Nhiệt miệng là một triệu chứng mà bạn rất dễ gặp đối với tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi. Vậy nhiệt miệng là gì, nguyên nhân từ đâu và biện pháp chữa trị như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về nhiệt miệng
Ở những vị trí như dưới lưỡi, môi hoặc trên nướu thường xuất hiện những vết loét nhỏ, nóng thì người ta gọi là nhiệt miệng, hay còn gọi là loét áp tơ (aphthous ulcer).
Trước khi vết loét do nhiệt hình thành ở trong miệng của bạn thì triệu chứng nhiệt miệng thường có biểu hiện như ngứa, rát. Vết loét áp tơ thường có hình tròn, ở giữa có màu trắng, vàng, xung quanh có viền xanh và đỏ.
Không giống như mụn nước lở miệng, nhiệt miệng gây đau nhức và khó chịu khi ăn uống chứ không lây lan ra rộng và nằm trong khoang miệng chứ không nằm bên ngoài.
Nhiệt miệng và các triệu chứng Nhiệt miệng
Đối với viêm đau nhiệt nhỏ
- Hiện tượng phổ biến thường hay gặp.
- Không để lại sẹo.
- Thời gian đau có thể kéo dài 1 đến 2 tuần.
- Vùng trong khoang miệng có cảm giác khó chịu, sưng, đau nhức.
- Có hình các chấm trắng nhỏ cùng viền đỏ xung quanh.
Viêm đau nhiệt lớn
- Là hiện tượng không phổ biến.
- Các chấm trắng lớn hơn, có viền xanh xung quanh.
- Cùng với đó là độ sâu và rộng khiến đau và nhức hơn rất nhiều so với nhiệt miệng nhỏ.
- Có thể để lại sẹo và kéo dài đến 6 tuần.
Viêm đau nhiệt miệng thể herpetiform
- Đối với trường hợp này những người lớn tuổi là đối tượng dễ gặp nhất.
- Kích thước rất nhỏ nhưng nhiều và tập trung thành từng cụm.
- Không để lại sẹo với thời gian 1 đến 2 tuần.
>>> Xem thêm bài viết: Cạo vôi răng là gì? Quy trình cạo vôi răng chuẩn
Nguyên nhân nhiệt miệng
Nguyên nhân chính xác của nhiệt miệng vẫn chưa rõ, nhưng theo quan niệm thì một vài nhân tố có thể gây ra nhiệt, cách nhận biết bị nhiệt miệng như:
- Thay đổi nội tiết tố.
- Bất cẩn cắn trúng má.
- Thiếu các chất dinh dưỡng hoặc vitamin cần thiết như: vitamin B, kẽm, axit folic hoặc sắt.
- Tổn thương do quá trình vệ sinh răng miệng.
- Do thói quen ăn uống, ăn quá nhiều đồ cay nóng, hoặc đồ chua.
- Do vi khuẩn gây viêm loét dạ dày tá tràng Helicobacter pylori.
Khi bạn mắc một số bệnh sau đây cũng có thể gây ra nhiệt miệng:
- HIV hoặc AIDS do virus ức chế miễn dịch.
- Một loại bệnh di truyền, mà theo ước tính thì 100 người trên thế giới sẽ có một người bị chính là Celiac, rối loạn tự miễn dịch.
- Một số bệnh liên quan đến đường ruột.
- Một loại bệnh tự miễn ít khi gặp, nhưng nó có thể gây viên cho cả cơ thể bao gồm cả miệng là Behcet.
Bài thuốc tự nhiên chữa nhiệt miệng
Với tình trạng loét áp tơ sẽ không để lại hậu quả quá nặng nề cũng không để lại sẹo, nhưng với thời gian từ 1 đến 2 tuần nếu bạn không chữa trị thì việc ăn uống của bạn sẽ vô cùng khó khăn. Vì nó có thể gây ra tình trạng đau, nhức thậm chí là sưng tấy.
