa học…) sử dụng thuốc kéo dài dễ có nguy cơ mắc bệnh.
- Thứ ba: Thường gặp ở những người có độ tuổi trên 40, và nữ nhiều hơn nam.
- Thứ tư: Phẫu thuật mắt để chữa trị một bệnh khác nhưng lại gây nên bệnh tăng nhãn áp, nguyên nhân này thường hiếm gặp hơn.
Các dấu hiệu và triệu chứng tăng nhãn áp thường gặp
Phần lớn, bệnh tăng nhãn áp thường không biểu hiện triệu chứng, cũng không gây đau cho người bệnh cho đến khi thị lực có dấu hiệu giảm đi.
Tùy thuộc vào từng loại bệnh mà chúng sẽ thể hiện một số dấu hiệu cơ bản khác nhau giúp người bệnh nhận biết, đó là:
- Bệnh tăng nhãn áp góc mở: Triệu chứng thường không thể hiện rõ ràng, rất khó nhận biết.
- Bệnh tăng nhãn áp góc đóng: Người bệnh thường có triệu chứng mắt bị sưng, đau nhức và cảm giác mắt nhòa như có lớp màng che phía trước. Thỉnh thoảng có thể xuất hiện cơn đau mắt dữ dội hoặc chóng mặt, buồn nôn.
- Bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh: Trẻ nhạy cảm với ánh sáng, mắt trẻ đỏ và xuất hiện một lớp màng mờ ở mắt.
- Bệnh tăng nhãn áp thứ cấp: Thường cũng có các triệu chứng bệnh lý tương tự như trên.
Nếu bạn thấy mình có một trong số các triệu chứng trên hãy đến các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời để không ảnh hưởng đến thị lực sau này.
Bệnh tăng nhãn áp có chữa được không?
Đây là câu hỏi nhiều người quan tâm khi mắc phải bệnh lý này. Qua thăm khám, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị cụ thể. Bệnh tăng nhãn áp có thể điều trị bằng cách dùng thuốc, phẫu thuật và theo dõi.
Điều trị bằng phương pháp dùng thuốc
Hiện nay, dùng thuốc là phương pháp điều trị bệnh tăng nhãn áp được sử dụng phổ biến nhất. Và dùng thuốc uống hay thuốc nhỏ mắt được các bác sĩ ưu tiên sử dụng trước nhằm giảm áp lực bên trong mắt để hạn chế những thương tổn cho mắt.
Lưu ý để tránh những rủi ro cũng như làm cho tình trạng bệnh thêm nặng hơn thì tuyệt đối các bạn không nên tự ý điều trị bệnh tại nhà.
Thường để giúp mục đích điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ cho sử dụng kết hợp từ hai loại thuốc nhỏ trở lên.
Người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị và cần thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Tránh chủ quan vì tái khám đúng thời gian giúp đánh giá được hiệu quả của việc dùng thuốc, cũng như theo dõi được tình trạng bệnh tiến triển ra sao?
Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật hoặc laser
Việc phẫu thuật hoặc sử dụng tia laser không được ưu tiên trong điều trị bệnh tăng nhãn áp, nhưng với những trường hợp bệnh tăng nhãn áp không thể kiểm soát bằng thuốc thì buộc các bác sĩ phải chỉ định phương pháp phẫu thuật hoặc bằng tia laser để giảm áp lực bên trong mắt kịp thời cho người bệnh.
Điều trị bằng cách theo dõi, giám sát
Dù sử dụng phương pháp điều trị nào thì sau đó bệnh nhân cũng cần có một chế độ giám sát, theo dõi chặt chẽ theo định kỳ để hạn chế tối thiểu nguy cơ phát triển của bệnh. Nếu được phát hiện sớm và kịp thời, bằng những phương pháp điều trị trên bệnh tăng nhãn áp hoàn toàn được chữa khỏi và thị lực phục hồi lại bình thường.
Một số thói quen sinh hoạt người bệnh tăng nhãn áp cần lưu ý
Để giúp bệnh tăng nhãn áp không trở nên nặng hơn người bệnh cần thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt hằng ngày như:
- Ngủ sớm và ngủ đủ giấc để mắt được nghỉ ngơi.
- Không được làm việc với máy tính quá lâu, cũng như lướt điện thoại, xem tivi để tránh gây áp lực lên mắt.
- Để bệnh mau chóng phục hồi người bệnh cần nên tránh các đồ uống có chứa các chất như cà phê, bia, rượu,…
- Khi đi ra ngoài hoặc tham gia các hoạt động nên mang kính bảo hộ để bảo vệ mắt.
- Cần thăm khám định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, cũng như thông báo ngay cho bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường trong quá trình điều trị để được hỗ trợ kịp thời.
Những thực phẩm tốt người bệnh tăng nhãn áp nên bổ sung
Thực phẩm màu xanh
Theo một số nghiên cứu cho thấy, người bệnh tăng nhãn áp ăn nhiều rau lá xanh như: rau bina, rau cải xoắn có thể làm giảm sự tiến triển của bệnh từ 20-30%.
