Bạn yêu thích đi du lịch, mong muốn được tham quan, ngắm nhìn những cảnh đẹp gắn liền với tự nhiên trên mảnh đất hình chữ S. Nhưng có thể bạn đã bỏ lỡ hay chưa đặt chân đến Đèo Cả Phú Yên – Cung đèo vượt núi lớn ở Miền Trung thì hãy đọc bài viết này nhé. Bạn sẽ muốn xách ba lô và đi ngay lập tức. Hãy cùng Top1dexuat.com khám phá ngay sau đây nhé!
Vị trí địa lý
Đèo Cả thuộc xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú yên giáp ranh với tỉnh Khánh Hòa. Nơi được thiên nhiên ưu ái ban tặng biết bao cảnh đẹp. Hầm đèo cả chạy từ Bắc vào Nam thông luôn sang tỉnh Khánh Hòa.
Đèo Cả được mệnh danh là một con đèo đẹp với chiều dài đèo lên đến 12km chạy men theo đường núi và có đến hơn 90 khúc cua uốn lượn tuy nhiên về độ cao thì không quá cao, chỉ chiếm 330m song đây vẫn được đánh giá là một cung đèo nguy hiểm. Ngày nay, hầm đường bộ cũng đã được xây dựng với tổng chiều dài hầm chính và đường dẫn khoảng 13,5 km. Quy mô của hầm đèo Cả chỉ xếp sau hầm Hải vân.
Ý nghĩa lịch sử
Theo sử sách, Đèo Cả đã từng là nơi tiếp giáp giữa lãnh thổ nước Đại Việt và Chiêm Thành. Ở thời điểm mà vua Lê nam tiến do gặp phải địa hình quá hiểm trở đã phải dừng chân tại nơi đây và đặt tên cho một cứ địa nhỏ là Hoa Anh trên địa phận Phú Yên. Đèo Cả trở thành ranh giới giữa cuộc giao tranh của quân đội hai bên Đại Việt và Chiêm Thành từ thế kỷ 15 đến 16.
Tiếp tục men theo chiều dài lịch sử những thế kỉ 18- 19 cùng cuộc chiến tranh giữa ba anh em Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh. Cột mốc lịch sử gần với chúng ta nhất chính là năm 1947, Đèo Cả chứng kiến trận giao chiến khốc liệt giữa mặt trận Việt Minh và Pháp. Nơi đây xứng đáng là một địa danh lịch sử, đã dõi theo và ghi lại biết bao biến động.
Khí hậu nơi Đèo Cả
Quả thực, thiên nhiên nơi Đèo Cả khiến du khách phải nao lòng, chậm lại từng hơi thở trong từng giây phút, đón nhận một luồng cảm xúc dâng trào, thêm yêu, thêm thương đất nước có lá cờ đỏ sao vàng hơn.
Nơi đây được thiên nhiên ưu ái ban tặng khí hậu vô cùng ôn hòa, gần như quanh năm mát mẻ. Nhờ vậy mà rất nhiều loại cây phát triển, rừng núi xanh tươi, không khí trong lành song tạo điều kiện cho động vật phát triển, trở thành ngôi nhà nương thân của nhiều loại động vậtvật
Nhờ vậy, khi dừng chân nơi đây, bạn thường dễ bắt gặp rất nhiều loại động vật như tê tê, nhím, gấu ngựa, trĩ sao, báo hoa, khỉ… những loại đặc thù chỉ nơi đây mới có. Đặc biệt, Đèo Cả cũng là điểm còn rất nhiều cây gỗ quý đó là trầm, kền kền, dầu, sao, chò, cà ná…
Vẻ đẹp thiên nhiên trên Đèo Cả
Nơi đây không chỉ sở hữu thảm thực vật phát triển, hệ thống động vật đa dạng mà còn là nơi mang vẻ đẹp hùng vĩ. Đứng trước Đèo Cả, người ta như đứng trước một người con gái đẹp, không lỡ nào mà từ chối. Đứng trước nó, ta lại thấy thêm yêu dải đất hình chữ S này, nơi biết bao cảnh đẹp với thiên nhiên hùng vĩ mà ta chưa biết, thôi thúc đam mê xê dịch trong ta.
Lối đi trên Đèo Cả quanh co, uốn lượn và mềm mại như một dải lụa xanh vắt ngang qua núi rừng. Trên đèo không thiếu những khối đá cao đứng hiên ngang, sừng sững giữa trời xanh mang đến một vẻ đẹp tráng lệ. Vẻ đẹp không chỉ dừng ở sự hùng vĩ của núi non hiểm trở mà còn một Đèo Ngang đầy mộng mơ với sự thẩn thơ lướt qua bầu trời xanh của những nàng gió, mang theo sự trong lành thổi vào ta.
Đứng ở trên đỉnh đèo Cả, khi đưa tầm mắt hướng ra khoảng trời rộng lớn, bạn sẽ thu về được vẻ đẹp của cả một bức tranh sơn thủy hữu tình từ đồng bằng lên trên núi rồi hướng xa kia là biển cả rộng lớn, mênh mông.
Khi lúa vào mùa, từ phía trên đèo nhìn xuống, những cánh đồng lúa bao la vàng óng trông giống một thảm lụa mỏng trải dài nhẹ nhàng ôm trọn một vùng bao la cứ thế theo gió thổi đung đưa nhẹ nhàng theo từng nhịp như một bản nhạc lofi chill, cho ta sống chậm hơn, trọn vẹn hơn trong từng khoảnh khắc.
