Sâu răng là một trong những tình trạng vấn đề răng miệng mà nhiều người mắc phải. Đây là tình trạng răng bị thương tổn gây ra bởi vi khuẩn bám vào răng đồng thời gây nên những lỗ nhỏ trên răng. Đây là bệnh lý khá phổ biến trên thế giới bất kì ai cũng có thể gặp phải đặc biệt xuất hiện nhiều ở trẻ em và người cao tuổi.
Nếu không được điều trị kịp thời thì tình trạng sâu răng sẽ ngày càng nặng gây ra nhiều vấn đề khác ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày thậm chí gây nên những biến chứng nguy hiểm về răng miệng. Vậy hãy cùng Top1dexuat.com tìm hiểu những nguyên nhân gây sâu răng và phương pháp ngăn ngừa điều trị sâu răng hiệu quả nhất.
Nguyên nhân gây nên tình trạng sâu răng
Sâu răng là sự hình thành các lỗ nhỏ li ti trên răng và phát triển theo thời gian. Nguyên nhân chính là do vi khuẩn trong khoang miệng, tiêu thụ quá nhiều đường và vệ sinh răng miệng kém và là kết quả của quá trình huỷ khoáng.
Một số chủng vi khuẩn được nghiên cứu có khả năng gây tình trạng sâu răng cao là Streptococcus mutans và một số chủng khác cũng được xác định có nguy cơ cao như Actinomyces, Lactobacillus….
Nếu tình trạng này kéo dài và không được điều trị, tình trạng bệnh sẽ nặng dần và ảnh hưởng nghiêm trọng đến răng. Trường hợp nặng sẽ dẫn đến đau răng, nhiễm trùng hoặc thậm chí mất răng. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lối sống và sinh hoạt hàng ngày.
Quá trình hình thành và diễn biến của bệnh sâu răng
Răng sâu không giống với bất kỳ tổn thương nào khác. Bởi đây là một quá trình và là một bộ phận duy nhất không thể tự phục hồi mà phải được điều trị. Thông thường, sâu răng không có bất kỳ những dấu hiệu nào có thể phát hiện sớm, chúng phát triển theo từng giai đoạn từ lớp nông đến lớp sâu của răng.
Sâu răng bắt đầu phát triển qua từng giai đoạn:
- Mảng bám trên răng: trong quá trình ăn uống mảng bám thức ăn còn được dính lại trên răng, đặc biệt mảng bám do ăn nhiều đường và tinh bột không được làm sạch sẽ hình thành vi khuẩn và chúng tấn công tạo thành mảng bám. Mảng bám có thể cứng lại xung quanh viền nướu gọi là cao răng. Cao răng làm cho mảng bám trở nên cứng đầu hơn và tạo thành 1 rào chắn cho vi khuẩn trú ngụ.
- Các chất khoáng trong men răng cứng, bên ngoài răng sẽ bị loại bỏ từ các axit trong mảng bám. Điều này làm gây nên những lỗ nhỏ trên men răng. Đây là giai đoạn đầu tiên của tình trạng sâu răng. Nếu men răng bị bào mòn, dần dần các axit và vi khuẩn có thể tấn công đến ngà răng(là lớp răng tiếp theo). Tại ngà răng chứa những dây thần kinh nhỏ gây ra sự nhạy cảm.
- Giai đoạn tiếp theo là sự phát triển của vi khuẩn và các axit. Chúng tiếp tục di chuyển qua răng và bên trong tuỷ chứa dây thần kinh và mạch máu gây nên tình trạng sưng và kích thích buồng tuỷ. Do quá trình sưng xảy ra bên trong răng, khiến dây thần kinh bị chèn ép và gây đau.
Triệu chứng của bệnh sâu răng thường gặp
Tuỳ vào mức độ nghiêm trọng và vị trí của bệnh mà các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thường khác nhau. Nếu bệnh ở giai đoạn mới bắt đầu, dường như không có bất kỳ triệu chứng nào để nhận biết.