Các loại rau lá xanh còn giúp cải thiện tưới máu võng mạc cũng như các dây thần kinh thị giác. Chính vì thế, các loại thực phẩm xanh là một phần không thể thiếu trong thực phẩm hằng ngày của người bệnh, như: súp lơ xanh, rau bina, cải xoăn, cải bó xôi, đậu cô ve. đậu xanh, rau cần tây, oliu, quả bơ, dưa leo.
Trái cây
Một trong những nguồn cung cấp vitamin C, vitamin A dồi dào cũng như các chất chống oxy hóa không thể không kể đến trái cây.
Theo một nghiên cứu cho thấy, những người tiêu thụ ba khẩu phần nước ép hay trái cây mỗi ngày thì nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp thấp hơn đến 79% so với những người không tiêu thụ hoặc tiêu thụ ít hơn một khẩu phần một ngày. Vì trong trái cây có chứa các chất có thành phần giúp bảo vệ dây thần kinh thị giác, chống gây ra thương tổn.
Nhất là các trái cây có màu vàng hoặc cam như: cam, quýt, đu đủ, cà rốt, quả mơ, dưa lưới.
Thực phẩm giàu protein
Bên cạnh việc bổ sung rau lá xanh, trái cây thì bệnh nhân cần bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều protein vào chế độ ăn uống của mình vì nó cũng rất cần thiết cho người bệnh. Các loại thức ăn giàu protein như: Hải sản (tôm, cua, cá…), quả mọng (việt quất, dâu tây, mâm xôi…), sữa, chocolate đen, thịt nạc.
Thực phẩm giàu magie
Nguồn thực phẩm chứa magie dồi dào như: Chuối, đậu đen, hạt bí ngô…
Theo các nghiên cứu cho thấy hàm lượng magie có trong khẩu phần ăn hằng ngày giúp cho người bị bệnh tăng nhãn áp giúp bảo vệ võng mạc, cải thiện lưu lượng máu đến mắt.
Các loại quả, hạt dinh dưỡng
Không thể không kể đến các loại hạt như: Hạt hướng dương, hạnh nhân, quả hạch, quả hồ trăn, quả phỉ. Đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng cũng như vitamin E tuyệt vời cho bệnh nhân tăng nhãn áp. Nó giúp bảo vệ tế bào khỏi các tác nhân gây hại cho mắt và làm cho các tế bào trở nên khỏe mạnh.
Các loại cá giàu chất béo
Qua các nghiên cứu cho thấy các loại axit béo omega-3 có trong cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá bơn giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt cũng như giảm áp lực lên mắt đối với bệnh nhân tăng nhãn áp.
Những thực phẩm bệnh nhân tăng nhãn áp cần nên tránh
Các loại thực phẩm chiên rán
Những thực phẩm chiên rán sử dụng nhiều dầu mỡ chiên đi chiên lại nhiều lần như: xúc xích, khoai tây chiên, gà rán… không những không tốt cho những người bị tăng nhãn áp vì gây nên tình trạng tắc động mạch vành mà còn tăng nguy cơ các bệnh béo phì, huyết áp cao.
Không uống bia, rượu
Hàm lượng methanol có trong bia, rượu cao gây ảnh hưởng đến võng mạc, làm giảm khả năng sản sinh sắc tố thị giác. Nếu người bệnh sử dụng lâu dài làm bệnh tiến triển nhanh, dễ gây mù lòa vĩnh viễn.
Không được uống nhiều nước trong một khoảng thời gian ngắn
Bệnh nhân cần chia nhỏ lượng nước và uống làm nhiều cử trong ngày. Trong khoảng thời gian ngắn không nên bổ sung một lượng nước lớn, vì vô tình làm tăng áp lực cho mắt.
Hạn chế sử dụng muối
Khẩu phần ăn của bệnh nhân tăng nhãn áp không được cho quá nhiều muối, quá mặn.
Tránh xa với các thực phẩm làm từ dầu bơ thực vật cũng như động vật
Chất béo có trong dầu bơ thực vật, động vật là những chất béo không bão hòa nên khi vào cơ thể chúng rất dễ bị oxy hóa và gây đột biến dẫn đến tình trạng tắc động mạch ở mắt.
Hạn chế sử dụng đường và tinh bột đã qua tinh chế
Đường và tinh bột có trong kẹo, cơm, mì chính, nước ngọt… không chỉ làm cho bạn dễ bị tiểu đường, béo phì, cao huyết áp mà chúng còn gây nên những thương tổn cho mắt cũng như tạo áp lực lên mắt làm tình trạng bệnh tăng nhãn áp thêm nặng hơn.
Không sử dụng thực phẩm có chứa Caffeine
Chỉ cần tiêu thụ một lượng caffeine trong thời gian ngắn cũng đủ làm bệnh nặng thêm gấp nhiều lần. Vì thế bạn cần nói không với cà phê, ca cao, trà…
Với những chia sẻ trên đây, chúng tôi hy vọng sẽ giúp người bệnh tăng nhãn áp không nên quá lo lắng mà cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, cũng như theo dõi, thăm khám định kỳ để đạt hiệu quả tốt nhất. Chúc các bạn mau chóng phục hồi và có đôi mắt sáng khỏe.