Từ bao đời nay, nghi thức cưới hỏi luôn được người Việt Nam coi trọng và gìn giữ. Trong đó, lễ ăn hỏi 7 tráp rồng phượng là một nghi thức mang đậm dấu ấn văn hóa và phong tục tập quán, là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự gắn kết chính thức giữa hai gia đình. Lễ ăn hỏi 7 tráp rồng phượng thể hiện sự trân trọng, đề cao giá trị gia đình và mong ước cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc, viên mãn.
Vậy lễ ăn hỏi 7 tráp rồng phượng gồm những gì? Top1dexuat.com sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc bạn đang không biết hỏi ai.
Lễ ăn hỏi 7 tráp rồng phượng gồm những tráp gì? Ý nghĩa từng tráp ra sao?
Tráp trầu cau trang trí đậm chất nghệ thuật
Theo sự tích Việt Nam, hình ảnh trầu và cau là biểu tượng của sự son sắt, thủy chung, là kết tinh của một tình yêu đẹp. Tráp trầu cau trong lễ ăn hỏi 7 tráp rồng phượng thể hiện sự cao quý, xứng đôi vừa lứa của đôi vợ chồng.
Tráp Rượu Mừng
Để tráp Rượu Mừng trong bộ lễ ăn hỏi 7 tráp có tính nghệ thuật hơn, hiện nay mọi người thường đặt 4 chai rượu mừng Hỷ – Nộ – Ái – Ố theo thứ tự của tên gọi sản phẩm Rượu Mừng.
Phía ngoài được trang trí thêm bằng lá cây, hoa và một số đồ đi kèm như bật lửa, đồ khui chai rượu…
Tráp hoa quả kết hình rồng phượng
Vì sao các cặp vợ chồng sắp cưới lại chuộng hình rồng phượng? Theo quan niệm xưa, rồng và phượng tựa như hoàng thượng và hoàng hậu, thể hiện được sự cao quý.
Bên cạnh đó, rồng phượng còn tượng trưng sự hòa hợp về âm dương nên khi xét theo phong thủy, hai hình ảnh này ước lệ tượng trưng cho đường tình duyên mặn nồng, gắn kết và thủy chung.
Tráp bánh cốm Hàng Than
“Cuối thu rồi nghe hương cốm thoảng bay…” Qua lâu rồi nhưng tôi vẫn nhớ lời thơ ấy, lời thơ khiến tôi muốn đến phố Hàng Than vào mùa thu, ngồi dưới lá vàng ăn bánh cốm một lần.
Người ta nói, mùa thu là mùa buồn nhất. Bởi thu đến, lá rụng, cây hiu hắt. Tôi không nghĩ như thế, ngược lại tôi thấy mùa thu rất đẹp để nên đôi uyên ương.
Có lẽ vì chuyện tình mùa thu yên ả và nhẹ nhàng như cách từng chiếc lá thong thả đón nhận một môi trường sống mới. Bàn lễ ăn hỏi 7 tráp rồng phượng luôn có một tráp bánh cốm xanh nõn nà, tươi mát như tình yêu nồng nàn của đôi trẻ và nhẹ nhàng như mùa gió nhẹ thoảng qua…
Tráp bánh phu thê Hàng Than
Khi coi phim cổ trang Đài Loan, có lẽ bạn sẽ thường nghe câu thoại: “Nhất bái thiên địa/Nhị bái cao đường/Phu thê giao bái”. Phu thê ở đây có nghĩa là vợ chồng, bánh phu thê tức là bánh vợ chồng.
Bánh phu thê có vị ngọt của đậu xanh, có vị béo béo của dừa, có mùi thơm nhè nhẹ. Bánh phu thê xuất hiện trong mâm lễ ăn hỏi 7 tráp rồng phượng với ý nghĩa chúc phúc cho đôi vợ chồng, mong muốn se nên một mối tình duyên bền chặt, khắng khít và giàu lòng thủy chung.
Tráp chè Thái Nguyên
Có những thứ nếu thiếu đi, những thứ còn lại dù có dù không cũng mất đi một tầng ý vị, và tráp chè Thái Nguyên chính là một trong những thứ không thể thiếu của lễ ăn hỏi 7 tráp rồng phượng.
Chén chè đậm vị nhưng vẫn toát lên khí chất thanh tao, bên cạnh đó chè/trà còn mang đậm văn hoá truyền thống của người Việt, chất chứa nhiều ý nghĩa trân quý.
Trước hết, chè là một loại nước đãi khách thân thuộc, thể hiện được sự hiếu khách của chủ nhà. Thứ hai, hành động dâng chè thể hiện sự tri ân của các bậc hậu bối dành cho trưởng bối, giúp đôi vợ chồng trẻ nhận được trọn vẹn lời chúc phúc đến từ họ hàng hai bên, thuận lợi nên duyên vợ chồng.
Tráp mứt hạt sen hàng điếu
Có một số người không thích dùng mứt hạt sen vì nó ngọt đến mức ngấy. Nhưng chính cái ngọt ngấy ấy lại là sự mặn nồng đáng ngưỡng mộ của đôi vợ chồng khi mứt hạt sen xuất hiện trong lễ ăn hỏi 7 tráp rồng phượng.
Thêm nữa, nếu mứt hạt sen được làm kỹ sẽ có hình tròn đầy đặn, thể hiện sự trân quý của người chồng đối với người vợ và thể hiện tình cảm tròn đầy, thủy chung của đôi uyên ương.
