Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, có rất nhiều người mắc hội chứng sợ lỗ, khó chịu hay có những biểu hiện sợ hãi, rùng mình… khi nhìn thấy những lỗ tròn hay nhóm lỗ tròn xuất hiện hàng ngày như tổ ong, bát sen, những vật có nhiều lỗ hay cả những hình xăm lỗ trên cơ thể người, trái cây…Và nó đã gây ra những trở ngại trong cuộc sống sinh hoạt của họ.
Với những biểu hiện như thế này có thể bạn đã mắc hội chứng sợ lỗ tròn (hay còn gọi với tên khoa học là Trypophibia). Bài viết dưới đây của Top1dexuat.com sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn cũng như biết cách điều trị hội chứng sợ lỗ tròn (hay còn gọi với tên khoa học là Trypophibia), và cuộc sống sinh hoạt của các bạn trở nên thoải mái hơn.
Hội chứng sợ lỗ tròn Trypophobia là gì?
Hội chứng sợ lỗ (Trypophobia) theo nghiên cứu khoa học thì đây là một hội chứng ám ảnh khi con người nhìn thấy (hoặc tập trung quan sát) các vật có lỗ tròn. Tên gọi của hội chứng sợ lỗ theo khoa học là Trypophobia. Với nguồn gốc xuất phát từ các chữ cái Hy Lạp “trypta”: Có nghĩa là lỗ hổng và “phobos” có nghĩa là sợ hãi.
Hội chứng sợ lỗ được công bố rộng rãi lần đầu tiên trên thế giới tại một diễn đàn trực tuyến năm 2005. Tuy nhiên, trong giới y học không công nhận đây là một chứng bệnh nhưng bản thân hội chứng chứng sợ lỗ (Trypophobia) này có thể thuộc một phần của bệnh ám ảnh.
Để dễ dàng hình dung thì khi nỗi sợ của bạn quá mức sẽ khiến cho cơ thể của bạn rùng mình, tim đập nhanh,thậm chí thấy khó thở…
Các yếu tố kích thích hội chứng sợ lỗ tròn
Một số yếu tố có thể kích thích hội chứng sợ lỗ tròn (Trypophobia), bao gồm:
- Lỗ tròn trong cấu trúc bê tông
- Lỗ tròn trong một lát bánh mì được cắt nửa.
- Hoa văn trong phủ sương của bánh hoặc bánh
- Các lỗ trên mặt nạ khúc côn cầu cũ
- Các vấn đề về da như vết loét, sẹo và đốm
- Động vật đốm (như báo,…)
- Đèn LED trong đèn giao thông, đầu vòi hoa sen
- Tổ ong, rặng San hô
- Bọt kim loại nhôm
- Hạt lựu, Bể mặt quả dưa lưới, Bề mặt quả dâu tây, bát sen
- Hơi nước ngưng tụ, Bong bóng bọt biển
Các loài động vật, gồm các loài côn trùng, động vật lưỡng cư, động vật có vú và các động vật khác có đốm trên bề mặt da hoặc lông, cũng có thể là nguyên nhân gây nên các triệu chứng của hội chứng sợ lỗ tròn.
Tùy vào mức độ biểu hiện của những người mắc triệu chứng sợ lỗ tròn mà ta có thể nhận biết được bản thân đã mắc phải hội chứng sợ lỗ này hay chưa,tuy nhiên phần lớn họ thường có những nỗi sợ về những thứ vô hại như các lỗ tròn nhỏ.
Khi bạn nhìn thấy những vật (hoặc đồ vật) được cấu tạo từ những lỗ tròn thì những người có hội chứng mắc bệnh sợ lỗ thường có phản ứng về thể chất và cảm xúc mạnh mẽ. Những lỗ này tạo thành vòng càng lớn thì họ càng cảm thấy khó chịu.
Dấu hiệu để nhận biết hội chứng sợ lỗ là gì?
Các triệu chứng của hội chứng sợ lỗ trypophobia rất giống một cơn sợ hãi, hoảng loạn. Một số biểu hiện có thể xảy ra với người mắc hội chứng này như:
- Khó chịu buồn nôn
- Thiếu hụt hơi
- Nhịp tim đập nhanh
- Đổ mồ hôi nhiều
- Ngứa, nổi da gà
- Cảm giác bứt rứt khó chịu về thị giác như mỏi mờ mắt, ảo giác…
- Cơ thể có hiện tượng run rẩy
Những người mắc trypophobia có thể xuất hiện các triệu chứng như trên một tuần một hoặc vài lần, nếu nhiều thì mỗi ngày. Tuy nhiên, có những trường hợp nỗi sợ lỗ không bao giờ biến mất.
Hay có những triệu chứng khác như nổi da gà, cảm giác ghê rợn tăng lên, ám ảnh, sợ hãi và cảm giác sợ hãi, né tránh, nổi gai ốc thậm chí buồn nôn hay chóng mặt, nhịp tim nhanh và cả tăng nhịp tim.
>>> Xem thêm bài viết: TOP 12 thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản TỐT NHẤT
Nguyên nhân của hội chứng sợ lỗ (Trypophobia)
Khi được xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2005, hội chứng sợ lỗ ( Trypophobia) đã thu hút sự chú ý của các nhà khoa học với mục đích tìm hiểu nguyên nhân gây ra hội chứng kì lạ này để từ đó giúp cho những người mắc hội chứng sợ lỗ có thể giảm được những phiền toái trong cuộc sống. Nhờ các công trình nghiên cứu của họ, chúng ta có thể biết một số nguyên nhân gây ra hội chứng sợ lỗ (Trypophobia).
