Hiện tượng đổ “mồ hôi máu” tưởng chừng như chúng ta chỉ có thể thấy trên phim ảnh nhưng ngày nay hiện tượng này đã và đang xuất hiện ở trên thế giới trong đó có cả Việt Nam. Nền y học thế giới đang đứng trước những thách thức về căn bệnh lạ thường này. Cùng Top1dexuat.com tìm hiểu chi tiết về hiện tượng đổ mồ hôi máu ngay sau đây!
Nguyên nhân của bệnh Mồ Hôi Máu là gì?
Những người bị bệnh mồ hôi máu (có tên khoa học là: Hematohidrosis hay Hemidrosis) là 1 loại bệnh rất hiếm gặp ở người. Trên thế giới cho đến hiện nay chỉ ghi nhận hồ sơ khoảng 200 ca bệnh/ hơn 7 tỷ người.
Tại Ấn Độ, Cơ sở bệnh viện Gandhi (Ấn Độ) ghi nhận hồ sơ từng tiếp nhận bệnh nhân nữ 11 tuổi (trẻ nhỏ) đến khám với tình trạng bệnh do bị chảy máu nhiều lần.
Tình trạng bệnh xuất hiện ở:
- Vùng má trái
- Vùng thái dương
Thời gian bệnh kéo dài suốt 5 tháng mặc dù không có vết thương nào ở các vị trí này.
Theo biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân này em cho biết em có cảm giác đau và ngứa ở bên trái mặt kéo dài khoảng 2 – 3 phút và sau đó ngừng lại, tuy nhiên những cơn đau ở phía bên má trái vẫn cứ tồn tại trong suốt vài giờ đồng hồ.
Cho đên nay đây vẫn là một hiện tượng bệnh lạ thường vẫn chưa rõ nguyên nhân. Theo nhiều chuyên gia đánh giá và phân tích, hiện tượng bệnh này có thể liên quan đến sự căng thẳng thần kinh, sợ hãi, lo âu, stress nặng kéo dài hàng ngày của bệnh nhân mắc phải.
Khi bệnh nhân làm việc căng thẳng quá mức, các mao mạch máu đi nuôi tuyến mồ hôi ở da có sự co thắt mạnh lâu ngày dẫn đến các mao mạch máu bị vỡ ra máu tiết vào hoặc thẩm thấu qua tuyến mồ hôi làm cho mồ hôi tiết ra có màu đỏ.
Triệu chứng của bệnh Mồ Hôi Máu là gì?
Mồ hôi máu có thể xuất hiện bất kì ở mọi bộ phận nào trên cơ thể đặc biệt là ở mắt, trán, tai, thân tay, chân,… Hiếm gặp ở lòng bàn tay, lòng bàn chân.
Dịch tiết này có thể chảy ra từ trên trán, móng tay, rốn, mũi trên cơ thể và thậm chí có thể qua tuyến lệ (dẫn đến nước mắt có lẫn máu). Trong một số trường hợp khác các bệnh nhân sẽ phải đối mặt với từng đợt “mồ hôi máu” được báo trước bằng một cơn đau đầu hoặc đau bụng dữ dội. Lượng máu mất đi được ghi nhận là không đáng kể nhưng trên da sẽ trở nên rất mềm và mỏng manh hơn bình thường.
Triệu chứng thường gặp:
– Thể nhẹ, xuất hiện ở vị trí như: trán, lưng, bụng mồ hôi có máu hồng nhạt. Khi bệnh nhân dùng quần áo màu sáng như màu trắng thì sẽ xuất những vết màu hồng.
– Thể nặng, xuất hiện ở vị trí như: lỗ mũi, miệng, mặt đặc biệt là ở mắt máu lẫn mồ hôi chảy ra màu đỏ.
Theo một vài nghiên cứu khác gần đây cho rằng có thể con người có một vài khiếm khuyết trong chất đệm ở trung bì trong da hoặc một số chất đặc biệt đã làm hư tổn hệ thống mao mạch đi nuôi dưỡng tuyến mồ hôi. Một số nghiên cứu khác lại nhận định hiện tượng này liên quan đến bệnh hệ thống, mạn tính như Hemochromatosis.
Y văn thế giới đã ghi nhận một số trường hợp bệnh nhân bị “mồ hôi máu” rất đặc biệt khác nhau như một số tử tù trong trại giam, thủy thủ gặp bão tố trên biển, người sợ chết do mắc trọng bệnh trầm cảm, căng thẳng trong gia đình,… Đa số các trường hợp này đều liên quan đến các triệu chứng của rối loạn tinh thần tột độ như lo âu, sợ hãi, quá căng thẳng, sợ chết, stress triền miên…
Cách điều trị bệnh mồ hôi máu như thế nào?
Hiện nay cách chữa bệnh hiện tượng đổ mồ hôi máu vẫn còn đang là một ẩn số cho nền y học thế giới song chúng ta vẫn có cách chữa bệnh bằng cách:
– Thuốc vitamin C giúp giảm huyết áp
– Các liệu trình điều trị bệnh tâm lý, stress, rối loạn lo âu, …
– Thuốc chống trầm cảm, thuốc làm đông máu, cầm máu, …
– Đến cơ sở y tế kiểm tra mức độ trầm cảm
Nếu kết quả xét nghiệm không tìm thấy những vấn đề tâm lý như stress, căng thẳng tột độ, rối loạn cảm xúc các bác sĩ hoàn toàn có thể đề xuất cho bạn các phương pháp điều trị để giúp bạn đối phó các với nỗi sợ hãi, stress bằng cách cho các bạn sử dụng thuốc chống trầm cảm hoặc rối loạn lo âu. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể sử dụng liệu pháp tâm lý nhằm để cải thiện tâm lí của bạn hoặc có thể mời bạn điều trị tại bệnh viện để theo dõi tình hình một cách chủ động nhất.
Phòng ngừa bệnh mồ hôi máu ra sao?
Bệnh đổ mồ hôi máu xuất hiện trên những bệnh nhân có trình trạng căng thẳng, stress hay mệt mỏi vì vậy chúng ta hãy rèn luyện cho mình một sức khỏe tốt, một tâm trạng tốt:
– Chơi thể thao giải tỏa căng thẳng sau giờ làm việc
– Nghe nhạc, xem hài để giảm stress
– Ăn đủ dinh dưỡng
– Ngủ đúng giờ, đúng giấc
– Tập thiền, yoga, các bài tập hít thở,…
– Khám sức khỏe thường xuyên
– Không sử dụng các chất kích thích như rượu chè thuốc lá
– Nên tránh những xích mích hoặc bất hòa trong gia đình và xã hội
Nếu có những biểu hiện liên quan đến mồ hôi máu thì hãy đến ngay cơ sở gần nhất để phát hiện kịp thời và chữa trị.
Xem thêm: Bệnh tự miễn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Cách chăm sóc bệnh nhân mồ hôi máu
Trong lúc làm việc hay bất cứ khi nào bạn căng thẳng quá mức, tình trạng đổ mồ hôi máu xảy ra với mức độ nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bạn cần phải giữ cho mình một tâm lý thoải mái, ổn định, làm việc với cường độ vừa phải tránh làm việc với cường độ cao dẫn tới những hệ lụy của stress áp lực công việc dẫn tới xảy ra hiện tượng mồ hôi máu
Những người xung quanh bạn nên có cái nhìn tích cực về căn bệnh đổ mồ hôi máu này thay vì xa lánh hãy tích cực quan tâm hỏi thăm chăm sóc những người mắc bệnh mồ hôi máu và người bệnh đang chịu nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý, do đó hãy cởi mở, thoải mái và động viên họ để họ thực hiện đủ liệu trình điều trị.