Được biết đến là một bệnh lý của bệnh giác mạc, bệnh giác mạc hình chóp hay còn gọi là hình nón rất hiếm gặp thế nhưng lại là một bệnh gây nguy hiểm nếu không được điều trị và phát hiện kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến thị lực và có khả năng dẫn đến mù lòa. Vậy bệnh giác mạc hình chóp là gì, nguyên nhân dẫn đến bệnh, triệu chứng cũng như cách điều trị, cùng Top1dexuat.com tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.
Phân biệt giác mạc bình thường và giác mạc hình chóp
Giác mạc bình thường
Đối với giác mạc bình thường, giác mạc sẽ có hình dạng trong suốt, hình chỏm cầu của giác mạc sẽ cong đều đặn từ trung tâm ra ngoại vi.
Chu vi giác mạc sẽ chiếm 1/6 chu vi trước của nhãn cầu và nối với củng mạc
Đây là một thành phần giúp cho việc bảo vệ nhãn cầu của chúng ta và giác mạc tham gia vào việc khúc xạ của mắt.
Giác mạc hình chóp
Đây là tình trạng lồi ra của giác mạc, giác mạc thay vì có hình cầu thì sẽ có tình trạng lồi ra thành hình chóp, việc các sợi protein nhỏ trong mắt làm nhiệm vụ giữ giác mạc đúng vị trí nhưng lại bị suy yếu đi, không còn khả năng giữ hình dạng cho giác mạc làm cho giác mạc của chúng ta biến dạng thành hình chóp (hình nón).
Ngoài ra theo các chuyên gia về mắt cũng có lý do khác như: trong cơ thể của chúng ta chất chống oxy hóa không còn đủ để bảo vệ mắt, lúc này các tế bào gây hại bắt đầu phát triển gây hại cho các sợi protein bảo vệ mắt gây phồng mắt. Chính vì vậy bệnh giác mạc hình chóp gây ảnh hưởng đến các chức năng của mắt, gây suy giảm thị lực đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bệnh giác mạc hình chóp là một bệnh lý hiếm gặp, bệnh tập trung ở lứa tuổi từ 10 tuổi đến 25 tuổi và thời gian để bệnh tiến triển thường rất lâu và khó phát hiện.
Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh giác mạc hình chóp
Thông qua các nghiên cứu hiện nay thì nguyên nhân gây ra giác mạc hình chóp vẫn chưa được xác định. Thế nhưng theo các chuyên gia nhãn khoa cũng như các bác sĩ về mắt nhận định thì đây là một bệnh lý ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền, môi trường và thay đổi nội tiết sau tuổi dậy thì.
Theo các chuyên gia nếu trong gia đình đã có người từng mắc hoặc đang mắc bệnh giác mạc hình chóp thì với các thế hệ sau nguy cơ mắc bệnh là có khả năng. Bên cạnh đó với những người có bệnh hen suyễn, eczema, viêm mũi dị ứng hay viêm kết mạc dị ứng cũng có nguy cơ mắc bệnh giác mạc hình chóp.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến bệnh như:
- Do thói quen: Một số người có thói quen chà xát hoặc dụi mắt mạnh và thô bạo dẫn đến tình trạng tổn thương giác mạc tạo nguyên nhân cho bệnh giác mạc hình chóp hình thành.
- Độ tuổi: Bệnh tập trung ở độ tuổi người từ 10 đến 25 hoặc có thể xảy ra khi còn tuổi sơ sinh hoặc 30 tuổi mới xuất hiện, một số trường hợp phát hiện bệnh với bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên những trường hợp này ít hơn.
- Sắc tộc: theo nghiên cứu của các chuyên gia, tỉ lệ người da trắng mắc bệnh giác mạc hình nón thấp hơn so với người Latinh và người da đen đến 50%.
- Các rối loạn: Thông qua các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa bệnh giác mạc hình nón với các bệnh như hội chứng Down, Ehlers-Danlos, viêm võng mạc sắc tố hoặc khiếm khuyết tạo xương.
- Nguyên nhân đến từ môi trường: ô nhiễm như khói bụi, mắt tiếp xúc với tia cực tím nhiều cũng dẫn đến tổn thương giác mạc.
- Yếu tố nội tiết tố: Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh giác mạc hình chóp, vì trong quá trình dậy thì cũng như quá trình mang thai, nội tiết trong cơ thể tăng cao hơn bình thường.