Ngoài việc mua thuốc để điều trị, bạn hoàn toàn có thể xử lý nhiệt hiệu quả tại nhà với các bài thuốc được chia sẻ dưới đây, hãy cùng tham khảo và áp dụng nếu bạn hay người thân của bạn bị nhiệt nhé.
Tự pha nước súc miệng
Nguyên liệu bao gồm: Baking soda một muỗng, nước ép nha đam 2 muỗng và nửa cốc nước ấm.
Bạn trộn đều hỗn hợp lại nhau, sau đó ngâm một ngụm nhỏ ít nhất là 10 giây sau đó nhổ ra. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi nước ở trong cốc không còn nữa. Lưu ý là bạn không được nuốt hỗn hợp vào bụng nhé. Với công thức đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm bạn có thể tự pha tự nhà, hiệu quả vô cùng nhanh chóng nhé.
Chườm lạnh
Đá có rất nhiều tác dụng, trong đó giảm đau giảm sưng là vô cùng hiệu quả. Nếu bị nhiệt miệng, bạn hãy ngâm một viên đá nhỏ và giữ lại ở vị trí có vết nhiệt miệng cho đến khi đá tan. Cái lạnh của đá sẽ làm chậm lượng máu đến vết lở loét, hết đau, hết sưng.
Cẩn trọng trong ăn uống
Khi bị nhiệt miệng bạn cần tránh ăn uống các đồ cay nóng, đồ chua. Bởi những đồ ăn này có thể làm cho vết nhiệt miệng của bạn to hơn, sâu hơn và rất rát.
Tăng cường các loại vitamin B
Theo các chuyên gia sức khỏe răng miệng, không chỉ khi bị nhiệt bạn mới cần bổ sung vitamin mà hàng ngày cũng nên bổ sung nhóm vitamin B cho cơ thể, như vitamin B1, B12.
Cơ thể thiếu nhóm vitamin này có thể gây ra hiện tượng nhiệt. Bổ sung vitamin B12 có thể giúp bạn chữa nhiệt miệng, đồng thời ngăn cho nhiệt không tái phát. Nếu có thể bạn nên sử dụng 1mg/ngày, ngày 2 lần trong vòng 06 tháng.
Sữa chua
Bạn nên duy trì ăn sữa chua mỗi ngày, bởi nó rất tốt, tăng hệ miễn dịch, đẹp dáng đẹp da, bạn có thể cân nhắc ăn sữa chua không đường. Nếu bạn bị nhiệt miệng khi ăn sữa chua các lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ giúp bạn chữa lành, cùng với cái mịn và mát của sữa chua giúp bạn giảm đau.
Giấm táo
Giấm táo có chứa axit acetic, có khả năng diệt vi khuẩn đồng thời gia tăng các lợi khuẩn. Bạn pha hỗn hợp với tỷ lệ nước và giấm táo bằng nhau, nên dùng hằng ngày để các vết loét miệng hết nhanh chóng. Đối với nhiệt miệng giấm táo được xem như một kháng thể tự nhiên.
Nước oxy già
Dùng dung dịch oxy già loãng (½ nước – ½ oxy già), thấm trực tiếp vào bông chấm lên vết loét. Sau đó 1 tiếng đồng hồ không ăn uống, thực hiện hàng ngày đến khi hết viêm.
Chè (trà đen)
Trong chè có chất tanin có rất nhiều lợi ích, có thể giúp giảm nhiệt miệng hiệu quả. Sau khi pha trà bạn lấy bã chè ướt đắp lên vùng nhiệt miệng từ 10 đến 15 phút có thể giảm đau và viêm hiệu quả.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ về nhiệt miệng, từ đây bạn có thể tránh được các yếu tố có thể gây nên nhiệt miệng. Cũng như tìm ra được phương pháp trị nhiệt miệng hiệu quả tại nhà.