Trong nghệ thuật thiết kế nội thất hiện đại việc sở hữu đa dạng chất liệu là điều rất cần thiết. Người ta luôn tìm đến những gì có cốt lỗi trong tự nhiên để nhằm mang đến một chất liệu vững bền theo thời gian. Đá trầm tích cũng vậy, đây là nguồn chất liệu được chuộng bởi các nhà thiết kế. Vậy nó là gì? Nguồn gốc ra sao? Cùng Top1dexuat.com tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé.
Đá trầm tích là gì?
Đá trầm tích là một loại đá được hình thành từ các vật liệu lắng đọng trên bề mặt Trái Đất do các quá trình phong hóa, xói mòn, vận chuyển và gắn kết. Loại đá này có thể được phân loại dựa trên kích thước hạt, thành phần khoáng vật và nguồn gốc tạo thành.
Đá trầm tích là sản phẩm của sự phá hủy cơ học và hóa học các đá đã tồn tại trước chúng do tác dụng của các nhân tố khác nhau (như sinh vật, nước, gió, băng…) trên mặt hoặc ở phần trên cùng của vỏ Trái Đất. Đây là một trong ba nhóm đá chính (cùng với đá mácma và đá biến chất) cấu tạo nên vỏ Trái Đất và chiếm 75% bề mặt Trái Đất.
Quá trình hình thành đá trầm tích gồm có bốn giai đoạn chính: phong hóa (hay bào mòn), vận chuyển, lắng đọng (hay trầm tích) và nén ép (hay thành đá).
Phong hóa là quá trình các đá gốc bị phân rã thành các mảnh vụn nhỏ hơn do các yếu tố ngoại cảnh. Vận chuyển là quá trình các mảnh vụn được di chuyển từ nơi phong hóa tới nơi lắng đọng bởi các phương tiện như nước, gió, băng…
Lắng đọng là quá trình các mảnh vụn bị ngừng lại và tích tụ lại thành từng lớp trên các khu vực như biển, sông, hồ, sa mạc…
Nén ép là quá trình các lớp trầm tích bị ép chặt vào nhau và gắn kết lại bằng các chất keo thiên nhiên tạo thành đá trầm tích.
Nguồn gốc và quá trình hình thành của đá trầm tích
Đá trầm tích được hình thành do các quá trình vận động kiến tạo nên đã tạo nên một bề mặt rắn chất. Theo nghiên cứu cho thấy. Đá trầm tích phải trải qua sự biến động của 4 quá trình để hình thành chất liệu đá này:
- Trên bề mặt của vỏ trái đất khi nhiệt độ nước có sự thay đổi đã làm tác động đến đất đá cũng như các khoáng vật bị phá huỷ.
- Trong đó, có các chất liệu trầm tích đã chịu tác động và bắt đầu di chuyển khắp nơi xuôi theo dòng chảy của nước.
- Sau đó các chất liệu trầm tích này sẽ tiếp tục được tích tụ lại một nơi nào đó nhờ sự lắng đọng do bắt nguồn từ các hoạt động của một số sinh vật.
- Cuối cùng, dưới các tác động của áp lực trái đất, nhiệt độ hạ thấp của những trận mưa tuyết đã góp phần nén chặt và tạo nên sự tích tụ cho các loại vật liệu trầm tích này. Từ đó tạo thành các chất liệu đá trầm tích cứng rắn như ta thường sử dụng ngày nay.
Đá trầm tích dù có cấu tạo là một trong ba loại đá cấu thành lớp vỏ trái đất nhưng nó lại khác với đá magma. Hầu hế đá trầm tích đều có thành phần cấu tạo theo kiểu phân lớp và mỗi phiến đá đều có di tích hữu cơ. Đá trầm tích có thành phần hóa học rất đa dạng và phong phú hơn so với đá magma và đá biến chất có sự tồn tại trước.
