Nếu bạn gặp phải những triệu chứng xảy ra thường xuyên như hoa mắt, chóng mặt, và cảm thấy mất thăng bằng thì có thể bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe, và thường những triệu chứng nói trên là của bệnh rối loạn tiền đình. Ở bất kì độ tuổi nào chúng ta đều có thể gặp phải chứng bệnh này, không những gây khó khăn trong những sinh hoạt hằng ngày mà còn rất dễ khiến bạn bị té ngã và gây ra những sự cố ngoài ý muốn.
Rối loạn tiền đình là căn bệnh không mấy xa lạ với nhiều người những điều cần chú ý đến ở đây là không phải ai cũng có thể nhận ra và hiểu đúng về bệnh. Vậy đây là bệnh gì, có gây nguy hiểm không và khi rối loạn sẽ làm sao? Tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Rối loạn tiền đình là gì? Có mấy loại rối loạn tiền đình?
Rối loạn tiền đình là gì?
Việc rối loạn tích hợp thăng bằng ở bộ máy tiền đình và tại thần kinh trung ương là nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình. Tiền đình là một bộ phận thuộc hệ thần kinh nằm ở hai bên phía sau ốc tai. Chúng có vai trò giúp duy trì trạng thái cân bằng cho cơ thể và cân bằng được các tư thế trong mọi hoạt động, từ đó mà chúng ta mới có thể phối hợp ăn ý giữa các bộ phận khác như mắt, tay, chân,…. cùng với nhau.
Trong quá trình dẫn truyền và tiếp nhận thông tin của tiền đình nếu bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hoặc ảnh hưởng từ dây thần kinh số 8 thì sẽ dẫn tới bệnh rối loạn tiền đình.Việc này sẽ ảnh hưởng tới tiền đình gây mất khả năng cân bằng, người sẽ loạng choạng, chóng mặt, hoa mắt , buồn nôn,… và những triệu chứng này sẽ xảy ra rất thường xuyên và đột ngột khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với cuộc sống và khả năng lao động của họ.
Có mấy loại rối loạn tiền đình?
Tình trạng cơ thể bị mất thăng bằng và gây ra những cảm giác hoa mắt, chóng mặt, ù tai,… thì được gọi là bệnh rối loạn tiền đình. Và bệnh này được chia làm 2 loại:
Rối loạn tiền đình ngoại biên
Khi tai trong và dây thần kinh tiền đình bị tổn thương hoặc bệnh lý mạch máu sau vùng cổ bị tắt thì sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn tiền đình ngoại biên. Lúc đó, người bệnh khi thay đổi tư thế sẽ thường gây cảm giác chóng mặt nhưng khi di chuyển vẫn khá tỉnh táo.
Rối loạn tiền đình trung ương
Nguyên nhân dẫn đến việc rối loạn tiền đình trung ương và do dây tiền đình của tiểu não và thân não bị tổn thương. Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy sa sầm mặt mày lại, và dễ choáng váng khi thay đổi tư thế , khó di chuyển,…
Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình
Nguyên nhân chính xác dẫn đến rối loạn tình đến nay vẫn chưa tìm được nhưng qua những nghiên cứu hiện nay đã cho thấy được do sự viêm nhiễm vi khuẩn hoặc virus ở tai, hoặc do rối loạn tuần hoàn máu gây ảnh hưởng lên não và tai và những chấn thương trên vùng đầu cũng là những nguyên nhân chính gây ra rối loạn tiền đình.
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình ngoại biên
Những nguyên nhân có thể dẫn đến rối loạn tiền đình ngoại biên như: do thủy đậu, quai bị hoặc virus Zona( những trường hợp này chỉ chiếm khoảng 5%), do liệt dây thần kinh tiền đình nên dễ dẫn đến triệu chứng chóng mặt một các đột ngột và có thể xảy ra liên tục nhiều tháng liền nhưng không bị rối loạn thính lực.( khác với hội chứng Meniere).
Vấn đề gây rối loạn chuyển hỏa như: tiểu đường, suy giáp, tăng ure huyết,… cũng là nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình ngoại biên.
Bên cạnh đó còn có một số nhóm nguyên nhân khác như: U dây thần kinh số 8,Viêm tai giữa cấp và mạn, Tác dụng của rượu bia, ma túy,Phù nề vùng tai trong,Chấn thương vùng tai trong,…
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình trung ương
Những nguyên nhân thường gặp nhất gây ra rối loạn tiền đình trung ương là : Nhiễm trùng não, nhồi máu não, u não, xuất huyết não, chấn thương và thường gặp nhất là migraine.
Và một số nhóm bệnh có thể gặp như sau: Hội chứng Wallenberg, Giang mai thần kinh, Hạ huyết áp tư thế, Bệnh Parkinson, Thiểu năng tuần hoàn sống nền,…
Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân trên dẫn đến rối loạn tiền đình thì còn những nguyên nhân khác gây ra như:
- Tuổi tác: Phần đông nhiều người có tuổi và trên khoảng tầm 40 tuổi trở lên sẽ rất dễ có nguy cơ rối loạn tiền đình cao hơn những người trẻ tuổi vì tuổi tác càng cao thì chức năng của một số cơ quan cũng từ đó mà suy giảm theo. Thông qua những số liệu thống kê cho thấy, ước tính cứ 100 người lớn tuổi là có khoảng 35 người gặp phải bệnh rối loạn tiền đình.
- Tiền sử hay bị chóng mặt: những người đã từng hay bị chóng mặt phần nhiều khả năng tương lai sẽ mắc chứng bệnh rối loạn tiền đình này.
