Nếu tâm trí cả hai không ngừng nhớ nhung, trái tim không thôi loạn nhịp khắc sâu hình bóng của đối phương. Thì xin chúc mừng tình yêu của hai bạn đã đủ “chín muồi” đơm hoa quả ngọt để chuẩn bị lễ cưới linh đình về chung một nhà và trong buổi lễ ấy có sự góp mặt quan trọng không thể thiếu đó là nhẫn cưới. Hôm nay chúng tôi xin giải đáp các câu hỏi quen thuộc của các cặp vợ chồng sắp cưới để hiểu rõ hơn: Nhẫn cưới là gì? Ý nghĩa và cách đeo như thế nào? Hãy cùng Top1dexuat.com tìm hiểu nhé!
Nhẫn cưới là gì?
Nhẫn cưới là vật tượng trưng cho tình yêu, minh chứng cho lời hứa trọn đời bên nhau. Nó như sợi dây tờ kết nối chặt đôi bên thuộc về nhau, hai cá thể riêng biệt như được hòa nguyện thành cùng chung tiếng nhịp đập của trái tim. Không chỉ ở riêng Việt Nam, mà hầu hết các nước trên thế giới đã xem nhẫn cưới là một kỉ vật không thể thiếu trong hôn nhân, nó được xem như món vật định tình minh chứng cho tình yêu của hai người.
Đến nay vẫn có nhiều người hay lầm tưởng rằng nhẫn đính hôn cũng giống như nhẫn cưới. Đây là điều lầm tưởng vô cùng sai lầm, vì nhẫn cưới khác hoàn toàn về mặt ý nghĩa so với nhẫn đính hôn.
Trao nhẫn cưới cho nhau là một trong những hành động vô cùng quen thuộc xuất hiện lễ cưới. Cô dâu và chú rể thực hiện nghi thức trao cho nhau chiếc nhẫn dưới sự chứng kiến của cha mẹ, dòng họ, người thân hai bên gia đình.
Khoảng 4800 năm trước đây vào thời Ai Cập cổ đại, chiếc nhẫn được gắn với một thế lực siêu nhiên, sử dụng vòng tròn làm vật đại diện cho sự liên kết tình yêu đôi lứa. Họ quan niệm rằng: vòng tròn có chung điểm đầu và điểm cuối tượng trưng cho sự tuần hoàn bất diệt, khẳng định tình yêu thiêng liêng cao cả dù trải qua bao la sóng gió của cuộc đời họ vẫn thuộc về nhau. Đây như một tín vật định tình, đánh chủ quyền sở hữu người bạn đời của mình.
Với người Hy Lạp thời xưa, khi người con gái chấp nhận đeo chiếc nhẫn trên tay cũng đồng nghĩa với việc cô đã bị trói buộc xiềng xích về mặt tinh thần lẫn thể xác. Đây như toà ngục giam lỏng và bị tước mất quyền tự do, họ chỉ được nghe và phục tùng người chồng mình.
Tuy nhiên với thời kỳ ngày càng hiện đại ngày một tiên tiến dòng chảy thời gian dần trôi thời đại cởi mở, phong tục cũng có những thay đổi đáng kể. Ngày nay, chiếc nhẫn được xem là một lễ nghi bắt buộc trong lễ cưới. Nó như là sợi tơ hồng ràng buộc mãi mãi giữa người vợ và chồng trong quan hệ bình đẳng dưới sự chứng kiến của quan viên hai họ.
Nếu nhẫn cưới được xem như biểu tượng của tình yêu, thì rượu mừng cưới chính là minh chứng cho lời thề son sắt của đôi vợ chồng trẻ. Rượu Mừng Hỷ – Trọn Niềm Vui góp hương vị đặc sắc cho cuộc sống, tượng trưng cho tình yêu viên mãn lứa đôi.
Ý nghĩa của nhẫn cưới
Như đã nói ở thông tin trên, nhẫn cưới là một vật thiêng liêng kết nối giữa nam và nữ. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ý nghĩa của nó ngay sau đây!