Đá trầm tích có cấu tạo thành phần gồm 3 loại chính là: Các khoáng vật tồn tại trước khi tạo nên trầm tích, các khoáng vật được hình thành từ các giai đoạn tạo nên đá trầm tích và các di tích hữu cơ.
Đá trầm tích từ lâu đã chịu sự tác động và được hình thành tại mọi thời kỳ của địa chất. Người ta thường xem xét và căn cứ vào các di tích hữu cơ của phiến đá mà từ đó có thể tìm và xác định được tương đối số năm hình thành của tầng đá.
Đặc điểm nổi bật của đá trầm tích
Đá trầm tích trải qua quá trình tác động và nén chất của vỏ trái đất cũng như các tác động của thời tiết nên nó sở hữu tính phân lớp vô cùng rõ rệt. Mỗi một phiến đá đều sở hữu riêng cho mình từ chiều dày, màu sắc cho đến thành phần cũng như độ lớn của hạt và độ cứng… của các lớp đều không giống nhau.
Đá sở hữu đặc tính nổi bật là có cường độ nén khác nhau. Nếu nén theo phương vuông góc với cùng với các lớp trầm tích sẽ có cường độ nén luôn luôn cao hơn sơ với cường độ nén của đá theo hướng song song với từng lớp đá.
Đây là loại đá không đặc và chắc bằng khí so với đá mácma. Nguyên nhân là do chất keo kết dính thiên nhiên khi kế các trầm tích lại với nhau không làm chèn đầy đi các khoảng giữa các hạt hoặc do các chất keo kết dính bị tác động làm co lại. Chính vì thế mà cường độ nén của đá trầm tích sẽ thấp hơn so với mácma nhưng về độ hút nước thì trầm tích cao hơn.
Đối với một số loại đá trầm tích ngày nay khi bị hút nước thì cường độ của đá sẽ bị làm giảm đi một cách rõ rệt thậm chí có khi bị tan rã ở trong nước. Đá trầm tích dễ dàng cho gia công chế tác nên được sử dụng phổ biến và rộng rãi.
Một số loại đá trầm tích có trên bề mặt Trái Đất ngày nay
Khi xét về những giai đoạn hình thành của đá, thì đá trần tích được chia ra thành 3 loại chính: Đá trầm tích cơ học (đây là những loại đá hạt thô, hay đá hạt vừa, đá hạt mịn, và đá sét). Đá trầm tích hoá học (đây là các loại đá hạt rất nhỏ như thạch cao, túp đá vôi, hay anhydrit, manhezit). Đá trầm tích hữu cơ (bao gồm các loại như đá vôi, đá phấn và trepen).
Mỗi một loại đá đều sở hữu cho mình những đặc điểm hoàn toàn không giống nhau như về độ lớn, màu sắc, độ cứng và khả năng có thể bị tan trong nước do chịu cường độ thấp. Bên cạnh đó, các loại đá này còn được phân loại một cách chi tiết và sở hữu riêng cho mình những tên gọi khác nhau.
Từ xa xưa đá trầm tích là loại đá được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong xã hội lúc bấy giờ. Nó tạo ra và đem đến nhiều lợi ích cho người sử dụng từ thời xa xưa cho đến tận bây giờ.
Đá trầm tích cơ học
Đá trầm tích cơ học là một trong những loại đá có nguồn gốc hình thành từ những sản phẩm trải qua quá trình bị phong hóa của nhiều loại đá khác nhau, chính đều có thành phần khoáng vật vô cùng phức tạp.
Đá trầm tích cơ học sở hữu cho mình các loại hạt rời và được phân tán như cát sỏi hay đất sét. Trong đó, có một số loại hạt rời bị tác động và gắn chặt với nhau bởi chất keo kết chất lượng từ thiên nhiên như cát kết, cuội kết.