Bệnh giác mạc hình chóp có nguy hiểm không?
Được đánh giá là một bệnh rất nguy hiểm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bệnh giác mạc hình chóp ảnh hưởng lớn đến các đặc tính khúc xạ của mắt nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời theo phát đồ dễ dẫn đến tình trạng mù lòa.
Đối với các bệnh nhân khi mắc bệnh thì thị lực đều suy giảm, việc mang kính cũng không giúp điều chỉnh được thị lực.
Ngoài ra khi gặp biến chứng giác mạc phồng nhanh lên gây ra sẹo giác mạc và suy giảm thị lực đột ngột thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực do giác mạc bị sẹo, lúc này cần can thiệp phẫu thuật cắt ghép giác mạc để điều trị bệnh.
Triệu chứng nhận biết bệnh giác mạc hình chóp
Một số đặc trưng cũng như biểu hiện mà bệnh giác mạc hình chóp gây ra như: làm thị lực suy giảm bị mờ, đổi kính liên tục, hai mắt nhạy cảm với ánh sáng, thời gian bệnh xuất hiện từ 10 tuổi trở lên.
Bệnh giác mạc hình nón có thể làm thay đổi tầm nhìn của mắt theo hai cách như:
- Đối với việc khi phía trước mắt mở rộng, làm cho tình trạng cận thị ngày càng nặng hơn. Lúc này chúng ta chỉ có thể nhìn thấy rõ các vật thể ở tầm nhìn gần, không thể nhìn xa vì vật phản xạ lại mắt sẽ trở nên méo mó, mờ ảo.
- Đối với tình trạng giác mạc thay đổi từ hình cầu sang hình chóp, bề mặt lúc này không còn nhẵn mà sẽ trở nên gợn sóng dẫn đến tình trạng loạn thị không đều.
Trong quá trình thăm khám mắt bác sĩ chuyên khoa sẽ vẫn phát hiện được những dấu hiệu trên, ngoài ra còn một số triệu chứng chúng ta cần lưu ý như:
- Khi nhìn không nhìn rõ hoặc nhìn bị mờ các vật thể ở gần và ở xa.
- Thấy có quầng sáng xung quanh bóng đèn khi bật hoặc nhìn bị vệt sáng.
- Xảy ra tình trạng sông thị ở cả hai mắt hoặc một mắt.
- Khó khăn khi nhìn điều khiển phương tiện giao thông.
- Mắt bị sưng đau nhức hoặc đỏ, nhạy cảm với ánh sáng, có tình trạng nhức đầu, không thể sử dụng kính áp tròng.
- Khi bạn có một trong hoặc các triệu chứng này điều đó có nghĩa bạn có khả năng mắc bệnh giác mạc hình chóp.
Chẩn đoán bệnh giác mạc hình chóp
Khi mắt của bạn có những triệu chứng trên, các bác sĩ nhãn khoa sẽ tiến hành xác định chẩn đoán hình dạng giác mạc của bạn bằng các xét nghiệm như:
Phương pháp địa hình giác mạc, bác sĩ sẽ tiến hành chụp hình và phân tích giác mạc để xem có những bất thường nào không, các yếu tố để chẩn đoán bao gồm như: có loạn thị không, giác mạc hình cầu hay hình giống quả bóng bầu dục, có biểu hiện của cận thị hoặc loạn thị kèm cận thị không. Sau đó lập bản đồ giác mạc, đo địa hình giác mạc, kiểm tra trong giác mạc có tình trạng bị nếp nhăn hay không bằng kính hiển vi sinh học.
Đối với trường hợp trẻ có bố hoặc mẹ mắc bệnh giác mạc hình chóp thì mỗi năm sẽ làm tầm soát bệnh cho trẻ khi trẻ lên 10 tuổi.
Xem thêm: Viêm màng bồ đào là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Điều trị bệnh giác mạc hình chóp
Để điều trị bệnh giác mạc hình chóp bệnh nhân cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ nhãn khoa, vì đây là một căn bệnh nguy hiểm dễ gây mù lòa chính. Vì vậy người bệnh cần điều trị kịp thời để tránh tình trạng có nguy cơ bị sẹo giác mạc gây ảnh hưởng tầm nhìn và thị lực. Có hai cách chính để điều trị bệnh giác mạc hình chóp đó là dùng kính và phẫu thuật.