Biểu tượng cho hôn nhân
Chữ “nhẫn” trong nhẫn cưới mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Trong cuộc sống gia đình, những cãi vã mâu thuẫn là điều khó tránh khỏi. Vì vậy mỗi người hãy học cách nhường nhịn nhẫn nại để mọi chuyện lớn hoá nhỏ bé, tránh để những sai lầm đáng tiếc xảy ra mất đi hạnh phúc gia đình và tình nghĩa vợ chồng.
Nhẫn được đeo trên tay còn như một lời nhắc nhở mỗi khi mâu thuẫn xảy ra. Nó giúp người ta nhớ lại những kỉ niệm của đôi bên, khợi gợi lại những lời hẹn ước ngày trước để biết yêu yêu thương nhau hơn, nhường nhịn đối phương. Đây cũng là một bí quyết giữ gìn ngọn lửa hạnh phúc gia đình rất hiệu quả.
“Nếu mà biết nhẫn nhịn nhau
Gia đình hòa thuận nhịp cầu yêu thương Cho dù vạn lý, thập phương
Gia đình sum họp, vạn đường như mơ.”
Bằng chứng của hôn nhân
Hình thức trao nhẫn cho nhau được xem sự nghiêm túc trong việc kết hôn và mang tính bước ngoặt của đôi bên. Khi trao nhẫn cưới cho nhau cũng đồng nghĩa với việc chính thức gọi nhau hai tiếng vợ chồng.
Nó còn là vật ngầm báo hiệu rằng: họ đã có vợ/có chồng. Đây là cũng là cách giữ lửa hạnh phúc của gia đình. Bởi một chàng trai hay người con gái thường sẽ hạn chế việc tiếp tiếp xúc riêng tư với người đã có gia đình.
Trách nhiệm của hôn nhân
Trao nhẫn cưới cho nhau thì mỗi cá nhân cần có trách nhiệm xây dựng tổ ấm riêng cho mình. Dù đau khổ khó khăn, hai người vẫn nguyện bên nhau cùng vượt qua mọi thăng trầm của cuộc sống.
Xem thêm: Nhẫn đính hôn là gì? Ý nghĩa và cách chọn nhẫn đính hôn đẹp
Cách đeo nhẫn cưới đúng cách
Người Việt Nam chúng ta thường cho rằng nhẫn đính hôn hay nhẫn cưới phải được đeo ở ngón áp út bàn tay trái của cô dâu còn chú rể đeo ngón áp út bên tay phải. Vì nó tượng trưng cho sự gắn kết, mãi mãi không tách rời. Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều có những quan niệm, phong tục, văn hoá mang ý nghĩa riêng.
Người Trung Quốc thường đeo nhẫn ngón áp út bên tay trái bởi họ quy định rằng ngón cái đại diện cho cho bố mẹ, ngón trỏ đại diện cho những người anh em, ngón giữa là biểu tượng cho chính mình, ngón áp út tượng trưng cho người bạn đời đầu ấp tay gối còn ngón út là anh em.
Người La Mã lại quan niệm khác, họ cho rằng đeo nhẫn ở ngón áp út bên tay trái là con đường ngắn nhất để kết nối trái tim đôi bên. Bởi ở đó có một tĩnh mạch liên kết với nhịp đập trái tim.
Vào những năm gần đây, số cặp vợ chồng ly hôn ngày một càng tăng. Có đủ mọi lý do mâu thuẫn cãi vã để kết thúc dù cho đã từng chung sống một năm, hai năm hoặc cả một thập kỷ. Nhẫn cưới mang ý nghĩa vô cùng quan trọng được xem như là một sợi dây gắn kết trong hôn nhân. Và chữ nhẫn trong hôn nhân mang một ý nghĩ vô cùng to lớn. Thế nên trước khi bước vào cánh cửa hôn nhân, chúng ta cần phải hiểu biết trọn vẹn ý nghĩa của chiếc nhẫn cưới và qua đó nhắc nhở chính mình phải tự giác có trách nhiệm xây dựng tổ ấm vững chắc và biết cách tôn trọng đối phương.