Hơn thế nữa, đá trầm tích cơ học còn được phân ra thành nhiều loại đá chi tiết hơn dựa trên thành phần của độ hạt. Dựa vào số hạt trung bình và các khoảng trong dao động của các độ hạt này để dễ dàng đưa ra các phân loại cùng với các thành phần xi măng tạo gắn kết cho chúng. Chúng được xác định và đặt tên từ các loại đá hạt thô cho đến đá sét.
Đá trầm tích hóa học
Đá trầm tích hóa học là một loại vật liệu đá được tạo thành do quá trình di chuyển của các chất bị hòa tan trong nước tạo nên. Sở dích có được sự hình thành này là do chúng bị lắng đọng xuống rồi xảy ra hiện tượng kết tủa lại.
Đặc điểm của loại hạt vật liệu trầm tích hóa học là rất nhỏ, xét về cấu tạo thành phần khoáng vật bên trong đá thì tương đối đơn giản và đều hơn rất nhiều so với loại đá trầm tích cơ học. Một số loại đá trầm tích hóa học ngày nay được chuộng và sử dụng phổ biến như là đô lô, manhezit, tuổi đá vôi, đá thạch cao, đá anhydrit và muối mỏ.
Đá trầm tích hữu cơ
Đá trầm tích hữu cơ là đá này được hình thành do quá trình tích tụ các chất xác vô cơ của hầu hết các loại động và thực vật sinh sống ở trong môi trường nước kể cả nước biển. Đây hầu như là các loại đá có thành phần như carbonat và silic khác nhau như đá vôi, vôi vỏ sò, đá phấn, đá diatomite và trepen.
Ứng dụng của đá trầm tích trong xây dựng
Đá trầm tích là một trong những loại đá có rất nhiều công dụng và chức năng sử dụng. Từ xa xưa đến nay đá trầm tích đã đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong xây dựng.
Trong nghệ thuật
Có thể nói trong nghệ thuật đá hoa được sử dụng rất nhiều. Đây mặc dù là một loại đá biến chất từ đá vôi nhưng nó có thể nói là một trong những đặc trưng được sử dụng về ứng dụng đặc trưng vật liệu đá trầm tích trong lĩnh vực nghệ thuật.
Kiến trúc
Dường như trong kiến trúc thiết kế ngày nay các loại đá sử dụng có xuất xứ bắt nguồn từ đá trầm tích đều được sử dụng để làm đá khối hay đá phiến. Các loại đá này bị biến chất từ cấp thấp của đá phiến sét để sử dụng dùng để lợp, còn đối với cát kết sử dụng dùng để làm cột.
Chế tác các vật liệu công nghiệp và sứ
Đá trầm tích thường được sử dụng dùng để tạo ra các sản phẩm đồ gốm và sứ như một số loại gạch, xi măng dùng cho xây dựng và vôi được chế xuất làm từ đá vôi.
Năng lượng
Trong lĩnh vực địa chất dầu khí đá trầm tích được sử dụng để làm công cụ tính lượng dầu khí có thể sinh ra dựa trên khối lượng của đá. Khai thác thác trầm tích để sử dụng Than và đá phiến dầu.
Nước ngầm
Hầu hết các loại đá trầm tích trong bề mặt trái đất ngày nay đều có chứa một lượng lớn nguồn nước ngầm tồn tại trong các tầng chứa nước. Đây là nguồn nước khoáng hoàn toàn tự nhiên và vô cùng tốt cho sức khỏe.
Đá trầm tích hiện nay được khai thác và sử dụng rộng rãi phổ biến trong nhiều lĩnh vực từ xây dựng cho đến cuộc sống đời thường thậm chí nó còn được vận dụng sử dụng cho các công trình công cộng thậm chí cả y học. Bài viết về đá trầm tích này hy vọng sẽ cung cấp cho quý đọc giả một lượng thông tin hữu ích về nguồn chất liệu đá này và đưa ra lựa chọn cho công trình thi công của mình.
Xem thêm: Đá xuyên sáng Onyx tự nhiên là gì?