Khi tình trạng sâu răng chuyển nặng hơn, nó thường gây nên những dấu hiệu và triệu chứng như:
- Cảm giác đau xuất hiện thường xuyên, đau tự phát hoặc đau không rõ nguyên nhân.
- Những vấn đề nhạy cảm ở răng khi sử dụng đồ ăn hoặc nước nóng, lạnh.
- Đau nặng hơn khi ăn.
- Có thể nhìn thấy rõ lỗ nhỏ trên răng.
- Xuất hiện lỗ hỏng hoặc màu nâu, đen trên bất kỳ bề mặt nào của răng.
- Đau khi cắn.
Khi nào cần đi khám nha khoa?
Như đã nói, sâu răng ở giai đoạn bắt đầu phát triển không có bất kỳ dấu hiệu nào có thể nhận biết. Nên vì vậy, chúng ta cần vệ sinh răng miệng một cách cẩn thận và kiểm tra thường xuyên ngay khi cảm thấy răng miệng vẫn ổn.
Tuy nhiên, nếu xuất hiện triệu chứng đau răng hay bất kỳ dấu hiệu nào khác lạ, nên đi khám nha sĩ càng sớm càng tốt để có thể phát hiện kịp thời và xử lý nhanh nhất.
Sâu răng là một tình trạng phổ biến nên thường được xem nhẹ và bỏ qua. Nhiều phụ huynh còn cho rằng việc sâu răng ở trẻ là hết sức bình thường. Tuy nhiên, sâu răng vẫn có nguy cơ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng về lâu dài, đối với trẻ chưa có răng vĩnh viễn.
Những biến chứng có thể gặp như:
- Tình trạng đau răng kéo dài.
- Áp xe răng, nướu.
- Gãy răng hoặc thậm chí hư hỏng răng
- Gặp các vấn đề khi nhai.
Sâu răng gây nên những trở ngại gì?
Nếu tình trạng sâu răng kéo dài và trở nên nghiêm trọng sẽ dẫn đến một số trở ngại ảnh hưởng đến lối sống và sinh hoạt của bản thân. Chẳng hạn như:
Gây ảnh hưởng đến tình trạng răng miệng của bạn
Có thể thấy, sâu răng ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức khỏe của răng miệng. Khi cấu trúc răng bị phá hoại khiến đau nhức kéo dài thậm chí mất răng. Nghiêm trọng hơn sẽ gây nên tình trạng viêm tuỷ.
Vi khuẩn chèn ép các lỗ chóp răng gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh, máu không thể cung cấp cho răng và dẫn đến hoại tử, chết tủy. Sau đó, vi khuẩn tiếp tục tấn công vào các mô quanh chóp răng và gây tình trạng áp xe răng. Sâu răng cũng gây nên một số vấn đề về ăn uống, kém ăn, chán ăn và ăn không ngon… Từ đó ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá.
Gây thiếu thẩm mỹ, thiếu tự tin
Sâu răng sẽ khiến răng bị ăn mòn gây nên những lỗ hổng và chấm đen trên bề mặt răng với nhiều kích thước và hình dạng khác nhau xảy ra ở bất kỳ nơi nào của răng.
Điều này ảnh hưởng đến sự tự tin và tính thẩm mỹ của người mắc phải, khiến không tự tin khi cười, nói chuyện đối diện với người khác. Ngoài ra, sâu răng còn là nguyên nhân khiến hôi miệng dẫn đến tình trạng người mắc phải kém tự tin khi giao tiếp với mọi người.
Gây ảnh hưởng đến tâm lý
Đau răng là vấn đề phổ biến thường gặp phải khi mắc phải sâu răng. Tuy nhiên, dây thần kinh liên kết còn khiến nhiều người xuất hiện kèm theo triệu chứng đau đầu. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống sinh hoạt, ăn uống và công việc của bạn. Khiến bạn mất khả năng tập trung, mệt mỏi, đuối sức.
Nếu như tình trạng này kéo dài thì tinh thần người bệnh sẽ giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tâm lý khiến người bệnh dễ nổi nóng, khó chịu.
