Bệnh đau mắt đỏ là gì? Có nguy hiểm không? Có thể thấy rằng mắt được xem là một bộ phận có cấu tạo khá phức tạp và nhạy cảm trên cơ thể của con người. Chính vì vậy mắt thường xuyên mắc một số bệnh lý, trong đó có đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc mắt. Vậy nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Cùng Top1dexuat.com tìm hiểu để có thêm thông tin về căn bệnh này.
Đau mắt đỏ là gì?
Viêm kết mạc là gì? hay mắt bị đỏ là gì? là nội dung chính mà chúng ta cần tìm hiểu. Như đã nói ở trên viêm kết mạc mắt hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ. Bệnh Bệnh thường do các loại virus, vi khuẩn hoặc do các phản ứng dị ứng khác gây ra.
Đau mắt đỏ bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể mắc phải. Thời gian đầu, mắt bị đỏ 1 bên, nhưng trong vài ngày sẽ lây lan ra cả hai bên, có cảm giác đau nhức, khó chịu. Thêm vào đó bệnh lý này có thể mắc vào bất kỳ mùa nào trong năm, nhưng thời gian cao điểm dễ mắc nhất là mùa hè và mùa thu. Các loại viêm giác mạc thường gặp:
Đầu tiên là viêm kết mạc do virus
Đây được đánh giá là dạng bệnh thường gặp nhất, phổ biến nhất. Đồng thời loại bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây lan. Khi bị viêm mắt sẽ có các triệu chứng như đau mắt, mắt bị đỏ và chảy nhiều nước mắt.
Các triệu chứng viêm kết mạc, lúc đầu chỉ xuất hiện ở một con mắt, hay còn gọi đau mắt đỏ 1 bên. Ban đầu, mắt bị đỏ 1 bên nhưng không đau, trong vài ngày sau mắt sẽ có cảm giác đau và mắt còn lại cũng sẽ bị nhiễm theo. Thêm vào đó, mắt đỏ ngứa, có thể chảy ra nhiều mũ và chất nhầy.
Viêm kết mạc do dị ứng
Loại này ngoài việc khiến mắt đỏ, có thể mắt bị đỏ 1 bên, cũng có thể cả 2 bên, ngứa, chảy nước mắt còn có thể bị sổ mũi.
Ophthalmia neonatorum
Dạng viêm giác mạc này trẻ sơ sinh thường gặp, đây được đánh giá là dạng viêm nghiêm trọng, nếu không được chữa trị kịp thời có thể sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt. Nếu nhẹ thì có thể làm giảm thị lực, nếu nặng có thể dẫn đến mù vĩnh viễn.
Lạm dụng nước mắt nhân tạo
Khi quá lạm dụng nước mắt nhân tạo cũng là nguyên nhân khiến cho mắt bị viêm kết mạc.
Triệu chứng bệnh đau mắt đỏ
Dấu hiệu đau mắt đỏ hay triệu chứng viêm kết mạc bao gồm những triệu chứng phổ biến như sau:
Đỏ mắt trắng hoặc mí mắt trong
Các triệu chứng bệnh đau mắt đỏ thường là đỏ mắt hoặc sưng mí mắt trong. Đặc biệt nguyên nhân của bệnh là do vi khuẩn thì sưng mí mắt là triệu chứng phổ biến. Ngoài đỏ và sưng còn bao gồm cả triệu chứng ngứa ở cả hai mắt.
Sưng kết mạc
- Hai mi mắt sưng phù, mọng, đỏ do tích tụ nhiều mạch máu.
- Nước mắt nhiều hơn bình thường.
- Khi mắt có các triệu chứng như mắt bị đỏ, nước mắt chảy liên tục, ngứa dữ dội đây đều là các triệu chứng để bạn dễ dàng nhận ra bệnh viêm kết mạc mắt.
- Chất dịch màu vàng đặc chảy ra trên lông mi.
- Khi mắt bạn xuất hiện các chất dịch vàng đặc chảy ra và dính trên lông mi thì bạn đã có thể bị mắt đỏ do nhiễm virus hoặc do bị dị ứng.
- Chất dịch màu xanh lá cây hoặc màu trắng từ mắt.
- Trường hợp mắt bạn có chất dịch màu trắng hoặc màu xanh lá cây xuất hiện thì bạn bị viêm kết mạc do nhiễm vi khuẩn.
Ngứa mắt
Đây là triệu chứng đau mắt đỏ đặc trưng, mắt sẽ có cảm giác ngứa dữ dội, ngứa kéo dài. Cùng với đó là cảm giác cộm như có hạt cát hoặc hạt bụi bên trong.
Đốt mắt
Mắt cảm thấy khô, nóng đỏ rát khó chịu, xuất hiện nhiều gỉ mắt nhất là sau khi ngủ dậy.
