#1 Điều kiện kết hôn là gì? Thông tin mới theo Luật hôn nhân gia đình

“Trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng” là câu nói mà ông bà ta thường hay nhắc đến khi nói về những chàng trai cô gái ở độ tuổi kết hôn. Mỗi quốc gia, quy định về hôn nhân phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố văn hóa cũng như truyền thống. Để hiểu hơn về các quy định hôn nhân tại Việt Nam. Hãy cùng Top1dexuat.com tìm hiểu điều kiện kết hôn là gì? Thông tin mới nhất theo Luật hôn nhân gia đình qua bài viết dưới đây.

Đã bán 156
(0)
- Việt Nam
250.000 VND

RƯỢU MỪNG được biết đến như là đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp các dòng rượu thủ công truyền thống của Việt Nam chất lượng cao, mẫu mã trang trọng thích hợp dùng trong các dịp Lễ, Tết, Nghi thức cưới hỏi, Quà tặng, và thưởng thức...

LIÊN HỆ VÀ ĐĂNG KÝ LÀM ĐẠI LÝ RƯỢU MỪNG

  • Điện thoại: 08.2525.1515

Điều kiện kết hôn là gì?

Hiểu một cách đơn giản, điều kiện kết hôn là những yêu cầu cơ bản mà đàn ông và phụ nữ cần đáp ứng được để tiến đến cuộc sống vợ chồng hợp pháp theo quy định của pháp luật. 

dieu kien ket hon la gi
Điều kiện kết hôn là gì? Ảnh: Google tìm kiếm

Để kết hôn hợp pháp tại Việt Nam, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau đây theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (đã được sửa đổi bổ sung năm 2023):

1. Điều kiện về độ tuổi:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên.
  • Nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

2. Điều kiện về năng lực hành vi dân sự:

  • Cả hai bên nam và nữ phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không được kết hôn, trừ trường hợp được cha mẹ, người nuôi dưỡng đồng ý bằng văn bản.

3. Điều kiện về sự tự nguyện:

  • Việc kết hôn phải do nam và nữ tự nguyện quyết định, không vì bất kỳ lý do nào khác mà bị cưỡng bức, ép buộc.

4. Điều kiện về cấm kết hôn:

  • Không được kết hôn với những người:
    • Là cha mẹ, con đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi của nhau.
    • Là anh, em ruột, anh em cùng cha khác mẹ, anh em cùng mẹ khác cha của nhau.
    • Là ông, cháu nội, ngoại, chắt của nhau.
    • Là người đã từng kết hôn với nhau mà chưa được giải quyết ly hôn hoặc chưa được tuyên bố hôn nhân vô hiệu.
    • Người đang bị mất năng lực hành vi dân sự do اختلال tâm thần.
    • Người đang bị hạn chế năng lực hành vi dân sự do اختلال tâm thần mà không được cha mẹ, người nuôi dưỡng đồng ý bằng văn bản.

Quy định pháp luật về điều kiện kết hôn

Căn cứ vào phong tục tập quán cũng như kiến thức về nhiều ngành khác nhau. Luật pháp Việt Nam quy định nam, nữ kết hôn phải đáp ứng được các điều kiện sau:

Nam, nữ phải đủ tuổi kết hôn

Khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 quy định: “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên mới đủ tuổi kết hôn”. Đây là độ tuổi tối thiểu mà nam, nữ cần phải đạt được khi tiến đến đăng ký kết hôn.

Quy định này được xuất phát từ các cơ sở khoa học, nghiên cứu trong lĩnh vực y học, kinh tế – xã hội:

  • Y học: Theo nghiên cứu, nam ở độ tuổi 20 và nữ 18 tuổi mới có bắt đầu hoàn thiện về tâm sinh lý. Họ có đủ khả năng nhận thức và chịu trách nhiệm về vai trò làm vợ hoặc chồng của mình trong gia đình. Hơn thế nữa, những đứa con sinh ra cũng được khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh thần. Quy định này giúp giảm tỷ lệ tảo hôn ở giới trẻ và đưa đất nước phát triển hơn trong tương lai.
  • Điều kiện kinh tế-xã hội: Trong gần vài thập kỷ gần đây Việt Nam đang trên đà phát triển nhanh chóng. Mức thu nhập tuy có nhiều cải thiện song lại không đồng đều cho tất cả các vùng. Nếu áp dụng quy định này cho các khu vực lớn nhưng lại bỏ quên các khu vực vùng sâu vùng xa sẽ ảnh hưởng đến các thế hệ mai sau rất lớn.
dieu kien ket hon nam nu du tuoi
Điều kiện kết hôn – Nam, nữ phải đủ tuổi. Ảnh: Google tìm kiếm

Thực tế, vẫn có rất nhiều trường hợp nam nữ kết hôn trước tuổi quy định, sống chung trước hôn nhân. Điều này hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và có chế tài xử phạt theo điểm b khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13.

Hai bên phải tự nguyện

Kết hôn cần sự tự nguyện của cả hai bên. Luật pháp nghiêm cấm hành vi cưỡng ép, lừa dối và người kết hôn phải có mặt tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi đăng ký kết hôn. 

