Thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng Mẹ và Bé là những thông tin bạn cần chuẩn bị trước khi bắt đầu kinh doanh lĩnh vực Mẹ và bé.
Bạn muốn đăng ký kinh doanh cửa hàng mẹ và bé nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, thủ tục để đăng ký kinh doanh cửa hàng mẹ và bé dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện. Thì bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn các băn khoăn đó bao gồm:
- Thủ tục kinh doanh cửa hàng
- Kinh nghiệm đăng ký kinh doanh
- Cách trưng bày hay thậm chí là lên kế hoạch kinh doanh cửa hàng Mẹ và Bé.
Thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng Mẹ và Bé
Các giấy tờ cần chuẩn bị khi đăng ký kinh doanh cửa hàng Mẹ và Bé
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
- Bản sao hộ chiếu, bản sao chứng minh thư nhân dân hay bản sao thẻ căn cước công dân của chủ cửa hàng.
- Quyết định mở cửa hàng ( nếu là tổ chức).
Trình tự, thủ tục mở đăng ký kinh doanh cửa hàng Mẹ và Bé
Thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng mẹ và bé cũng khá dễ. Bao gồm ba bước chính:
- Bước 1: Nộp các giấy tờ đã chuẩn bị bao gồm giấy đăng ký (hộ kinh doanh các thể), quyết định mở cửa hàng (tổ chức) và các giấy tờ tùy thân.
- Bước 2: Nộp hồ sơ lên cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
- Bước 3: Quy định về xác nhận và trả hồ sơ hợp lệ và không hợp lệ
Trường hợp hợp lệ: chủ hộ kinh doanh sẽ nhận giấy biên nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể từ cơ quan cấp huyện trong thời hạn 03 ngày tính từ ngày nhận nhận hồ sơ khi đã thỏa mãn được 3 điều kiện:
- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh.
- Tên hộ kinh doanh đã đăng ký phù hợp quy định của pháp luật.
- Đã nộp đầy đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
Trường hợp không hợp lệ: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ thông báo các thông tin cần sửa đổi trong 03 ngày làm việc tính từ lúc tiếp nhận hồ sơ.
Nếu không nằm trong hai trường hợp trên mà trong 3 ngày tính từ lúc nộp hồ sơ bạn vẫn chưa được giải quyết thì có thể khiếu nại, tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền để xem xét.
Một số lưu ý quan trọng bạn nên biết khi mở cửa hàng Mẹ và Bé
Khi mở 1 cửa hàng mẹ và bé ngoài thủ tục, hồ sơ đăng ký kinh doanh thì bạn cần lưu ý thêm 4 vấn đề sau:
Quy định về chủ hộ kinh doanh
– Là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên.
– Là người sẽ chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật.
Đóng thuế đầy đủ 3 loại thuế sau khi mở cửa hàng
– Thuế giá trị gia tăng
– Thuế thu nhập cá nhân
– Thuế môn bài
Số lượng cửa hàng được mở
Vì là đăng kí theo hình thức chủ hộ kinh doanh nên bạn chỉ mở được 01 cửa hàng. Trường hợp nếu bạn muốn mở thêm thì phải thành lập công ty.
Tên cửa hàng phải đúng quy định
- Tên của cửa hàng phải không được trùng với các cửa hàng đã kinh doanh trước đó trong cùng một quận hay huyện.
- Cấu trúc tên: loại hình và tên riêng trong đó tên riêng không sử dụng chữ cái nước ngoài, không sử dụng kí hiệu từ ngữ đặt phải đúng thuần phong mỹ tục.
Kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng Mẹ và Bé
Nghiên cứu thị trường kinh doanh shop Mẹ và Bé
Bạn cần phải nghiên cứu thị trường trước khi quyết định nhập bất cứ sản phẩm gì cho cửa hàng Mẹ và Bé của mình. Việc này sẽ giúp cho bạn:
- Bán chính xác cái mà người dùng đang cần.
- Tìm hiểu thật sâu về đối tượng khách hàng mình đang hướng tới.
- Có nhiều đối thủ cạnh tranh không.
- Cuối cùng quyết định có nên đầu tư hay không.
Gợi ý giúp bạn khai thác thông tin thị trường:
- Nơi bạn sinh sống đã có cửa hàng tương tự hay chưa?
- Nhu cầu sử dụng đồ bình dân hay cao cấp?
- Mức thu nhập trung bình ra sao?
- Sản phẩm còn có thể bán qua kênh truyền thông khác ngoài cửa hàng hay không?
Dựa vào gợi ý để tìm ra thông tin để xác định được địa điểm đặt của hàng Mẹ và Bé, sản phẩm Mẹ & Bé nên nhập ở tầm khúc nào,…
Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh cửa hàng Mẹ và Bé
Có 3 đối tượng mà bạn cần nghiên cứu khi chuẩn bị mở cửa hàng Mẹ & Bé:
- Đối thủ hiện tại
- Đối thủ tương lai
- Các cửa hàng kinh doanh mặt hàng hiện tại bạn định kinh doanh nhưng thất bại.
Gợi ý khi nghiên cứu đối thủ:
- Họ bán những mặt hàng gì?
- Mặt hàng nào được ưa chuộng?
- Có sản phẩm nào mà bạn có nhưng họ không có hay không?
- Họ bán thành công hay thất bại? Nguyên nhân từ đâu?
Từ đó xác định và tìm ra được sản phẩm Mẹ và Bé nên bán và điểm khác biệt của cửa hàng Mẹ và Bé của mình so với cửa hàng đó.
Có thể bạn quan tâm: Địa chỉ cửa hàng đồ chơi mẹ và bé tại Hà Nội
Nghiên cứu sản phẩm ngành kinh doanh Mẹ và Bé
– Đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng:
- Đa dạng và đầy đủ về mặt hàng hoặc bán 1 mặt hàng nhưng phải đa dạng về mẫu mã.
- Sản phẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
- Nhập đa dạng các nhu yếu cần thiết cho mẹ và bé.
– Đưa ra được list các sản phẩm mẹ và bé mà bạn muốn kinh doanh.
Sau đây là gợi ý các nhóm hàng khi mở cửa hàng kinh doanh mẹ và bé:
Nhóm mặt hàng dành cho bé:
- Thời trang trẻ em: quần áo, giày dép, mũ nón,…
- Nhóm mặt hàng tã, bỉm.
- Nhóm mặt hàng thực phẩm: đồ ăn dặm, đồ ăn vặt cho bé, sữa, thực phẩm chức năng.
- Nhóm hàng đồ chơi, đồ gia dụng cho bé: xe đẩy, xe tập đi, chậu tắm, …
- Nhóm hàng chăm sóc cá nhân dành cho em bé.
Nhóm mặt hàng dành cho mẹ:
- Đồ dùng cá nhân dành cho mẹ bỉm sữa.
- Vật dụng thiết yếu.
- Thực phẩm chức năng dành riêng cho mẹ.
Tìm đơn vị cung cấp sỉ lẻ cửa hàng Mẹ và Bé uy tín, giá rẻ
Khi đã xác định được hàng hóa bước tiếp theo bạn phải làm là lựa chọn nhà cung ứng cho phù hợp. Đây là khâu khá quan trọng quyết định hơn 50% thành công của cửa hàng bạn bởi mặt hàng sỉ quyết định lợi thế cạnh tranh và lợi nhuận.
Tìm đơn vị cung cấp sỉ thì nên tìm hiểu và so sánh các yếu tố sau:
- Giá của các nhà cung cấp sỉ.
- Chất lượng của các sản phẩm mà nhà cung cấp sỉ cung cấp.
- Nguồn gốc sản phẩm mà các nhà cung cấp sỉ cung cấp.