Ngoài ra, đối với trẻ nhỏ, tình trạng chán ăn, bỏ bữa khiến cơ thể sụt cân, thiếu dinh dưỡng, mệt mỏi và không có sức đề kháng luôn là nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh.
Gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nếu sâu răng không được can thiệp và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm tủy hoặc thậm chí hoại tử và sau đó nhiễm trùng. Tuỳ vào mức độ nhiễm trùng mà dẫn đến một số các bệnh lý nguy hiểm khác thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Do vậy, không bên chủ quan và xem thường việc làm sạch và kiểm tra răng miệng thường xuyên. Cần đến ngay nha sĩ khi phát hiện bị sâu răng để được điều trị và xử lý nhanh chóng. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa được cho phép.
Điều trị sâu răng thế nào cho hiệu quả?
Cần được kiểm tra răng miệng định kỳ thường xuyên để phát hiện sớm dấu hiệu sâu răng và tình trạng răng miệng đáng lo ngại trước khi chúng trở nên nghiêm trọng. Có thể tham khảo một số cách điều trị sâu răng hiệu quả sau:
Điều trị sâu răng hiệu quả tại nhà:
- Những phương pháp giúp điều trị sâu răng tại nhà một cách đơn giản chỉ phù hợp với tình trạng sâu răng ở giai đoạn mới chớm. Khi phát hiện trên răng những chấm đen thì phương pháp thì không còn mang lại hiệu quả.
- Có thể điều trị sâu răng tại nhà giai đoạn bắt đầu bằng một số cách dân gian như sử dụng lá bàng. Trong lá bàng chứa flavonoid, saponin, phytosterol và tannin có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn, sát khuẩn và ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm. Bằng cách xay nhuyễn lá bàn non với muối biển và nước lọc để tạo nên hỗn hợp dung dịch súc miệng mỗi tối trước khi ngủ.
- Một số loại gia vị như gừng, lá trầu không, rễ lá lốt, tỏi đều có thể giúp sát khuẩn và kháng viêm điều trị sâu răng một cách hiệu quả.
- Súc miệng bằng nước muối là một cách giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng khiến vi khuẩn không thể sinh sôi và hoạt động. Súc miệng bằng nước muối còn giúp loại bỏ mùi hôi miệng, làm dịu các vết thương trong khoang miệng một cách nhanh chóng tức thì.
Có thể bạn quan tâm: Chế độ ăn uống cho người đau răng phù hợp nhất
Ngoài ra, việc đánh răng thường xuyên là một trong những việc làm cần thiết để giảm đau răng, sâu răng. Nên sử dụng kem đánh răng nhẹ dịu và thay đổi thường xuyên để phù hợp với răng. Đồng thời thay bàn chải đánh răng mỗi 3 tháng định kỳ cũng là phương pháp bảo vệ răng miệng hiệu quả.
Đồng thời, nên điều trị sâu răng ở những trung tâm nha khoa tin cậy để có thể phát hiện những dấu hiệu sớm tình trạng sâu răng và mức độ nghiêm trọng của bệnh để có những cách điều trị phù hợp.
Có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị hoặc một số thủ thuật nha khoa theo yêu cầu của các bác sĩ tuỳ vào tình trạng nghiêm trọng của răng bị sâu. Chính vì vậy, nên đi thăm khám càng sớm càng tốt để tránh để tình trạng trở nên nghiêm trọng và trở nặng.
Cần thực hiện một số các biện pháp ngăn ngừa sâu răng như cách chải răng đúng cách, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Chải răng hai lần sáng tối và sau mỗi bữa ăn, hạn chế ăn vặt và những thực phẩm gây tổn thương răng và khám răng định kỹ thường xuyên.
Qua bài viết trên đây, có thể nhận biết rõ hơn về bệnh lý sâu răng có thể xảy ra ở bất kỳ ai bất kỳ lúc nào trong cuộc sống chúng ta. Cần nhận biết mức độ nguy hiểm và nghiêm trọng để có thể thực hiện những phương pháp ngăn ngừa và điều trị sớm nhất có thể để sở hữu hàm răng trắng khỏe và tự tin.