Phản ứng khi nhìn thấy các tác nhân nguy hiểm
Trypophobia là tên khoa học của hội chứng sợ lỗ là bệnh Trypophobia, đây là hiện tượng não bộ của chúng ta phản ứng quá mức khi nhìn thấy và xác nhận những hình ảnh nhiều lỗ phản chiếu trong não bộ là tác nhân gây ra nguy hiểm.
Dù vậy, nguyên nhân gây ra bệnh lý của Trypophobia chưa được xác định một cách quá rõ ràng, tuy nhiên chúng ta có thể hiểu rằng các hình ảnh của động vật hay vật thể cá lóc, ếch phi tiêu độc, rắn hổ mang chúa, báo,… các hoa văn hay lỗ tròn tương tự lỗ trên da, khiến người mắc hội chứng Trypophobia cảm thấy hoảng loạn và sợ hãi và điều đó khiến các phản ứng của cơ thể xảy ra với tất cả các hình ảnh tương tự.
Thêm vào đó, các bệnh gây ra những phát ban hình tròn trên da như: bệnh đậu mùa, sởi…cũng có thể là tác nhân gây ra cho người mắc những phản ứng khác nhau. Trypophobia được coi là một phản ứng tự nhiên tự bảo vệ của cơ thể khỏi những bệnh lý này.
Tâm lý cũng là một nguyên nhân
Về nguyên nhân tâm lý, các nhà chuyên gia cho rằng hình ảnh trên sự vật lỗ tròn chẳng qua là tác nhân kích hoạt vào bộ não khiến con người cảm giác sợ hãi. Dù là những sự vật, hiện tượng hết sức quen thuộc như ánh sáng và bóng tối trong hình ảnh của lỗ tròn hoặc nỗi sợ hãi, lo lắng khi bạn có cảm giác như các sự vật đó đang cụm mắt, khuôn mặt đang nhìn chằm chằm vào bạn.
Các nhà khoa học khuyên rằng những nguyên nhân tâm lý như vậy cần được điều trị bởi các vấn đề tâm lí sau này nếu không được chữa trị kịp thời sẽ nặng hơn, gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến người mắc hội chứng cũng như xã hội.
Và hội chứng sợ lỗ cũng được các chuyên gia cho rằng đó là bẩm sinh khi còn nhỏ các tác động bên ngoài như biến cố, tai nạn.
Cách điều trị hội chứng sợ lỗ (Trypophobia) hiệu quả
Theo nhà tâm lí học Gepff Cole cho biết trong nghiên cứu về hội chứng Trypophobia ông và các đồng nghiệp nhận được kết quả rằng 16% người tham gia có dấu hiệu của Trypophobia.
Tuy nhiên phần lớn những người mắc hội chứng sợ lỗ thường không bị ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe hay cuộc sống sinh hoạt của họ, và không vì thế mà trong cuộc sống bình thường họ không bị kích thích bởi các hình ảnh về lỗ.
Đối với các trường hợp nhẹ: Họ có thể tự bản năng kiểm soát bản thân và không để bị kích thích bởi các hình ảnh. Tuy vậy đối với những các trường hợp nặng cần phải có sự can thiệp có chuyên môn của bác sĩ nhằm điều trị nỗi ám ảnh, giảm các triệu chứng.
Mặc dù không có cách điều trị cụ thể và tuyệt đối với hội chứng sợ lỗ (trypophobia). Nếu các chuyên gia, bác sĩ và nhà trị liệu sẽ có nhiều kiến thức và phương pháp, lộ trình để giúp những người mắc trypophobia giảm triệu chứng.
- Điều trj tiếp xúc: Một trong những phương pháp đang được áp dụng phổ biến đó chính là điều trị tiếp xúc. Bác sĩ sẽ giúp người bệnh thay đổi những phản ứng của mình khi phải tiếp xúc với hình ảnh gây ra kích thích cho bản thân. Lộ trình đầy đủ đưa người bệnh tiếp xúc, làm quen với các tác nhân gây ra phản ứng cơ thể, dần dần họ sẽ trở nên quen thuộc hơn.
- Liệu pháp hành vi nhận thức CBT: Với mục đích là giúp người mắc hội chứng sợ lỗ có thể tự mình kiểm soát nỗi lo lắng của bản thân, họ mang suy nghĩ, tư duy, tinh thần lạc quan hơn tránh quá tải và cơ thể phản ứng quá mức.
Ngoài ra, người mắc hội chứng này có thể kiểm soát nỗi sợ hội chứng sợ lỗ bằng những điều trị sau đây:
- Tăng cường sức khỏe cho bản thân: điều quan trọng hơn hết bạn phải nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần của mình thật tốt, thường xuyên tập thể dục, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, thực hiện lối sống lành mạnh. Cùng với đó hãy hạn chế hết mức có thể các chất kích thích như cafein, rượu, bia…, giấc ngủ ngon cũng là yếu tố quan trọng để bạn có thể kiểm soát được nỗi sợ lỗ.
- Dùng thuốc: khi gặp các triệu chứng do Trypophobia gây ra thì thuốc sẽ có thể giúp người mắc điều trị trầm cảm hoặc lo lắng và giúp giảm nỗi sợ hãi và lo lắng.Tuy nhiên chúng ta không được lạm dụng nó quá nhiều mà chỉ nên dùng nó khi quá cần thiết.
Trên đây là những biểu hiện, cách điều trị hội chứng sợ lỗ. hi vọng với bài viết này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về hội chứng sợ lỗ (trypophobia) và từ đó có những cách khắc phục, điều trị hợp lí để cuộc sống sinh hoạt có thể diễn ra thoải mái nhất có thể.