Nấm da đầu là một bệnh lý da liễu gây ra bởi các loại nấm men, nấm mốc, khiến cho bề mặt da đầu bị tổn thương gây rụng tóc. Bệnh nấm da đầu gây ra khó chịu cho người bệnh và bệnh có thể lây cho người khác. Mặc dù bệnh nấm đầu không gây nguy hiểm, nhưng lại gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cùng Top1dexuat.com tìm hiểu nấm da đầu là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị qua bài viết dưới đây nhé.
Nấm da đầu là gì?
Là tình trạng các loại nấm men, nấm mốc trên bề mặt da đầu làm cho vùng da đầu bị tổn thương, rụng tóc, những người ra nhiều mồ hôi, da đầu ẩm ướt là điều kiện thích hợp cho loại nấm này sinh sống dẫn đến tình trạng nấm da đầu.
Bệnh nấm da đầu là gì?
Bệnh nấm da đầu là bệnh về da liễu rất hay gặp ở mọi đối tượng, đầu bị nấm gây ra cảm giác ngứa ngáy và khó chịu dẫn đến rụng tóc.
Khi nhiễm bệnh nấm đầu sẽ xuất hiện những vảy nhỏ, bong tróc trên bề mặt da đầu, đối với các khu vực đầu bị nấm các mảng lớn màu trắng sẽ hình thành gây ra khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Đối với bề mặt da của chúng ta nói chung và da đầu nói riêng đều tồn trộn các loại nấm vô hại, thế nhưng đối với một số trường hợp các loại nấm này khi gặp môi trường thuận lợi thì có thể phát triển và sinh sôi. Việc này gây ra tình trạng bị nấm da đầu.
Nấm có thể sinh sôi và phát triển ở trên tất cả bề mặt da cũng như các bộ phận cơ thể, thế nhưng nấm sẽ thường nhiễm phổ biến nhất là ở da đầu, móng tay, móng chân và trong một số trường hợp có thể bị ở bẹn và mông.
Nguyên nhân gây ra bệnh nấm da đầu
Theo các nghiên cứu và báo cáo thì nguyên nhân gây ra nấm da đầu là do hai loại sợi nấm với tên gọi Trichophyton và Microsporum. Hai loại nấm này sẽ thâm nhập vào vùng da đầu ẩm ướt làm ra tình trạng da đầu bị ngứa và xuất hiện nhiều vảy gàu. Khi bị nấm đầu nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra tình trạng bệnh nặng hơn.
Một số yếu tố làm cho nấm Trichophyton và Microsporum sinh sống và phát triển tại vùng da đầu:
Vệ sinh da đầu không sạch sẽ: Việc da đầu không sạch cũng như mồ hôi tạo môi trường thuận lợi cho sợi nấm sinh sôi. Ngoài ra nếu không biết cách gội đầu đúng cách, chà xát hoặc gãi mạnh gây trầy xước da đầu, dễ dàng giúp cho vi khuẩn xâm nhập sâu vào da đầu làm cho da đầu bị ngứa và bị nấm đầu.
Bị lây nhiễm từ người mắc bệnh nấm da đầu: chúng ta vẫn hay thắc mắc nấm da đầu có lây không thì bệnh này có lây từ người sang người thông qua quá trình tiếp xúc, hoặc khi chúng ta dùng chung những đồ dùng cá nhân như gối, quần áo, khăn tắm, chăn màn, lược, mũ với người bệnh.
Nguồn nước dùng bị nhiễm bẩn: Việc sử dụng nguồn nước có chứa nấm gây bệnh sẽ khiến chúng ta có nguy cơ bị nấm da đầu.
Do thói quen: một số người có thói quen để tóc ướt đi ngủ hoặc lười gội đầu đây là những yếu tố giúp cho nấm phát triển.
Lây nhiễm từ động vật nuôi: Trên cơ thể các loại thú cưng như chó mèo có thể tồn tại các loại nấm, nếu chúng nhiễm bệnh sẽ dễ gây bệnh cho ta.
Đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nấm da đầu
Mọi đối tượng và mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc bệnh nấm da đầu. Nhưng ở trẻ em từ 4 tuổi đến 14 tuổi dễ mắc bệnh nấm đầu hơn là người lớn.
Triệu chứng của bị nấm da đầu
Khi bị nấm da đầu ta sẽ bắt gặp một số hình ảnh bệnh nấm da đầu mà ở người bệnh mắc bệnh nấm da đầu nhẹ đến mức độ nặng đều có, nó gây khó chịu và mất thẩm mỹ, làm giảm sút chất lượng cuộc sống, một số triệu chứng như:
- Da đầu xuất hiện nhiều gàu: Da đầu bị nhiễm nấm sẽ sản sinh tiết ra nhiều sợi bã nhờn, da đầu có nhiều vảy gàu và bị ướt, việc da đầu bị vảy gàu nhiều khiến nhiều người chủ quan, nếu thấy bản thân có nhiều vảy gàu và da đầu nhờn ướt hơn bình thường hãy đi kiểm tra xem mình có bị nấm da đầu không.
- Da đầu bị nổi mụn, ngứa: Gàu gây ngứa khiến bạn sẽ gãi nếu mạnh tay sẽ dẫn đến chảy máu, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào các vết thương hở này làm tình trạng nấm da đầu nặng hơn, da đầu còn bị nổi các vết mụn đỏ, tình trạng này sẽ kéo dài không khỏi dù bạn có gội đầu sạch sẽ đi chăng nữa.
- Tóc rụng nhiều: Khi có biểu hiện tóc rụng nhiều thì có nghĩa bạn đã bị nấm da đầu lâu, tóc sẽ bắt đầu rụng sau một tháng nếu không may bị bệnh nấm da đầu, việc này sẽ kéo dài nếu không được điều trị kịp thời. Việc ngứa da đầu sẽ xảy nhẹ, nếu chúng ta không có cách trị ngứa da đầu hiệu hiệu quả thì tình trạng này sẽ gây ngứa dẫn đến mụn mủ hoặc gây ra tình trạng da đầu phồng rộp và chứa mủ.
- Tóc rụng thành từng mảng lớn: Khi tóc rụng không kiểm soát dẫn đến tình trạng hói có hình bầu dục hoặc hình tròn với đường kính từ 2 đến 5 cm. Triệu chứng viêm da đầu sẽ có xuất hiện ở một số người, việc loại bỏ nấm gây bệnh và đồng thời phục hồi nang tóc là biện pháp bắt buộc để điều trị nấm da đầu.
Chẩn đoán bệnh nấm da đầu
Bệnh nấm da đầu được chẩn đoán dựa vào các triệu chứng và thời gian mắc bệnh, cần tìm hiểu kỹ để tránh nhầm lẫn với bệnh vẩy nến hoặc viêm da tiết bã.
Việc chẩn đoán sẽ được tiến hành bằng cách lấy một mẫu tóc hoặc một mảng da đầu nhỏ của bệnh nhân để kiểm tra dưới kính hiển vi nhầm tìm ra tế bào nấm nếu có. Người bệnh có thể xem hình ảnh nấm da đầu ở các chuẩn đoán của bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp.
Cách trị nấm da đầu dứt điểm
Một số cách trị nấm da đầu dứt điểm có thể áp dụng như sử dụng phương pháp tự nhiên, thuốc không kê đơn và dầu gội kháng nấm.
Cách chữa nấm đầu bằng phương pháp tự nhiên
- Chanh: Chanh chứa chất axit có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị nấm da đầu nhẹ, pha loãng nước cốt chanh sau đó bôi lên tóc, dùng tay massage nhẹ nhàng trong 10 đến 15 phút rồi gội lại với nước sạch tránh cào mạnh gây trầy xước. Đây là cách điều trị nấm da đầu thường được sử dụng và phổ biến ở nhiều gia đình vì chanh có thể mua nhiều ở ngoài chợ hoặc siêu thị.
- Tinh dầu tràm: kết hợp tinh dầu tràm và dầu dừa đây là một cách chữa nấm đầu giúp ngăn ngừa nấm gây bệnh và làm lành vùng da đầu bị tổn thương. Hiệu quả rõ rệt nếu bạn kiên trì làm mỗi ngày.
- Dầu dừa: Dùng dầu dừa massage trong vòng 1 đến 2 phút với bệnh nấm da đầu sẽ giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, đồng thời giúp nuôi dưỡng tóc tốt. Tuy vậy, cách điều trị nấm da đầu bằng dầu dừa có phần hạn chế khi hiện nay ít người sử dụng.
- Giấm: Dùng giấm pha loãng với nước giúp tẩy tế bào chết, giảm tình trạng gàu và ngứa rất hiệu quả.
Đây là những cách trị nấm đầu mà mọi người thường áp dụng để tựa điều trị tại nhà. Rất hiệu quả nhưng cũng tùy cơ địa mỗi người.
Điều trị nấm da đầu bằng thuốc
Chúng ta có thể áp dụng cách trị nấm da đầu với các trường hợp nặng bằng thuốc, hai dạng thuốc đó là dung bôi ngoài da và dùng theo đường uống.
Thuốc bôi sẽ dùng với các trường hợp nhẹ hoặc trung bình, đối với các trường hợp không có tác dụng các bác sĩ da liễu sẽ điều trị bằng thuốc uống như:
- Đối với thuốc trị nấm da đầu dạng bôi: cách trị ngứa da đầu bằng thuốc bôi sẽ được thực hiện bằng cách bôi trực tiếp thuốc lên vùng da đầu có nấm giúp giảm tình trạng ngứa và loại bỏ nấm gây bệnh. Với những vùng da bị che khuất sẽ phải tiến hành loại bỏ tóc để bôi thuốc. Các thuốc bôi được bác sĩ chỉ định dùng như Naftifine, Miconazol,Clotrimazol.
- Dùng thuốc theo đường uống: Đây là cách trị nấm đầu triệt để từ bên trong cơ thể, một số loại thuốc đặc hiệu được dùng là Griseofulvin và Terbinafine,thuốc có thể gây ra tác dụng phụ cho người bệnh như làm buồn nôn, nổi mề đay và chóng mặt. Với trường hợp dùng thuốc cho trẻ em thì cần theo dõi liên tục tránh trường hợp xấu xảy ra.
Bên cạnh đó bạn có thể dùng dầu gội đầu chuyên dùng trị nấm da đầu hoặc kem chống nấm, có tác dụng giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của nấm vào sợi tóc và tế bào da đầu giúp làm sạch nấm và bào tử của nấm trên da đầu. Một số loại dầu gội và kem chống nấm có thể tham khảo như:
- Dầu gội Selenium
- Dầu gội Ketoconazole
- Dầu gội Thái Dương
- Dầu gội Nizoral
- Kem chống nấm Terbinafine.
Xem thêm chi tiết: TOP 6 dầu gội trị nấm da đầu được tin dùng
Một số lưu ý trong sinh hoạt khi bị nấm da đầu
Người bệnh vẫn có thể hạn chế sự bệnh hoặc ngăn ngừa sự lây lan bệnh với chế độ sinh hoạt khoa học. Một số lời khuyên từ bác sĩ cho người bệnh như:
- Bỏ các vật dụng nhiễm nấm và nghi ngờ nhiễm nấm như lược, mũ, khăn tắm, chăn mền, gối, những vật này có khả năng gây nhiễm nấm sau điều trị.
- Dùng riêng đồ dùng cá nhân, không sử dụng chung với ai là cách chữa nấm da đầu hiệu quả.
- Thường xuyên tắm gội và lau khô tóc trước khi ngủ.
- Chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh hạn chế ăn tinh bột,đường, giảm các chất có cồn như rượu bia.
- Cần khám và điều trị ngay khi có dấu hiệu bị nhiễm nấm hoặc gàu vảy nến.
- Không nên lạm dụng thuốc Steroid và các loại kháng sinh, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Hạn chế trùm khăn đội mũ khi không cần thiết, để cho da đầu thoáng mát.
- Kiểm tra thú cưng, vật nuôi nếu nghi ngờ bị nhiễm nấm.
Bệnh nấm da đầu nên kiêng ăn gì và ăn gì?
Việc sử dụng các thực phẩm và có chế độ ăn uống phù hợp sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát. Một số thực phẩm cần tránh gồm:
- Đường: Nấm candida có thể phát triển quá mức nếu ở môi trường nhiều đường vì vậy cần hạn chế các sản phẩm nhiều đường, nước ngọt…
- Hải sản: Hải sản dễ gây dị ứng nên hạn chế tiêu thụ.
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Với người bị bệnh nấm vitamin C sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho nấm phát triển và làm cho bệnh trở nên xấu hơn.
- Các thực phẩm được bác sĩ khuyên dùng:
- Tăng lượng thức ăn chứa Allicin: nên dùng nhiều tỏi, hành tây, hành lá vì giúp kháng viêm và chống nấm tốt.
- Ăn nhiều đậu, thịt gia cầm, cá và các loại trái cây chứa nhiều vitamin B để giảm tình trạng bong tróc mảng bám, và bong tróc vảy.
- Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều kẽm như hàu, thịt bò, thịt đỏ, hạt và ngũ cốc, các loại đậu, vì trong các thực phẩm này có chứa kẽm giúp cho việc ngăn ngừa tình trạng tiết bã nhờn, đồng thời giúp nuôi dưỡng tóc.
Qua bài viết trên đã mang đến cho bạn đọc một số thông tin hữu ích về nấm da đầu là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp bạn nắm rõ cũng như có thể phòng tránh, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.