Nhìn mờ
Khi mắt bạn có dấu hiệu nhìn mờ, đây không chỉ là triệu chứng của bệnh viêm kết mạc mắt mà còn là triệu chứng của rất nhiều bệnh khác như viêm loét giác mạc, đục thủy tinh thể, sẹo giác mạc,… Chính vì vậy, khi có dấu hiệu này bạn cần đến cơ sở y tế để thăm khám, hoặc bổ sung thêm các loại vitamin tăng cường thị lực.
Hạch bạch huyết sưng
Đây là một triện chứng ít gặp, tuy nhiên nó được đánh giá là nguy hiểm nhất. Một số bệnh nhân viêm kết mạc mắt sẽ xuất hiện hạch bạch huyết sưng. Nó thường xuất hiện dưới hàm hoặc sau tai, người xuất hiện hạch này sẽ có cảm giác rất đau.
Cùng với đó là các triệu chứng như xuất hiện dịch vàng, xanh trên mí mắt, mắt mở không ra vào buổi sáng, đỏ mắt, đau mắt dữ đội khi nhìn vào mặt trời hoặc các vật chiếu sáng, sốt cao, run rẩy, đau các cơ mặt.
Nguyên nhân đau mắt đỏ
Virus
Nhiều người thắc mắc mắt đỏ là bị gì? Hay nguyên nhân đau mắt đỏ do đâu? Người ta đã chứng minh được rằng có đên 65% đến 90% những người bị viêm kết mạc mắt là do virus Adeno gây ra. Nhóm virus này được tìm thấy trên hầu hết các đồ vật của bệnh nhân và thời gian sống của chúng có thể kéo dài tới 35 ngày.
Nhóm virus Entero cũng là một tác nhân virus gây bệnh viêm giác mạc ngoài nhóm Adeno.
Vi khuẩn
Nguyên nhân đau mắt đỏ phổ biến nữa chính là vi khuẩn. Con đường để vi khuẩn lây nhiễm nhanh nhất chính là đường hô hấp, ngoài đường hô hấp chúng có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác. Vi khuẩn lây nhiễm phổ biến bao gồm: liên cầu, phế cầu, tụ cầu.
Các chất kích thích như dầu gội, bụi bẩn, khói và clo hồ bơi,… Những nguyên nhân đôi khi chúng ta không để ý và không quan tâm đến, nhưng chúng là một trong những nguyên nhân có thể gây ra bệnh.
Phản ứng với thuốc nhỏ mắt
Khi sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt mà các thành phần trong đó không phù hợp với bạn thì cũng là nguyên nhân làm cho bạn bị đau mắt.
Dị ứng
Một số nhóm chất dễ gây dị ứng cho cơ thể người như: lông động vật, phấn hoa, một số thành phần có trong thuốc, hải sản hoặc một số thực phẩm khác. Tùy vào cơ thể cũng như hệ miễn dịch và có thể bị dị ứng từng loại khác nhau.
Nấm, amip và ký sinh trùng
Ngày này rất nhiều người sử dụng kính áp tròng, bởi nó có nhiều ưu điểm như có nhiều màu sắc, tính ứng dụng cao. Tuy nhiên đây cũng chính là nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ nhiễm nhiễm nấm, amip và ký sinh trùng gây nên các bệnh liên quan tới mắt thường gặp là viêm giác mạc.
Ngoài ra viêm giác mạc còn có thể lây qua đường tình dục thông qua các căn bệnh khác nhau. Điển hình như bệnh lậu, hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến mất thị lực. Thêm vào đó, cũng có thể lây từ mẹ sang con. Nếu người mẹ nhiễm chlamydia, lậu hoặc vi khuẩn khác thì khả năng đứa con sinh ra bị viêm kết mạc mắt là rất cao.
Viêm kết mạc mắt có nguy hiểm không?
Bệnh viêm kết mạc mắt được đánh giá là một căn bệnh có nguy có lây lan rất nhanh. Bên cạnh đó, nó còn là một căn bệnh để lại nhiều di chứng như teo nhãn, lồi mắt, sẹo giác mạc. Có như hậu quả nghiêm trọng hơn chính là có thể mất đi một phần hoặc toàn bộ thị lực. Đây được đánh giá là một bệnh rất nguy hiểm.
Bị đau mắt đỏ do lậu khi xuất hiện ở trẻ sơ sinh thì nguyên nhân chính được xác nhận là do lây từ mẹ sang con. Đây là một căn bệnh để lại biến chứng vô cùng nặng nề và vô cùng nguy hiểm. Cha mẹ cần chú ý quan sát, khi thấy trẻ có bất kỳ biểu hiện nào của bệnh cần đưa ngay đến bệnh viện.
Nên làm gì khi bị đau mắt đỏ?
