Lẹo mắt là một hiện tượng bệnh lý thường gặp ở mắt. Hình thức bệnh lý này tương tự một đốm nhỏ màu đỏ hoặc vàng tùy vào mức độ nặng, xuất hiện ở mí trên hoặc mí dưới mắt. Để lại sự đau đớn và khó chịu cho người bị lẹo mắt.
Vậy lẹo mắt là gì? Nguyên nhân và cách phòng/ trị bệnh lẹo mắt thế nào? Xin mời quý bạn đọc theo dõi bài viết của Top1dexuat.com để hiểu thêm về lẹo mắt nhé!
Lẹo mắt là gì? Có nguy hiểm không?
Lẹo mắt là tình trạng nhiễm khuẩn của mắt gây sưng đỏ xung quanh mắt, nó có thể mọc ở bất cứ vị trí nào ở mí mắt. Tình trạng này đi kèm với sưng mủ, đau nhức và khó chịu cho người mắc.
Mụt lẹo ở mắt thường có mủ, bằng mắt thường thì trông nó như mụn nhọt khi vỡ ra nó sẽ xẹp. May mắn là mụt lẹo không để lại di chứng như giảm thị lực, sẹo trên mắt… Dựa trên nghiên cứu của chuyên gia thì lẹo mắt có thể chia thành 3 loại như sau:
- Lẹo ở ngoài mí mắt: Mụt lẹo nằm ở phía ngoài mi, loại lẹo này đa số do nhiễm Zeiss
- Lẹo ở trong mi mắt: Là hiện tượng mụt lẹo nằm ở phía trong mi mắt, loại lẹo này do nhiễm trùng từ tuyến Meibomius
- Đa lẹo: Đây là hiện tượng mắt mọc cùng lúc 2 hay nhiều mụt lẹo hoặc đôi khi bị ở cả 2 mắt.
Lẹo mắt có ảnh hưởng như thế nào đến mắt?
Thường thì lẹo mắt sẽ tự khỏi vè không để lại ảnh hưởng đến thị lực. Nhưng có một vài trường hợp lẹo mắt sẽ không biến mất mà có thể biến thanh một nang nhỏ do mrinomian bị nghẽn tắc không thể lưu thông, tuy nhiên nang này sẽ không khiến bạn bị sưng đau nhưng nó ảnh hưởng đến nhan sắc của bạn.
Có một số trường hợp nhiễm trùng lan rộng trên bề mặt mắt gây ra viêm kết mạc. Lúc này bạn nên tới cơ sở y tế gặp bắc sĩ để thăm khám kịp thời.
Triệu chứng của lẹo mắt
- Tấy đỏ: Bỗng dưng khó chịu ở mắt và sưng đỏ thì rất có thể bạn đang bị lẹo mắt
- Sưng mí mắt: Mí mắt sẽ sưng hơn so với bình thường
- Có thể chảy nước mắt, rỉ dịch
- Nhạy cảm với ánh sáng: Bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi tiếp xúc với ánh sáng quá lâu hoặc lượng ánh sáng cao khi bị lẹo mắt.
Nguyên nhân gây ra lẹo mắt
Đây là hiện tượng viêm bờ mi mắt do nhiễm khuẩn tụ cầu tạo thành. Loại vi khuẩn gây ra lẹo mắt này được tìm thấy ở trong mũi. Vậy nguyên nhân gây ra lẹo mắt là do bạn dụi mũi sau đó chuyển sang dụi mắt mà chưa vệ sinh tay. Loại vi khuẩn này gây viêm nang lông mi khiến các tuyến dầu không thể chuyển hóa được gây ra hiện tượng tắc ống dẫn và trôi ngược vào tuyến dầu, tích tụ lại gây ra sưng đỏ, và đây là lẹo mắt.
Những nguyên nhân tiếp theo là do cơ thể thể thiếu nước, rối loạn tiêu hóa, ăn đồ cay nóng hoặc sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng,… những nguyên nhân này đều có thể gây nên lẹo mắt.