- Do mất máu quá nhiều: Những trường hợp bệnh nhân mất máu do chấn thương, hoặc cơ thể thường xuyên nôn hoặc đi ngoài ra máu và phụ nữ sau khi sinh,… luôn là những người có nguy cơ bị rối loạn tiền đình rất cao.
- Những căng thẳng thường ngày hay sử dụng chất kích thích và rượu bia vẫn sẽ có thể dẫn đến rối loạn tiền đình.
Khi rối loạn sẽ làm sao?
Khi bị rối loạn tiền đình thì rất dễ bắt gặp những hiện tượng như sau:
Mất ngủ, mất ý thức, xỉu ngang do lượng máu lưu thông lên não bị suy giảm, tim bị rối loạn hoặc huyết áp sẽ bị tuột. Những triệu chứng này nếu để kéo dài sẽ khiến người bệnh mất dần ý thức.
Chóng mặt: Người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn trong việc đứng lên ngồi xuống, cảm thấy như choáng váng , quay cuồng, hoa mắt,… những lý do gây nên những triệu chứng này là do hệ thần kinh của não bộ bị chèn ép hạo dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Và đa phần chỉ cần được nghỉ ngơi hợp lý là cá triệu chứng trên sẽ hết nhanh chóng.
Không giữ được thăng bằng khi di chuyển, cơ thể trong tình trạng lâng lâng, muốn đi lại phải bám vào một cái gì đó mới đi lại được. Do sự tắc nghẽn của tiểu não và toàn bộ tiền đình ,mắt và ngoại tháp gây ra những triệu chứng trên.
Vậy rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?
Mặc dù rối loạn tiền đình chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh nhưng nếu kéo dài lâu ngày sẽ dễ gây ra những bệnh khác như: thần kinh, huyết áp thấp, nhồi máu cơ tim,… Rối loạn tiền đình có thể xuất hiện trong vài ngày rồi hết, hoặc có thể kéo dài và để lại nhiều di chứng như: mất thăng bằng khi di chuyển, chân tay tê bì, suy yếu mệt mỏi,… ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe của người bệnh.
Rối loạn tiền đình rất dễ khiến cho cuộc sống của người bệnh rất dễ trở nên chán nản và cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hằng ngày, chất lượng công việc ngày càng giảm sút và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ do máu lưu thông lên não ít. Chính vì thế, nếu gặp phải những triệu chứng kể trên bạn nên đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ để được chẩn đoán cụ thể để có thể chữa trị kịp thời.
Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình
Nếu điều trị sai cách và sử dụng không đúng thuốc sẽ gây lãng phí về tiền bạc công sức và dễ gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh khiến ngày càng nặng hơn. Một số phương pháp phổ biến điều trị rối loạn tiền đình:
- Điều trị thì bao gồm: điều trị phục hồi chức năng tiền đình,điều trị nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình,điều trị triệu chứng chóng mặt và nôn.
- Phục hồi chức năng: Những bài tập kích thích vận động cho não bộ và nhạy bén cho hệ thống tiền đình sẽ đem lại hiệu quả rất lớn trong việc điều trị.
- Tập luyện thể thao và ăn uống lành mạnh: Tập luyện với mức độ phù hợp với tình trạng sức khỏe sẽ giúp người bệnh phục hồi hệ thống tiền đình nhanh chóng và tăng cường được sức khỏe. Bên cạnh đó chế độ ăn lành mạnh sẽ rất tốt cho việc điều trị bệnh, hạn chế được nhiều triệu chứng cho bệnh gây ra.
- Sử dụng đúng thuốc: Tùy thuộc vào thể trạng bệnh lý của mỗi bệnh nhân và bác sĩ sẽ là người kê cho bạn một toa thuốc và liều lượng thích hợp.
- Phẫu thuật: Khi những phương pháp trên không mang lại hiệu quả thì bác sĩ sẽ phải tiến hành phẫu thuật, cũng tùy vào bệnh lý và nguyên nhân của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chọn phương pháp phù hợp để phục hồi chức năng tiền đình.
Cách phòng tránh rối loạn tiền đình
Tuy rối loạn tiền đình là căn bệnh phổ biến và thường xuyên mắc phải gây ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe và cuộc sống. Nhưng chúng ta vẫn có thể phòng tránh bệnh bằng nhiều cách đơn giản như:
- Tránh căng thẳng và lo lắng.
- Hạn chế đọc sách khi ngồi trên xe và hãy nằm xuống ngay khi thấy có dấu hiệu chóng mặt.
- Uống đủ nước.
- Luyện tập thể dục mỗi ngày và hợp lý với cơ thể.
- Không nên thay đổi tư thế một cách đột ngột.
- Ăn uống lành mạnh và hạn chế các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…
- Nên đi khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện tình trạng sức khỏe.
- Nếu cảm thấy có những dấu hiệu của bệnh nên đi khám chuyên khoa để được các bác sĩ chẩn đoán và hỗ trợ điều trị kịp thời.
Qua bài viết trên chắc bạn cũng đã hiểu được phần nào về bệnh rối loạn tiền đình cũng như những nguy hiểm mà bệnh này mang lại.
Tuy là rối loạn tiền đình không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ vẫn dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy mà bạn đừng quá ỷ y vào cơ thể của mình , bệnh có thể bất ngờ đến qua những thói quen xấu tưởng chừng như rất nhỏ cũng có thể dẫn đến rối loạn tiền đình.
Do đó, ngoài việc nên đi khám định kỳ thường xuyên để có thể kiểm tra sức khỏe một cách chính xác nhất thì vẫn nên chú ý tới những sinh hoạt đời sống hằng ngày để có thể bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Mong là qua bài viết trên sẽ có thể giúp bạn có thể tránh và hạn chế được những nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình. Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Có thể bạn quan tâm: Nội tiết tố nữ là gì?