Nhờ nhiều bãi biển và vịnh đẹp, Đèo Ngang đã thu hút được rất nhiều khách du lịch, hướng du lịch trở thành ngành mũi nhọn, cải thiện và phát triển kinh tế cho khu vực.
Ẩm thực
Nếu chỉ mới dừng ở vẻ đẹp thiên nhiên thì có lẻ du khách chưa đủ mê Đèo Cả. Nơi đây không chỉ làm vừa lòng tâm trí mà còn lấp đầy dạ dày của lữ khách với những món ăn mang đậm hương quê như: Cháo hàu, cua Huynh đệ, cá nục hấp, bánh ướt chả bò… Những món ăn chứa đựng linh hồn của mảnh đất nơi đây, hương vị khó lòng tìm được trên những nơi khác. Nếu đã lỡ chân bước tới đây thì hãy để lỡ miệng thưởng thức ẩm thực Đèo ngang.
Kinh nghiệm phượt Đèo Cả
Phượt đèo Cả thích hợp vào thời điểm nào?
Theo những thông tin được chia sẻ, chúng ta đều nhận thấy sự nguy hiểm của cung đèo song cũng vì vậy, anh em phượt thủ chưa có kinh nghiệm nhiều nên hạn chế đi qua quãng đường này vào ban đêm- thời điểm bị bóng tối bao trùm, sương mù che lấp tầm nhìn.
Đặc biệt vào mùa mưa, nơi đây cũng rất nguy hiểm bởi sự trơn trượt.
Để có chuyến đi vui vẻ và tuyệt nhất, anh em nên em dự báo thời tiết, lựa chọn những ngày nắng ráo.
Chuẩn bị hành trang đầy đủ
Anh chị em đừng quên mang theo đồ ăn nhanh để có thể lót dạ khi đói, mang thêm nước để hỗ trợ cổ họng khi khát.
Để lưu giữ lại những khoảnh khắc đẹp, mọi người không thể quên chuẩn bị một chiếc máy ảnh hay một chiếc điện thoại với camera siêu đẹp.
Cuối cùng, một bộ đồ sửa xe máy là vật chắc chắn phải có trong cốp xe để khi bất ngờ hư hỏng, bạn hoàn toàn có thể chủ động khắc phục những lỗi nhỏ.
Kiểm tra xe trước khi bắt đầu hành trình
Kiểm tra thắng xe
Bạn sẽ không lường nỗi chuyện gì xảy ra với mình khi đang vượt dốc nhưng nhận ra thắng xe bị hư. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng thắng xe bạn đang dùng rất tốt trước khi bắt đầu chuyến phượt này nhé.
Kiểm tra còi- đèn
Trước khi đi vào các khúc cua, để đảm bảo an toàn cho cả bạn và người đối diện đang bị khuất tầm nhìn, bạn cần bấm còi nên hãy đảm bảo còi bạn còn hoạt động. Đèn xe sẽ vô cùng cần thiết khi bầu trời bắt đầu chập choạng tối.
Đổ xăng đầy bình
Việc chạy xe đường đèo sẽ tốn xăng hơn rất nhiều so với những con đường thẳng ta chạy thường nhật. Vì vậy, hãy đảm bảo xăng luôn đầy bình để quá trình đi trở nên thuận lợi.
Lưu ý khi chạy xe
Vào góc cua khuất phải bóp còi: Việc này nhằm thông báo cho xe chạy ngược chiều biết phía trước có người, giữ khoảng cách an toàn để đảm bảo trường hợp xe trước phanh gấp.
Không ôm cua rộng quá: Đặc điểm của đường đèo là cong và dốc, việc ôm cua quá rộng dễ khiến xe bị trượt bánh, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Trước khi xe chạy lên dốc về số thấp: Nhận thấy phía trước có dốc, bạn hãy về số thấp cách chân dốc từ 40-50m. Việc về số sớm giúp xe chạy không bị ì và nóng máy, làm tăng vòng tua, tăng đà cho xe chạy dốc mịn hơn.
Địa điểm check in gần cung đèo Cả
Nếu bạn bắt đầu đi từ thành phố Tuy Hòa đến đèo Cả, bạn có thể đi qua con đường sát biển, con đường này sẽ đưa bạn đi qua:
Vịnh Vũng Rô
Vịnh Vũng Rô được ví như con cưng của mẹ thiên nhiên, nơi tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, nơi có sắc xanh ngọc bích trong treo hòa quyện với bãi cát trắng mịn màng.
Bãi Môn Phú Yên
Chỉ dài khoảng 400m song lại khiến du khách lưu luyến không nỡ rời chân bởi vẻ đẹp nơi miền quê nắng và gió với bãi biển bao la, dòng nước trong xanh, vô vàn ghềnh đá kỳ thú.
Núi Đá Bia
Đây là ngọn núi rất nổi tiếng ở tỉnh Phú Yên, nơi đã cùng người dân trải qua bao nhiêu năm tháng có vui buồn, có hạnh phúc, có khó khăn. Nơi đây thu hút biết bao du khách trong và ngoài nước đến thăm quan, tìm hiểu về di tích lịch sử anh hùng đã một thời dựng nước và giữ nước.
Xem thêm: Đèo Hải Vân nằm ở đâu? Độ cao và chiều dài bao nhiêu?
Đứng trước vẻ đẹp thiên nhiên mộng mơ nhưng đầy hùng vĩ chỉ có ở nơi Đèo Cả, mong rằng bài viết có thể mang đến cho anh chị cảm nhận sâu sắc về cung đèo vượt núi lớn trên mảnh đất miền Trung.