Giữ đôi mắt của bạn sạch sẽ
Khi bị mắt đỏ ngứa, ở vùng mắt sẽ chảy ra rất nhiều dịch vàng và dịch xanh. Đặc biệt nhiều hơn đối với trẻ em. Chính vì vậy, cần phải vệ sinh đôi mắt sạch sẽ. Bạn có thể sử dụng một chiếc khăn với chất liệu mềm, không xù, sau đó thấm nước ấm và lau nhẹ lên mắt và xung quanh mắt để làm lấy bớt phần ghèn và làm sạch mắt.
Giặt hoặc thay vỏ gối mỗi ngày
Khi bị bệnh mắt đỏ, nước mắt sẽ chảy rất nhiều cùng với đó là các chất nhầy dịch, ghèn tích tụ… tất cả đều dễ dàng dính lên gối của bạn. Để đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ bạn nên giặt hoặc thay vỏ gối mỗi ngày nhằm tránh vi khuẩn virus có cơ hội lây lan.
Đừng chạm hoặc chà mắt bị nhiễm trùng
Những hành động như dụi mắt, chà hoặc chạm lên cùng mắt đỏ đều có tác động xấu đến mắt, làm tổn thương trực tiếp đến thị lực. Vì vậy, khi bị bệnh viêm giác mạc bạn nên hạn chế những hành động kể trên.
Đừng đeo hoặc chia sẻ đồ trang điểm mắt, thuốc nhỏ mắt hoặc kính áp tròng
Nếu bạn có thói quen đeo kính áp tròng hoặc sử dụng các đồ trang điểm cho mắt. Thì một lời khuyên dành cho bạn trong thời gian bị đỏ mắt, là nên hạn chế lại. Sử dụng kính có gọng thay cho kính áp tròng cho đến khi mắt bình phục hoàn toàn.
Sử dụng một miếng gạc ấm
Viêm giác mạc, ở giai đoạn đầu mắt bị đỏ một bên, còn một bên bình thường. Nên bạn cần lưu ý không nên sử dụng chung một miếng băng gạc cho cả hai mắt. Bởi có thể làm lây từ mắt này sang mắt kia.
Thêm vào đó, băng gạc bạn nên chườm ấm, sạch sử dụng chườm lên mặt 5 đến 10 phút, từ 3 đến 4 lần cho một ngày.
Bảo vệ mắt bạn khỏi bụi bẩn và những thứ khác gây kích ứng
Khi đi ra đường trong tình trạng bị đau mắt đỏ, tránh các tác nhân có thể gây tổn thương cho mắt như khói bụi, gió bằng cách đeo kính râm. Cùng với đó hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các loại khói, khói xe, khói bếp, khói hương… Một lưu ý đặc biệt, tuyệt đối không nên đi bơi, để tránh nước bẩn có dính vào mắt và làm tình trạng nghiêm trọng hơn.
Đau mắt đỏ và cách phòng tránh
Sử dụng các biện pháp bảo hộ mắt
Khi bạn thường xuyên đi ra ngoài phải tiếp xúc với khói bụi hoặc làm việc trong môi trường nhiều khói bụi. Bạn nên chọn cho mình một chiếc kính bảo hộ chất lượng để che chắn cho đôi mắt tránh các tác động xấu. Bạn có thể vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% mỗi ngày.
Khi không may bị bụi bận hoặc các dị vật bay vào mắt bạn có thể sử dụng bông hoặc khăn mềm lau mắt. Hạn chế dùng tay dụi vào hoặc sử dụng các vật thô cứng để lấy dị vật, như vậy có thể gây ra tác động xấu lên mắt, dẫn đến viêm.
Điều trị dứt điểm các bệnh về mắt
Khi mắt bạn xuất hiện các biểu hiện như nhìn mờ, mắt khô, nhức mỏi,… thì bạn nên tìm chú ý đến việc cho mắt nghỉ ngơi hoặc nếu thấy nghiêm trọng có thể tìm bác sĩ để thăm khám để điều trị dứt điểm. Bởi khi mắt có các dấu hiệu kể trên, có thể là triệu chứng đau mắt đỏ hoặc bất kỳ căn bệnh nào về mắt.
Cân nhắc sử dụng các vật, thuốc tiếp xúc tới mắt
Có nhiều người có thói quen sử dụng kính áp tròng nhưng những đôi lens kém chất lượng chính là nguyên nhân đau mắt đỏ và nhiều bệnh lý khác liên quan đến mắt. Bạn nên tìm hiểu nguồn gốc cũng như chất lượng của sản phẩm kỹ càng trước khi sử dụng.
Không bao giờ sử dụng thuốc nhỏ mắt steroid hoặc sử dụng chung thuốc nhỏ mắt của bạn bè hoặc người thân.
Xem thêm: TOP 7 cách chữa đau mắt đỏ phổ biến
Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc là bệnh vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực, sức khỏe. Thông qua bài viết mong rằng cung cấp thêm cho bạn kiến thức về căn bệnh này. Đồng thời thấy được sự nguy hiểm của nó để phòng tránh và chữa trị kịp thời nếu không may mắc phải.