Giá tiền lễ ăn hỏi 7 tráp rồng phượng
7 tráp không phải là con số quá nhiều cũng không quá ít, nó vừa đủ và nó đẹp. Lý do tôi cho rằng số 7 đẹp là vì trong âm Hán, số 7 đọc giống với cách phát âm của chữ “cuộc sống” và chữ “hồi sinh”.
Người phương Tây còn cho rằng số 7 chính là biểu tượng của một tình yêu bền bỉ, gắn bó. Chính vì thế, không ít người Việt thường mang đi hỏi cưới 7 tráp lễ vật bài trí hình rồng phượng với mong muốn mở ra một mối quan hệ tốt đẹp với người mình yêu.
Nếu bạn là một trong số đó và muốn tìm hiểu mình cần bỏ ra bao nhiêu tiền để có thể mang đến cho phía nhà vợ tương lai 7 tráp lễ vật hoành tráng nhất thì câu trả lời là… không có giới hạn cho số tiền bạn cần bỏ ra.
Ví dụ bạn muốn có một tráp chè, chè bạn chọn là loại chè tốt nhất ở Thái Nguyên, trải qua nhiều giai đoạn lai giống, canh tác từng vụ mùa thì giá thành có thể lên đến 2 triệu – 3 triệu chưa tính tiền tráp và tiền trang trí.
Nhưng trung bình, giá thành 1 tráp rồng phượng sẽ giao động từ 1.500.000 VNĐ đến 3.000.000 VNĐ tùy chất lượng và thiết kế bạn mong muốn.
Giá trên vẫn chưa bao gồm tiền vận chuyển, tiền thuê đội dâng tráp và đội nhận tráp, tiền lì xì trong từng tráp. Bởi ta nói, trần đời không gì khổ bằng cưới hỏi, nhưng phải cưới thì mới biết được đời ai hạnh phúc, đời ai khổ đau.
Những nghi lễ trong đám hỏi của người Việt
Nắm vững các nghi lễ cần làm trong đám hỏi để tránh mất điểm trước mặt họ hàng nhà thông gia.
Hai bên gia đình chào hỏi lẫn nhau và trao lễ vật
Lúc này, hai bên gia đình đã sum họp, bắt tay chào hỏi. Đội ngũ bê tráp của nhà nam lần lượt trao từng lễ vật đã được chuẩn bị kỹ lưỡng cho đội đỡ tráp nữ của nhà gái kèm phong lì xì trả duyên cho nhau. Hàm ý muốn đôi vợ chồng trẻ đáp trả tình cảm và yêu thương nhau.
Mời nước, trò chuyện
Nếu đã quen mặt nhau từ trước thì có thể chuyện trò cùng nhau bằng những chủ đề cả hai nhà cùng quan tâm. Nếu chưa, hai bên thông gia có thể giới thiệu người thân của mình theo từng cấp bậc để mọi người biết mặt nhau.
Sau đó, mẹ nhà trai sẽ cùng với mẹ nhà gái mở tráp và nhận lễ vật trong tráp, đồng thời ba cô dâu cũng cần đón nhận tâm ý của nhà trai bằng cách mời nước mọi người.
Cô dâu ra mắt hai gia đình
Phụ nữ vốn là “liễu yếu đào tơ”, vào thời khắc quan trọng này đây thì càng cần thu mình trong “phòng khuê khép kín” để đàn ông phải chủ động bước đến tận nơi dìu dắt ra ngoài.
Như thế mới thể hiện được tình cảm vợ chồng thắm thiết. Sau khi ra mắt hai nhà, cô dâu và chú rể phải cùng nhau mời nước/mời chè hoặc mời rượu từng thành viên, thể hiện sự kính trọng của bề làm con, làm cháu.
Thắp hương cúng tổ tiên tại nhà gái
Nghi lễ tiếp theo thể hiện sự tôn trọng với tổ tiên nhà gái, để các bậc tiền bối nhận lòng thành mà chúc phúc, mẹ cô dâu sẽ đem một số lễ vật trong tráp mà nhà trai mang đến dâng lên bàn thờ, cả cô dâu và chú rể phải cùng lúc thắp hương cầu bình an và nhận lời chúc phúc với tổ tiên.
Nhà gái lại quả cho nhà trai
Trước khi ra về, bên phía cô dâu sẽ lấy từ tráp ra một ít đồ và gửi lại cho nhà trai. Sau đó nhà trai mới được phép ra về.
“Ngày xưa hai chữ làm quen
Quen rồi bốn chữ chúng mình yêu nhau
Và rồi hai chữ trọn đời
Bây giờ bốn chữ suốt đời bên nhau.”
Rồi ta sẽ yêu, sẽ kết hôn và chung sống với bạn đời mà chúng ta quyết định. Có thể bạn sẽ không lấy người giàu sang, có thể bạn sẽ không cưới người quyền lực, nhưng bạn hãy cưới một người chuẩn bị cho bạn đầy đủ sính lễ, không để bạn phải chịu thiệt thòi với ai, không lấy hoàn cảnh để bao biện cho thiếu sót của họ. Đó mới là một người bạn có thể dựa dẫm cả đời. Đừng quên theo dõi chuyên mục Cẩm nang cưới hỏi tại Top1dexuat để cập nhật những tin tức thú vị nhé!
Xem thêm: Lễ ăn hỏi 5 tráp: Gồm những gì? Ý nghĩa và giá tiền?