Luật hôn nhân gia đình yêu cầu quyết định kết hôn của nam nữ phải xuất phát từ ý chí và nguyện vọng của cả hai bên. Đây là cột mốc quan trọng để xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội phát triển bền vững.

ket hon tu nguyen
2 bên phải tự nguyện là điều kiện kết hôn rất quan trọng. Ảnh: Google tìm kiếm

Có thể thấy, ngày nay việc kết hôn không còn chịu áp lực từ phía gia đình nhiều nữa. Hình thức “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” đã được xóa bỏ, tạo ra cơ hội cho nam nữ yêu nhau có mong muốn được đi lâu dài dễ dàng hơn. Nhưng đây cũng là điểm yếu dẫn đến tỷ lệ ly hôn hiện nay liên tục tăng.

Người kết hôn không mất năng lực hành vi dân sự

Người mất năng lực hành vi dân sự thì không thể đủ khả năng nhận thức được sự tự nguyện, mong muốn kết hôn của mình. Điều kiện kết hôn này hoàn toàn phù hợp với quy định kết hôn được nêu trên của pháp luật Việt Nam. 

Trong đời sống xã hội, các trường hợp kết hôn với người mất năng lực hành vi dân sự vẫn còn xảy ra. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, sức khỏe của thế hệ mai sau. Vì vậy, cần phải có nhiều biện pháp tuyên truyền, giáo dục hơn nữa để tình trạng kết hôn mang tính hình thức không còn nữa.

Người kết hôn phải là hai người khác giới tính

Khoản 2 Điều 8 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 quy định: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. Quy định này được xuất phát từ quy luật của tự nhiên nhằm giúp ổn định cuộc sống hôn nhân gia đình. 

Tình trạng hôn nhân đồng giới đã không còn quá xa lạ với Việt Nam những năm gần đây. Có rất nhiều trường hợp sống chung, tổ chức hôn lễ và nuôi con chung không chịu bất kỳ chế tài nào. Đây là một vấn đề gặp rất nhiều khó khăn mà nhà nước ta chưa thể có quy định cụ thể. 

dieu kien ket hon khac gioi tinh
Điều kiện kết hôn – 2 người khác giới tính. Ảnh: Google tìm kiếm

Người đồng giới sống chung hoàn toàn không có điều điều luật nào cho là vi phạm pháp luật nhưng cũng không được bảo hộ. Đồng nghĩa với, bạn có quyền sống chung, tổ chức hôn lễ với người đồng giới mà mình yêu nhưng không được đăng ký kết hôn. 

Tuy nhiên, nếu một trong hai người có quan hệ hôn nhân hợp pháp nhưng lại sống chung với người đồng giới khác thì sẽ trở thành ngoại tình và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Việc kết hôn không thuộc một trong các trường cấm kết hôn

Các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của luật hôn nhân gia đình nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng; giữ gìn thuần phong mỹ tục của người Việt Nam đối với đời sống hôn nhân và gia đình, góp phần duy trì và bảo tồn nòi giống, thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội. 

  • Cấm kết hôn giả tạo: Hôn nhân phải được tự nguyện từ hai bên và xuất phát từ ý chí nguyện vọng của nam nữ. Không kết hôn vì các mục đích trục lợi khác.
  • Kết hôn với người đang có vợ hoặc chồng: Đây là trường hợp rất đáng được xã hội lên án và vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực đạo đức.

Thông tin mới nhất theo Luật hôn nhân gia đình

Luật hôn nhân gia đình ra đời từ rất sớm và được chỉnh sửa bổ sung qua các thời kỳ nhằm đưa xã hội ngày càng phát triển, cụ thể:

Vấn đề kết hôn

Luật hôn nhân gia đình được sử dụng hiện hành tại Việt nam được Quốc hội ban hành vào ngày 19/6/2014 và thời hiệu luật chính thức có hiệu lực là ngày 1/1/2015. 

Bộ luật này quy định chi tiết về điều kiện kết hôn, thẩm quyền kết hôn mà nam nữ cần phải nắm trước khi quyết định đăng ký kết hôn. Bạn có thể tham khảo chi tiết quy định pháp luật về điều kiện kết hôn tại mục 2.

dieu kien ket hon theo luat hon nhan gia dinh
Điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân gia đình mới nhất. Ảnh: Google tìm kiếm

Vấn đề quan hệ giữa vợ và chồng

Theo pháp luật vợ chồng được xác lập theo quan hệ bình đẳng. Trong gia đình, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, luật có liên quan.

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định, nam nữ sau khi được xác lập quan hệ vợ chồng phải có nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ và tôn trọng lẫn nhau. Nhiều trường hợp, vợ chồng sau khi kết hôn xảy ra mâu thuẫn về nơi cư trú cũng như vấn đề tôn trọng lẫn nhau làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và tạo áp lực cho con cái. Điều này không được pháp luật cũng như xã hội ủng hộ. 

Để xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh thì bản thân mỗi cá nhân trong gia đình cần biết thông cảm, giúp đỡ lẫn nhau, tạo không gian chung sống thoải mái, hòa hợp.

Quan hệ giữa ba, mẹ, con

Quan hệ giữa ba, mẹ và con có thể phát sinh từ quan hệ sinh đẻ, nhận nuôi con nuôi hoặc sống chung. Theo quy định cha mẹ cần có trách nhiệm nuôi dạy, giáo dục con cái cho đến khi con đủ tuổi trưởng thành (18 tuổi).

Nếu ba mẹ ly hôn nhưng có con chung chưa đủ 18 tuổi thì cả 2 phải có trách nhiệm nuôi dưỡng. Trường hợp con sống chung với mẹ sau ly hôn thì người bố cần chu cấp theo thỏa thuận giữa 2 bên và được tòa án chấp nhận.

quan he giua ba me con
Quan hệ giữa ba, mẹ, con. Ảnh: Google tìm kiếm

Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình

Luật hôn nhân gia đình 2022 quy định vấn đề quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình cụ thể như sau:

  • Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa cha mẹ và con cái.
  • Quyền và nghĩa vụ về quyền tài sản giữa cha mẹ và con cái.
  • Những quy định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên.Mối quan hệ giữa những thành viên trong gia đình với nhau.
  • Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con và ngược lại.
  • Đồng thời Luật cũng quy định cụ thể về mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng, các trường hợp phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên.

Vấn đề chấm dứt quan hệ hôn nhân

Luật hôn nhân gia đình năm 2022 bổ sung cũng có điều khoản riêng cho trường hợp vợ chồng chấm dứt quan hệ hôn nhân, được chia thành 2 trường hợp sau:

  • Sự kiện 1 trong 2 người chết sẽ chấm dứt quan hệ vợ/ chồng.
  • Ly hôn chấm dứt quan hệ vợ/ chồng.
  • Trường hợp ly hôn nhưng một trong hai bên làm trái các quy định đã cam kết trước đó sẽ chịu các mức xử phạt theo điều khoản của quy định đã đưa ra.

Hậu quả pháp lý của việc ly hôn

Hậu quả pháp lý của việc ly hôn được luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định cụ thể như sau:

Quan hệ thân nhân giữa vợ và chồng

Sau khi bản án của Tòa án giải quyết ly hôn có hiệu lực thì quan hệ thân nhân thân giữa vợ và chồng sẽ chấm dứt.

hau qua phap ly cua ly hon
Hậu quả pháp lý của việc ly hôn. Ảnh: Google tìm kiếm

Quan hệ giữa cha mẹ – con sau khi ly hôn

Ly hôn chỉ tác động đến vai trò của vợ và chồng, còn đối với quan hệ cha mẹ và con vẫn tồn tại. Cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Các yêu cầu sau khi ly hôn về vấn đề nuôi con sẽ do vợ chồng thỏa thuận và được tòa án chấp nhận. Nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ nuôi. Nếu người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì lúc này giữa cha mẹ sẽ có thỏa thuận để có thể đáp ứng cho con tốt nhất.

Chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn

Theo Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc giải quyết tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được tự nguyện thỏa thuận. Nếu xảy ra tranh chấp thì tòa án sẽ giải quyết theo nguyên tắc sau:

  • Tài sản riêng của bên nào thuộc sở hữu bên đó.
  • Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc chia đôi nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc xác lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ chồng trong gia đình coi như lao động có thu nhập. Bảo vệ quyền lợi ích hợp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản tự nuôi mình. Bảo vệ lợi ích chính đáng mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động thu nhập.
  • Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật theo giá trị, nếu bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

Vấn đề quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài

Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam và công dân nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam và giữa người Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

Việc giải quyết quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

quan he hon nhan voi nguoi nuoc ngoai
Vấn đề quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Ảnh: Google tìm kiếm

Theo Điều 126 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014,  việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn.

Nếu trường hợp người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài hoặc người nước ngoài sống tại Việt Nam phải được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài phải tuân theo pháp luật của nước mà họ là công dân và còn phải tuân theo các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam về điều kiện kết hôn.

Vấn đề quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài đã không còn quá xa lạ với Việt Nam hiện nay. Luật pháp luôn cố gắng mang đến cơ hội hạnh phúc cho người dân và xử lý nghiêm khắc những hình thức né tránh để vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội.

Xem thêm: Kết hôn là gì? Quy định và nghi thức về kết hôn truyền thống cần biết

Bài viết trên đã đưa đến cho bạn thông tin chi tiết về điều kiện kết hôn là gì? Cũng như thông tin mới nhất theo Luật hôn nhân gia đình hiện hành. Chúng tôi mong rằng qua những thông tin được chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về thủ tục cưới hỏi. Nếu còn thắc mắc khác ngoài bài viết hãy liên hệ ngay để được chúng tôi hỗ trợ nhé!

Liên hệ với TOP 1 đề xuất bổ sung thông tin dịch vụ, website kinh doanh của bạn vào bài Điều kiện kết hôn là gì? Thông tin mới nhất theo Luật hôn nhân gia đình nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Liên hệ TOP 1 đề xuất!