Xác định chi phí mở cửa hàng Mẹ và Bé
Để mở một cửa hàng Mẹ và Bé bao gồm các loại chi phí:
- Phí thuê mặt bằng.
- Chi phí lắp đặt cửa hàng mẹ và bé.
- Chi phí nhập hàng.
- Chi phí mua các sản phẩm, thiết bị hỗ trợ: máy tính, điện thoại, máy tính tiền, máy in mã vạch,…
Bạn cần phải tính toán kỹ các chi phí này để ước chừng được số vốn mà mình cần bỏ ra.
Cách trưng bày cửa hàng Mẹ và Bé
Để gây ấn tượng với khách hàng sau đây là một số lưu ý khi trưng bày cửa hàng Mẹ và Bé:
- Trang trí bằng các màu sắc bắt mắt phù hợp với không gian và tạo điểm nhấn cho từng gian hàng.
- Cửa hàng phải có màu sắc riêng biệt, tạo sức hút.
- Khẩu hiệu đơn giản, xúc tích, phông chữ dễ.
- Thống nhất cách bài trí để tránh gây rối mắt.
- Tránh làm lẫn các thương hiệu khác nhau với nhau.
- Mặt bằng không nên quá nhỏ, phải đủ không gian để trưng bày các mặt hàng định bán.
Kế hoạch kinh doanh cửa hàng Mẹ và Bé
Muốn kinh doanh cửa hàng Mẹ và Bé tốt bạn cần phải lên một kế hoạch rõ ràng, để thuận lợi hơn trong quá trình kinh doanh. Bạn nên lựa chọn hệ thống quản lý cửa hàng Mẹ và Bé, lên kế hoạch cho việc bán hàng online kết hợp offline hay các chương trình khuyến mãi cho cửa hàng.
Hệ thống quản lý bán hàng shop Mẹ và Bé
Để kế hoạch quản lý bán hàng shop Mẹ và Bé thuận lợi bạn phải tính đến:
- Kế hoạch quản lý thông tin khách hàng.
- Kế hoạch về tình hình xuất nhập tồn kho.
- Kế hoạch về tình hình sử dụng vốn.
- Kế hoạch về giải quyết thu chi.
- Kế hoạch về giải quyết lãi lỗ.
- Kế hoạch về giải quyết công nợ tại cửa hàng.
Có 3 cách quản lý việc bán hàng thường được áp dụng:
- Quản lý bán hàng bằng sổ sách.
- Quản lý bán hàng bằng excel.
- Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng
Kết hợp bán hàng online cho shop Mẹ và Bé
Thói quen mua sắm online ngày càng được các mẹ bỉm ưa chuộng vì sự tiện dụng, nhanh chóng nên bạn có thể lên kế hoạch cho việc bán online kết hợp cùng offline để tăng doanh thu cho cửa hàng.
Có 3 hình thức có thể tham khảo:
- Bán hàng trên các trang thương mại điện tử.
- Tận dụng thế mạnh các mạng xã hội kinh doanh shop Mẹ và Bé.
- Chạy quảng cáo cho các sản phẩm Mẹ và Bé.
Chương trình khuyến mãi
Bạn có thể áp dụng các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng của mình như các chương trình:
- Tặng phiếu giảm giá khi mua hàng.
- Tích điểm đổi quà.
- Chương trình khách hàng thân thiết.
Các chương trình này nếu bạn lên kế hoạch tốt sẽ giúp cho cửa hàng mẹ và bé phát triển tốt hơn và các quá trình cũng sẽ thuận tiện dễ dàng hơn.
Nguồn tìm hiểu thông tin Mẹ và Bé
Tham khảo: https://baotramblog.com/
Hy vọng với kiến thức chia sẻ về thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng mẹ và bé, kinh nghiệm mở cửa hàng, cách bài trí và một số gợi ý về kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn và có sự chuẩn bị tốt cho việc mở cửa hàng mẹ và bé của riêng mình. Chúc bạn thành công!