Cách trị lẹo hiệu quả và an toàn nhất
Cách trị lẹo mắt tại nhà
Khi đang bị lẹo nên hạn chế lấy tay dụi mắt, vì khi dụi mắt sẽ kèm theo vi khuẩn vào mắt làm cho tình trạng ngày một nặng hơn. Và tuyệt đối không được nặn mụt lẹo ở mắt vì có thể gây nhiễm trùng và lây lan ra nhiều chỗ khác trên mắt…
Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số cách chữa lẹo tại nhà bạn có thể tham khảo:
Cách chữa lẹo tại nhà bằng lá trầu
Lá trầu có tác dụng làm sạch và tiêu viêm vì vậy lá trầu thường được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh với mắt đặc biệt là lẹo.
Cách thực hiện như sau: Lấy một lượng lá trầu vừa đủ rửa sạch và giã nhuyễn sau đó đun sôi cùng với nước và xông mắt trong 5-7 phút.
Kiên trì xông mắt bằng lá trầu 3 lần mỗi ngày để mụt lẹo nhanh chóng xẹp xuống.
Cách chữa lẹo bằng nghệ
Tính kháng viêm và kháng khuẩn của nghệ là điểm mạnh để chúng ta có thể sử dụng nghệ trong quá trình điều trị lẹo.
Cách thực hiện như sau: Rửa sạch và giã nhuyễn nghệ sau đó lấy khăn sạch thấm nghệ đã giã nhuyễn và đắp lên mắt bị lẹo trong vòng 20p, kiên trì chữa lẹo mắt bằng cách này 2-3 lần mỗi ngày để mụt lẹo nhanh chóng biến mất.
Trị lẹo mắt bằng đũa
Đây là mẹo chữa lẹo được truyền miệng trong dân gian. Tuy đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả bất ngờ.
Cách trị lẹo bằng đũa như sau: Hơ nóng đũa và quấn đũa vào khăn sạch sau đó lăn lên vùng mắt bị lẹo. Kiên trì áp dụng cách này 2-3 lần trên một ngày để mụt lẹo nhanh chóng xẹp xuống.
Khi nào thì lẹo mắt cần gặp bác sĩ?
Bạn cần gặp bác sĩ ngay nếu tình trạng lẹo mắt của bạn trở nặng, mắt sưng đỏ nhiều ngày không thuyên giảm, hoặc mắt bị lẹo lây lan ra nhiều chỗ khác ở mắt.
Tại phòng khám nhãn khoa bác sĩ sẽ soi mắt và chẩn đoán đúng tình trạng của bạn gặp phải và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Nhẹ thì có thể là uống thuốc, nhưng nặng có thể phải can thiệp tiểu phẫu. Bạn nên đến cơ sở y tế sớm nếu lẹo mắt của bạn đi kèm thêm những dấu hiệu đã kể trên nhé!
Xem thêm: Bị lẹo mắt bao lâu thì khỏi? Nên làm gì để nhanh khỏi?
Cách phòng tránh bệnh lẹo mắt được chuyên gia đề xuất
Để sở hữu một đôi mắt khỏe đẹp không phải chịu những đau đớn do lẹo mắt gây ra thì chúng ta nên phòng ngừa lẹo mắt. Một số cách chăm sóc mắt được bác sĩ chỉ định đó là:
- Cần giữ vệ sinh mi mắt nhất là khi vừa tiếp xúc trong môi trường ô nhiễm.
- Nên vệ sinh mắt bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý, ngoài ra nên kết hợp với chườm nóng và massage mắt thường xuyên để sở hữu một đôi mắt khỏe.
- Khi đi ra ngoài, mắt phải tiếp xúc với khói bụi, ánh nắng mặt trời… thì bạn nên trang bị cho mình một chiếc kính phù hợp mỗi khi ra ngoài.
- Hạn chế dùng mỹ phẩm trang điểm vùng mắt, nếu có thì vệ sinh kỹ sau khi trang điểm.
- Rửa tay thường xuyên và không nên dụi mắt. Đặc biệt là khi chăm sóc bệnh nhân bị bệnh về mắt.
- Không dùng chung khăn lau mặt.
Hi vọng là với những kiến thức trên của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn trong việc thắc mắc:
- Lẹo mắt là gì?
- Bệnh lẹo mắt chữa thế nào?
Cũng như trong quá trình điều trị cũng như phòng ngừa lẹo mắt. Chúc bạn luôn có một đôi mắt khỏe mạnh!