Phương pháp dùng kính
Đối với trường hợp mắc bệnh nhẹ đến trung bình cũng như tình trạng tiến triển của bệnh có thể sử dụng kính mắt hoặc kính áp tròng để điều trị.
Đối với kính gọng hoặc kính áp tròng mềm được sử dụng để điều chỉnh thị lực méo hoặc mờ của người bệnh trong giai đoạn đầu khi phát hiện sớm
Đối với kính áp tròng cứng, nếu bệnh tiến triển nặng lên làm thay đổi hình dạng giác mạc thành gồ ghề thì sẽ chuyển sang dùng kính áp tròng cứng, kính sẽ được thiết kế riêng để phù hợp với giác mạc của từng bệnh nhân. Thời gian đầu khi sử dụng kính áp tròng cứng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu mắt tuy nhiên triệu chứng này sẽ mất sau vài tuần sử dụng.
Đối với kính áp tròng tổng hợp, sự kết hợp giữa kính cứng và mềm, với vòng xung quanh mềm và bên trong cứng giúp tạo cảm giác dễ chịu cho người sử dụng.
Đối với kính áp tròng Scleral, đây là loại kính áp tròng to hơn bình thường và được dùng cho người bệnh giác mạc hình chóp giai đoạn thứ hai, khi đeo vào sẽ lấn ra phần củng mạc.
Việc sử dụng các loại kính trên chỉ được bán theo toa cũng như chịu dưới sự hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa. Người bệnh cần thăm khám thường xuyên để biết tình trạng của bệnh cũng như thay kính cho phù hợp với các giai đoạn phát triển của bệnh.
Phương pháp phẫu thuật
Khi bệnh tiến triển nặng không thể sử dụng kính áp tròng thì bệnh nhân cần tiến hành phẫu thuật ghép giác mạc. Các lựa chọn phẫu thuật cho bệnh nhân giác mạc hình nón bao gồm ghép giác mạc và đặt vòng implant trong giác mạc.
- Phương pháp ghép giác mạc: được áp dụng với các trường hợp bệnh như bị sẹo giác mạc, giác mạc cực mỏng; ghép giác mạc nội mô. Thời gian để hồi phục sau khi ghép giác mạc có thể lên đến một năm và bệnh nhân cần tiếp tục đeo kính áp tròng cứng. Việc phổ biến và thành công của phương pháp này được đánh giá là cao tuy nhiên vẫn có một số biến chứng như giảm thị lực, loạn thị, thải ghép hoặc không có khả năng đeo kính áp tròng và dễ bị nhiễm trùng.
- Phương pháp đặt vòng implant trong giác mạc: Các bác sĩ sẽ tiến hành đặt một miếng nhựa nhỏ hình lưỡi liềm vào giác mạc nhằm làm phẳng hình chóp cải thiện thị giác và hỗ trợ giác mạc. Việc này giúp khôi phục lại hình dạng giác mạc làm chậm quá trình tiến triển của bệnh giảm nhu cầu ghép giác mạc khi chưa có giác mạc được hiến tặng. Đây được xem là một biện pháp tạm thời vì những rủi ro như nhiễm trùng và tổn thương mắt.
Phòng ngừa bệnh giác mạc hình chóp
Bệnh giác mạc hình chóp không thể phòng ngừa vì mang tính di truyền cũng như do các yếu tố nội tiết tố của cơ thể. Một số biện pháp sau đây sẽ giúp bạn kiểm soát cũng như phòng tránh bệnh tiến triển nặng hơn:
- Điều trị và chăm sóc mắt theo đúng phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
- Đến ngay các cơ sở y tế hoặc liên hệ với bác sĩ phụ trách nếu cảm thấy mắt có các triệu chứng hay giảm thị lực.
- Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
- Tránh các chất có thể gây viêm hoặc dị ứng cho mắt.
- Sử dụng kính bơi khi bơi.
Qua bài viết trên chúng tôi đã đem đến cho bạn các thông tin về bệnh giác mạc hình chóp, nguyên nhân cũng như cách điều trị và phòng tránh. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn, bệnh giác mạc hình chóp là một bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy khi có những dấu hiệu bệnh hãy đến các bệnh viện mắt chuyên để thăm khám và kiểm tra để không ảnh hưởng đến sức khỏe.