Xã hội ngày càng phát triển, kèm theo đó là nhiều loại áp lực, bệnh tật khác nhau cũng đang xảy ra với con người hiện đại, đặc biệt là giới trẻ. Theo thống kê, tỷ lệ người trẻ bị suy giảm trí nhớ ở các mức độ khác nhau ngày càng tăng cao. Việc tìm hiểu về các dấu hiệu, nguyên nhân từ đó tìm ra cách phòng ngừa kịp thời của căn bệnh này là vô cùng cần thiết. Cùng Top1dexuat.com tìm hiểu chi tiết về hiện tượng suy giảm trí nhớ người trẻ ngay sau đây!
Suy giảm trí nhớ người trẻ là gì?
Trí nhớ giảm sút là tình trạng người bệnh hay quên, khó tập trung, lơ đễnh, thường gặp khó khăn trong việc ghi nhớ thông tin, hình thành ký ức mới hay tái hiện lại các sự việc đã xảy ra trong quá khứ.
Hội chứng suy giảm trí nhớ người trẻ là do sự suy giảm chức năng của não bộ chứ không phải do quá trình lão hóa theo tuổi tác thông thường. Sự suy giảm trí nhớ đôi khi chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng cũng có thể kéo dài làm não bộ mất đi sự nhạy bén, gây sa sút trí tuệ, giảm nhận thức, mất trí nhớ…
Một số dấu hiệu suy giảm trí nhớ người trẻ tuổi thường gặp
Suy giảm trí nhớ người trẻ gây kém tập trung, thường xuyên lơ đãng trong công việc và học tập.
Nói trước quên sau, hay quên các sự kiện, các vấn đề xảy ra, khó ghi nhớ các thông tin cần thiết cũng như trong việc tiếp nhận thông tin mới.
Suy giảm trí nhớ ở người trẻ làm giảm khả năng phán đoán nhìn nhận và đánh giá sự việc, giảm khả năng tư duy.
Rối loạn hành vi như nhắc đi nhắc lại một câu chuyện, diễn đạt vòng vo do quên từ, quên nội dung cần nói.
Suy giảm trí nhớ người trẻ thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, tâm trạng thay đổi thất thường (dễ nóng giận, phiền muộn, lo lắng,…)
Nguyên nhân cơ bản gây suy giảm trí nhớ người trẻ tuổi
Thông thường, những người trẻ tuổi (từ 18-30 vào độ tuổi trưởng thành) thường có não bộ hoạt động tốt. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân làm suy giảm trí nhớ người trẻ như:
- Quá trình sinh hoạt hằng ngày thiếu khoa học (như ngủ quá trễ, hoặc không ngủ, thức xuyên đêm)
- Chế độ ăn uống mỗi ngày thiếu dinh dưỡng.
- Kết hợp thêm các nguyên nhân khách quan khác.
Chính những điều đó đã làm cho não bộ có những tổn thương nhất định, làm trí nhớ bị suy giảm. Cụ thể như sau:
Tình trạng căng thẳng, stress và trầm cảm diễn ra thường xuyên
Thế hệ trẻ ngày nay thường chịu nhiều áp lực từ các vấn đề trong cuộc sống như học tập, công việc, gia đình… dẫn đến tình trạng tinh thần, đầu óc luôn ở trạng thái căng thẳng, hoạt động quá mức… do đó việc dung nạp thêm những thông tin, sự kiện mới gặp khó khăn hơn, đồng thời sự tập trung, khả năng phản ứng trước các tình huống khác nhau sẽ bị chậm hơn.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng trầm cảm gây ảnh hưởng đến khả năng phân tích của não, khiến não bộ giảm khả năng phân biệt những điều tương tự nhau, tình trạng kéo dài mà không có cách chữa trị kịp thời sẽ làm trí nhớ ngày càng giảm sút hơn.
Rối loạn giấc ngủ
Giấc ngủ vô cùng quan trọng với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Khi con người ngủ, cơ thể được nghỉ ngơi, đào thải độc tố và tái tạo năng lượng. Giấc ngủ và não bộ có mối liên kết khác phức tạp, ngủ đủ giấc không chỉ giúp đầu óc minh mẫn, mà còn giúp con người xử lý thông tin mới nhanh hơn, khả năng lưu trữ ký ức cũng tốt hơn . Đa phần giới trẻ không theo giờ giấc ăn ngủ hợp lý, dẫn đến việc thiếu ngủ gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển thông tin đến não, làm tình trạng mau quên diễn ra nhiều hơn. Thêm vào đó, tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài và thường xuyên, khiến các tế bào thần kinh làm việc quá sức, cơ thể mệt mỏi, tác động xấu đến tâm trạng, đầu óc không tỉnh táo, từ đó gây ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ. Đây cũng có thể là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ người trẻ.
Áp lực công việc quá tải lên cả cơ thể và tinh thần
Suy giảm trí nhớ người trẻ cũng có thể do khối lượng công việc quá nặng khiến cả cơ thể phải hoạt động hết công suất, làm quá nhiều việc cùng một lúc, đầu óc phải vận động quá tải cũng gây nên việc suy giảm trí nhớ ở người trẻ. Chính vì vậy, các nhà khoa học khuyên chúng ta nên sắp xếp công việc hợp lý, xử lý theo thứ tự ưu tiên trước sau, tránh tình trạng dồn việc làm cùng một lúc.
Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ hoặc không khoa học
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp não bộ hoạt động tốt hơn. Người trẻ hiện nay, không phải ai cũng tìm hiểu về các thành phần dinh dưỡng của món ăn, do đó việc ăn uống thiếu chất, ví dụ như chất sắt dễ gây thiếu máu làm cho cơ thể dễ bị mệt mỏi, da dẻ xanh xao, chóng mặt,… từ đó dẫn đến tình trạng giảm sút trí nhớ.
Hoặc, không bổ sung đầy đủ thực phẩm hỗ trợ sức khỏe não bộ như axit béo omega-3, vitamin B và chất chống oxy hóa. Kết hợp nhiều loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống lành mạnh một cách thường xuyên có thể cải thiện sức khỏe của não bộ, tăng cường trí nhớ, tinh thần lạc quan..
Việc lạm dụng chất kích thích, uống rượu bia thường xuyên cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất cũng như trạng thái thần kinh của mỗi người, do đó tình trạng suy giảm trí nhớ người trẻ cũng vì thì mà nặng hơn.
Xem thêm: Sẹo rỗ là gì? Các phương pháp điều trị sẹo dỗ hiệu quả nhất
Cách điều trị tình trạng suy giảm trí nhớ người trẻ tuổi
Suy giảm trí nhớ người trẻ là dấu hiệu đáng chú ý, có thể gây ra các căn bệnh khi về già như : Alzheimer, Parkinson…. Do đó, trước khi tình trạng suy giảm trí nhớ chưa diễn ra nghiêm trọng cần có những biện pháp điều trị từ sớm, ngăn chặn bệnh tình chuyển biến nặng hơn, cần theo dõi các biểu hiện ban đầu của chứng bệnh này để có biện pháp chữa trị kịp thời.
Ngoài ra, để cải thiện tình trạng “não cá vàng” nhớ trước quên sau, mỗi người cần thay đổi thói quen sống lành mạnh hơn, kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng tốt cho não bộ như Omega 3, protein, vitamin B… thường có trong: Cá, đậu, trứng, trái cây, rau xanh, ngũ cốc …Omega-3 còn giúp ngăn ngừa và cải thiện hệ tim mạch
Hạn chế rượu, bia, chất kích thích, những thứ có thể gây nguy hiểm cho não bộ, làm giảm trí nhớ, stress, trầm cảm và các biến chứng khác về thần kinh.
Thêm vào đó, giấc ngủ có vai trò cực kỳ quan trọng đến hệ thống não bộ, do vậy, mỗi người nên dành ít nhất 7 – 8 tiếng mỗi ngày để ngủ dù cho công việc bận rộn đến mức nào, nhằm cải thiện trí nhớ và tăng khả năng nhận thức tốt, tránh tình trạng thiếu ngủ khiến đầu óc luôn căng thẳng mệt mỏi.
Cần thường xuyên rèn luyện trí nhớ bằng việc các trò chơi trí tuệ kích thích trí nhớ như: sudoku, cờ vua, cờ tướng… hoặc đọc sách, học ngoại ngữ, tham gia các hoạt động giải trí, đội nhóm, giao lưu xã hội. Sắp xếp lịch làm việc, lịch học hợp lý, giảm cường độ sử dụng cũng như tránh bị phụ thuộc vào các thiết bị điện tử… Tập thể dục thể thao hàng ngày giúp thúc đẩy tuần hoàn máu đến toàn bộ cơ thể, tăng cường oxy và dinh dưỡng cho não bộ.
Tóm lại, tình trạng suy giảm trí nhớ người trẻ tuổi nếu phát hiện và có cách cải thiện sớm thì thường không quá nguy hiểm. Đồng thời cần theo dõi tình trạng sức khỏe cẩn thận, để nếu có các dấu hiệu liên quan đến đến não bộ, thần kinh…, thì có thể gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời.