Bệnh tự miễn là một loại bệnh khá xa lạ đối với một số người. Để bảo vệ bản thân trước bệnh tự miễn, hãy cùng Top1dexuat.com tìm hiểu về Bệnh tự miễn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh tự miễn.
Tìm hiểu về bệnh tự miễn
Bệnh tự miễn có liên quan mật thiết đến kháng nguyên trong cơ thể, nói cách khác, bệnh xảy ra khi bộ máy tự miễn không còn khả năng phân biệt được các loại kháng nguyên trong cơ thể. Thành ra các phần tử kháng nguyên gốc nghĩ các phần tử kháng nguyên bên ngoài là vật lạ và tạo ra kháng thể chống lại nhau, gây hỗn loạn hệ miễn dịch.
Nguyên nhân gây ra bệnh tự miễn
Môi trường sống
Bệnh tự miễn phát ban (Lupus ban đỏ) xảy ra khi cơ thể sống trong môi trường ô nhiễm kéo dài. Ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm khói bụi, ô nhiễm do chất hóa học sẽ làm các mô tế bào tổn thương dẫn đến hư hỏng, khiến hệ miễn dịch không nhận ra, kháng thể không biết loại trừ, gây ra bệnh tự miễn.
Nhiễm trùng da và xương khớp
Nhiễm trùng là hiện tượng vi khuẩn, vi trùng xâm nhập quá nhiều vào da, làm đồng hoá virus với các tế bào của cơ thể, gây ra bệnh tự miễn. Chính vì thế, thay vì bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của vi khuẩn, kháng thể lại tự chống lại các tế bào gốc của cơ thể.
Hỗn loạn đường ruột
Nếu các bạn thường xem quảng cáo sữa chua uống tiệt trùng yakult, bạn sẽ biết trong yakult có các loại vi khuẩn tốt cho hệ miễn dịch. Tuy nhiên, dưới sự tác động của thuốc hoặc một số chất hóa học khác, các loại vi khuẩn vốn có lợi này sẽ bị mất cân bằng hệ vi sinh dẫn đến hỗn loạn đường ruột và gây ra bệnh tự miễn.
Thiếu vitamin D
Nếu vitamin C giúp khôi phục sức lực, tăng sức đề kháng cho cơ thể thì vitamin D có tác dụng ổn định hệ miễn dịch, phá vỡ sự liên kết của các tác nhân làm bất ổn định các phần tử trong cơ thể.
Triệu chứng bệnh tự miễn thường gặp
Các triệu chứng bệnh tự miễn bị trùng lặp với triệu chứng của nhiều bệnh khác nên người bệnh rất khó lòng nhận ra ngay từ khi mắc phải. Sức khỏe của cơ thể vốn rất khó lường, hãy chú ý thật kỹ để bảo vệ bản thân.
Mệt mỏi là triệu chứng bệnh tự miễn đầu tiên
Khi hệ miễn dịch của cơ thể bị đảo lộn, sức đề kháng cũng suy yếu dần, làm trì trệ các hoạt động của các bào quan, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi.
Cơ đau nhức dữ dội
Bệnh tự miễn cũng có thể khiến chúng ta bị viêm cơ khớp, đa xơ cứng. Đây là một triệu chứng hết sức nghiêm trọng và nguy hiểm, có thể dẫn đến đột quỵ nếu không có hướng điều trị thích hợp.
Sưng và tấy đỏ nhiều bộ phận
Bạn sẽ bị sưng tấy toàn thân nếu bị bệnh tự miễn do dị ứng môi trường. Đi kèm với triệu chứng này là những con sổ mũi, đau đầu, khó thở và cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt.
Khó tập trung
Bệnh tự miễn tác động trực tiếp đến hệ thần kinh thông qua các cơ. Điều này làm sao tập trung của bạn bị suy giảm, bạn sẽ cảm thấy đau đầu, lờ đờ muốn ngủ nhưng không ngủ được.
Tê và ngứa ran ở bàn tay và bàn chân
Cũng là một sự tác động vào các khớp tay, khớp chân và tấn công tế bào da. Triệu chứng này sẽ khiến bạn bị lầm tưởng bạn bị chuột rút, nhưng thật sự cảm giác tê và ngứa râm ran của bệnh tự miễn kéo dài và không diễn ra mạnh mẽ bằng chuột rút.
Phát ban trên da
Đây chính là triệu chứng bệnh tự miễn do phát ban lupus gây ra. Bệnh nhân tự miễn bị phát ban lupus là do sự phát triển của các kháng thể tự miễn dịch tác động vào các khớp, phổi, tế bào máu, dây thần kinh. Dẫn đến làn da bị kích thích, phát nhiều ban đỏ.
Cách điều trị bệnh tự miễn
Một sự thật khá buồn là… hiện nay các bác sĩ vẫn chưa tìm ra cách để trị dứt điểm bệnh tự miễn. Nhưng nhớ tình trạng bệnh của bạn không quá nghiêm trọng, có thể dùng thuốc ức chế miễn dịch, kháng viêm để điều trị bệnh tự miễn.
Một số loại thuốc được dùng để điều trị bệnh tự miễn:
Điều trị bệnh bằng thuốc chống viêm
Diclofenac: Có tác dụng rất tốt trong quá trình chống viêm, trong thuốc có non-steroid ngoài khả năng chống viêm thì thuốc còn có thể giảm đau, giãn khớp. Một lưu ý nhỏ về loại thuốc này là thuốc có khả năng gây hại cho đường tiêu hóa, nên bạn cần chú ý liều dùng hợp lý để thuốc phát huy tối đa tác dụng.
Indomethacin: Là một loại thuốc chống viêm có tác hạ sốt, ngừa đau và ngăn chặn sự xâm nhập của các vật thể lạ vào cơ thể. Tuy là thuốc giảm đau nhưng Indomethacin có tác dụng phụ không mong muốn là làm chảy máu nhiều hơn ở các vị trí viêm loét.
Aspirin: Công dụng thuốc này là khả năng giảm đau và hạ nhiệt. Thuốc còn có thể giảm cảm giác ngứa ngáy cho bệnh nhân tự miễn cảm thấy thoải mái hơn.
Ngoài ra, nhóm thuốc ibuprofen và glucocorticoid có công dụng tương tự các loại thuốc kể trên.
Điều trị bệnh bằng thuốc ức chế hệ miễn dịch
Cyclophosphamide là một cái tên quen thuộc trong top các loại thuốc thường được dùng và có hiệu quả cao khi thực hiện hoá trị. Hơn thế nữa, thuốc này có khả năng ngăn chặn hệ miễn dịch rất tốt.
Cyclosporine A đặc biệt hơn các loại thuốc ức chế miễn dịch khác ở chỗ thuốc này là hợp chất có trong tự nhiên. Chính vì thế, độc tính trong Cyclosporine A sẽ ít hơn các thuốc khác và khả năng ức chế miễn dịch sẽ thấp hơn.
Etanercept có tác dụng trong điều trị một số loại bệnh viêm khớp ức chế hệ miễn dịch nhằm ngăn ngừa bệnh tự miễn phát triển mạnh.
Ngoài ra còn một số loại thuốc ức chế miễn dịch khác cũng có tác dụng tương đương với các loại thuốc kể trên. Tuy nhiên, thuốc ức chế miễn dịch sẽ gây tổn thương nội tạng dù bạn sử dụng ít hay nhiều. Nên hãy ưu tiên sử dụng thuốc chống viêm trước, khi nào thuốc không có hiệu quả thì mới đổi sang thuốc ức chế miễn dịch để điều trị bệnh tự miễn.
Điều trị bệnh tự miễn bằng cách ghép tủy xương hoặc ghép tế bào gốc
Phương pháp ghép tủy hoặc ghép tế bào gốc là một phương pháp rất tiên tiến của y học, thường được sử dụng để điều trị các bệnh không có thuốc chữa như ung thư máu, ung thư xương… Một số triệu chứng bệnh tự miễn có thể được điều trị nhờ phương pháp này.
Cách phòng tránh bệnh tự miễn
Nắm rõ các cách phòng tránh bệnh tự miễn để bảo vệ bản thân trước căn bệnh quái ác này.
- Bổ sung nhiều vitamin C và D nếu cảm thấy sức khỏe của cơ thể đang suy yếu.
- Ăn uống đúng giờ đúng giấc, ăn đủ chất cần thiết để duy trì hoạt động sống của cơ thể.
- Không hút thuốc lá, không rượu bia và không sử dụng chất kích thích.
- Không sử dụng các loại thuốc lạ. Như đã nói, một số chất hóa học có trong thuốc sẽ gây hỗn loạn đường ruột, gây ra bệnh tự miễn.
- Chăm chỉ chạy bộ, tập thể dục thể thao mỗi ngày để duy trì sức bền cho cơ thể.
- Phần trăm người béo phì mắc bệnh tự miễn cao hơn rất nhiều so với những người có cân nặng bình thường. Vì thế, hãy chú ý đến cân nặng của mình. Mũm mĩm một chút thì dễ thương, nhưng mà mũm mĩm nhiều thì gây hại cho sức khỏe của chính bạn đó.
- Mỗi năm bạn cần sắp xếp thời gian khám sức khỏe tổng quát ít nhất hai lần.
Như đã nói, hiện nay vẫn chưa có cách điều trị tận gốc bệnh tự miễn, chúng ta chỉ có thể làm giảm dần các triệu chứng của bệnh. Hãy cố gắng bảo vệ bản thân trước những tác nhân gây bệnh tự miễn để cơ thể được phát triển trong điều kiện tốt nhất.
Xem thêm: Viêm màng ngoài tim: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị