#1 Nghề pha chế là gì? Kiến thức ngành pha chế từ A-Z

Nghề pha chế hiện nay đang là một trong những ngành nghề “hot” tạo nên làn sóng xu hướng mới, mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp đến với giới trẻ Việt. Sau một thời gian du nhập và phát triển, nghề pha chế hiện đang chiếm vị trí top cơ hội nghề nghiệp giá trị có mức thu nhập cao và vô cùng hấp dẫn. Vậy nghề pha chế là gì? Cùng Top1dexuat.com tìm hiểu kiến thức về thế giới thú vị của ngành pha chế từ A-Z ngay tại bài viết này. 

Những kiến thức cơ bản về ngành pha chế 

Pha chế là gì? 

Nghề pha chế chứa nhiều điều bí ẩn mà chúng ta chưa khám phá hết. Nếu bạn là một người có niềm đam mê với pha chế, sở thích với các loại đồ uống, đừng ngại ngần hãy tìm hiểu và chia sẻ sâu hơn về ngành nghề này để có thể được tạo thu nhập từ công việc yêu thích của mình.

Nghề pha chế là nhóm ngành nghề thuộc phân khúc nhà hàng – khách sạn. Tuy nhiên, nó không giống như việc kinh doanh cà phê đơn thuần. Nghề pha chế là một nghệ thuật và người pha chế được xem là một nghệ nhân. Họ có thể sáng tạo nên những công thức pha đồ uống đặc biệt thơm ngon và vô cùng độc đáo. Khác xa so với các loại đồ uống thông thường. 

nghe pha che la gi
Nghề pha chế là gì? Ảnh: Google tìm kiếm

Công việc chính của nhóm ngành nghề pha chế đó là pha thức uống cho thực khách ghé đến tại các nhà hàng, các quán bar và các cơ sở phục vụ đồ uống, ẩm thực. Nghề pha chế thường được gọi chung là Bartender. Tuy nhiên, mô hình quầy bar có nhiều sự khác biệt về kiến thức và cả kỹ năng nên nhân viên pha chế được phân thành hai nhóm là Bartender và Barista. 

Bartender là gì? 

Là nhóm chỉ nhân viên có thể pha chế các loại đồ uống có hoặc không cồn như cocktail, mocktail, soda… 

Thường được đào tạo có chuyên môn và kỹ thuật cao về phân loại, bảo quản các loại nguyên liệu, công thức và kỹ năng pha chế riêng biệt. 

Ngoài ra họ còn có kỹ năng biểu diễn chuyên nghiệp. Bartender có thể am hiểu và tư vấn cho khách hàng các loại đồ uống đáp ứng nhu cầu, tâm lý khách hàng một cách khéo léo.

Bartender la gi
Bartender. Ảnh: Google tìm kiếm

Barista là gì? 

Nhân viên barista là người pha chế cà phê, chịu trách nhiệm và lên ý tưởng chuẩn bị cho việc pha chế và phục vụ khách hàng có nhu cầu dùng cà phê. 

Vị cà phê mà nhân viên Barista pha chế không đơn thuần như các loại cà phê thông thường mà nó mang cả tính nghệ thuật. 

Ly cà phê thành phẩm đảm bảo được trang trí đẹp mắt, được tạo hình ấn tượng. Chẳng hạn như: cappuccino, macchiato, latte, mocha, con panna, Espresso…

nhan vien Barista la gi
Nhân viên Barista. Ảnh: Google tìm kiếm

Cơ hội nghề nghiệp của ngành pha chế 

Ngành pha chế đang là một trong những ngành nghề tương đối phổ biến. Nó đang được phát triển mạnh mẽ hiện nay. Đây là một cơ hội tiềm năng cho những bạn có sở thích và đam mê công việc pha chế. 

Với công việc này, đòi hỏi bạn cần có sự linh hoạt, nhạy bén để có thể biến tấu nhanh chóng các loại đồ uống sao cho nghệ thuật nhất. 

Ngày nay, càng nhiều các loại hình kinh doanh nhà hàng, khách sạn, beer club, quán bar… Do đó, nguồn nhân lực cho ngành nghề pha chế từ đó được mở rộng mạnh mẽ. 

co hoi nghe nghiep cua nganh pha che
Cơ hội nghề nghiệp của nghề pha chế. Ảnh: Google tìm kiếm

Nghề pha chế hiện nay đang được tuyển dụng với quy mô lớn nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng công việc pha chế.

Để có thể được làm trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, tại các nhà hàng, khách sạn sang trọng… Bạn cần phải có kiến thức chuyên môn, được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. 

Mức thu nhập của nghề pha chế tùy theo vị trí trên lộ trình thăng tiến trong nghề. Kinh nghiệm và khả năng chuyên môn của bạn càng cao, mức thu nhập của bạn càng phát triển. 

So sánh sự khác nhau giữa Bartender và Barista 

So Sánh 

Bartender 

Barista 

Đồ uống pha chế

Các loại thức uống có cồn hoặc không cồn.

Các loại thức uống từ cà phê, ca cao.

Sản phẩm đặc trưng

Các loại cocktail, mocktail, soda…

Cappuccino

Latte

Espresso

Machiato

Copana…

Kỹ năng pha chế

Đòi hỏi kỹ thuật pha chế, kỹ thuật biểu diễn.

Đòi hỏi kiến thức chuyên sâu, am hiểu về cà phê, cách chọn lọc cà phê, quy trình rang xay cà phê.

Và đặc biệt là tạo hình độc đáo trên ly cà phê. 

Kỹ năng giao tiếp

Có thể kể chuyện và am hiểu về nguồn gốc, lịch sử của loại đồ uống Cocktail, có khả năng nắm rõ tâm lý, lắng nghe tâm sự, thấu hiểu khách hàng.

Giao tiếp với khách hàng về loại cà phê, nguồn gốc cà phê mà khách hàng đang thưởng thức. 

Nghề pha chế đòi hỏi yêu cầu gì? 

Không phải ai cũng có thể thực hành công việc pha chế một cách dễ dàng. Để có thể làm được công việc này, bạn cần phải có chứng chỉ nghề được cấp, các bằng cấp về ẩm thực, đồ uống… 

Nếu mong muốn thắng tiến xa hơn trong nghề pha chế, đòi hỏi bạn cần có kiến thức chuyên môn. Bạn cần phải có bằng cấp cao đẳng, đại học chuyên ngành ẩm thực, nhà hàng, khách sạn hoặc quản lý, kinh doanh tiếp thị… Ngoài ra, bạn cần có một số kỹ năng cơ bản như: 

Kỹ năng ghi nhớ

Nghề pha chế đòi hỏi bạn phải nắm rõ nhiều công thức pha chế khác nhau. Do đó, bạn cần có một kỹ năng ghi nhớ siêu tốt để có thể thực hiện nhiều loại đồ uống đa dạng. 

Có những công thức cùng nguyên liệu và hương liệu đó nhưng khi kết hợp khác nhau có thể tạo ra hương vị khác nhau. Chính vì vậy, người pha chế cần nắm rõ và ghi nhớ chính xác công thức pha chế. 

Kỹ năng giao tiếp khách hàng 

Nhân viên pha chế là một trong những nhân viên thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng tại quầy bar. Chính vì vậy, cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp để phục vụ cho khách hàng một cách tốt nhất. 

yeu cau doi voi nghe pha che
Những yêu cầu cần có đối với nghề pha chế. Ảnh: Google tìm kiếm

Kỹ năng biểu diễn

Là một nhân viên pha chế, cho dù bạn là Bartender hay Barista bạn đều cần có kỹ năng biểu diễn. Để có thể tạo ra những pha nghệ thuật đẹp mắt, ấn tượng thu hút khách hàng tập trung về bạn là một trong những điều cần thiết và quan trọng. 

>>> Tham khảo thêm: Par Bub Club là gì? Các loại hình giải trí phổ biến

Lộ trình thăng tiến của ngành nghề pha chế 

Phụ bar

Đây là một bước khởi đầu trong lộ trình thăng tiến của nghề pha chế. Nhiệm vụ của bạn ở công việc này chính là hỗ trợ cho các nhân viên pha chế chinh trong quầy bar (là các bartender và barista). 

Bạn chuẩn bị các nguyên liệu, các dụng cụ chuyên dụng pha chế, dọn dẹp và giữ vệ sinh sạch sẽ cho quầy bar. 

Bạn có thể tự thực hiện một số công thức pha chế từ đơn giản đến phức tạp để học hỏi thêm kiến thức. 

Công việc này có mức thu nhập giao động từ 4 triệu- 6 triệu/ tháng. Tuy nhiên, đây không phải là một yếu tố chính quyết định. Điều quan trọng hơn hết là bạn có thể học hỏi và tích luỹ kiến thức từ người có kinh nghiệm đi trước. 

phu bar
Phụ bar hỗ trợ cho nhân viên pha chế. Ảnh: Google tìm kiếm

Nhân viên pha chế (Bartender/Barista )

Như đã được nói trên, nhân viên pha chế được phân chia thành hai nhóm. Bao gồm nhân viên pha chế đồ uống có cồn là Bartender và nhân viên pha chế các loại cà phê là Barista. 

Nhiệm vụ của một nhân viên pha chế đó là tiếp nhận nhu cầu của khách hàng và tiến hành thực hiện pha chế theo công thức và định lượng đã được thiết kế riêng biệt của nhà hàng. 

Ngoài ra, nhân viên pha chế cũng có thể tự sáng tạo cách pha chế riêng mang tính cá nhân hoặc theo yêu cầu từ phía khách hàng. 

Nhân viên pha chế không chỉ biết về những kỹ năng cơ bản, mà một số còn đòi hỏi những kỹ năng nghiệp vụ cấp cao như: 

  • Bartender: Cần thực hiện các động tác biểu diễn bằng các loại dụng cụ pha chế như shaker(quăng chai), đốt rượu, múa… để thu hút khách hàng nhiều hơn. 
  • Barista: Cần thiết nhất của nhân viên Barista chính là nghệ thuật tạo hình trên bề mặt cà phê. Bằng cách dùng sữa tươi nóng tạo bọt rót trực tiếp vào bề mặt ly để tạo nên những hình vẽ độc đáo, ấn tượng. 
nhan vien pha che
Nhân viên pha chế. Ảnh: Google tìm kiếm

Ngoài ra, nhân viên pha chế cần đảm bảo nguyên liệu, quản lý đồ dùng, các loại dụng cụ pha chế. Cùng phụ bar giữ vệ sinh quầy bar cẩn thận. Phối hợp nhịp nhàng với bộ phận tiếp nhận oder, gửi báo cáo cho trưởng bộ phận và thực hiện một số công việc khác.

Trưởng bar 

Để có thể đứng vững ở vị trí này, bạn cần có kinh nghiệm và kiến thức chuyên ngành. Bạn cần trải qua từ 2 đến 5 năm tại vị trí nhân viên pha chế. 

Nhiệm vụ chính của bạn ở vị trí này không còn là pha chế thức uống nữa mà đó là quản lý, giám sát công việc của nhân viên. Sắp xếp và phân chia công việc sao cho phù hợp. Lên lịch làm việc và đào tạo nhân viên mới. Quản lý và chịu trách nhiệm với hàng hoá, dịch vụ tại quán. 

Thông thường, mức thu nhập ở vị trí này có thể từ 8-10 triệu/ tháng. 

Nhân viên giám sát pha chế 

Vị trí này bạn sẽ thực hiện giám sát bộ phận bar, theo dõi các quy trình làm việc, quy trình pha chế của nhân viên. 

Giám sát chất lượng các loại đồ uống. Phân chia lịch làm việc nhân viên. Lên kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới. Thực hiện báo cáo cho quản lý pha chế. 

Mức thu nhập ở vị trí này giao động từ 8-12 triệu/tháng.

Quản lý pha chế 

Nhiệm vụ chính ở vị trí quản lý pha chế đó là tổ chức, quản lý nhân sự cũng như công việc trong mỗi khu vực mình phụ trách. Tuỳ theo loại hình nhà hàng mà bạn đang quản lý. Đó có thể là Bar, Lounge…. 

Kiểm soát các thu chi và lợi nhuận tại quầy bar. Phối hợp cùng các bộ phận liên quan để xây dựng và đóng góp cho thực đơn đồ uống. 

Lên bảng báo cáo chi tiết cho quản lý bộ phận ẩm thực. 

Mức thu nhập ở vị trí này giao động từ 10-15 triệu/ tháng. 

Quản lý bộ phận ẩm thực (F&B Manager) 

Nếu lên tới vị trí này, bạn có thể tạo nguồn thu nhập lên đến hơn 20 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, bạn cần phải phụ trách nhiều trách nhiệm như quản lý các bộ phận tài chính, phối hợp cùng bếp trưởng điều hành các hoạt động quảng bá về ẩm thực. Lên kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân sự cho đội ngũ ẩm thực. 

F&B manager
Quản lý bộ phận ẩm thực (F&B Manager). Ảnh: Google tìm kiếm

Giám đốc bộ phận ẩm thực 

Đây là chức vụ cao nhất của lộ trình thăng tiến trong ngành ẩm thực, pha chế. Cao hơn nữa là vị trí phó hoặc tổng giám đốc điều hành nhà hàng, khách sạn. 

Ở vị trí này, bạn gần như quán xuyến toàn bộ hoạt động cũng như chế độ vận hành của hệ thống, phối hợp cùng đội ngũ marketing và bán hàng để thực hiện công việc quảng bá đơn vị. 

Mức thu nhập có thể tăng hơn 2-3 lần so với vị trí quản lý. 

Với những chia sẻ hấp dẫn về các thông tin tổng hợp kiến thức từ ngành pha chế từ A-Z, chúng tôi mong rằng có thể giúp bạn có thể am hiểu hơn về nghề pha chế và sẵn sàng cho mục tiêu phát triển của bản thân. 

Liên hệ với TOP 1 đề xuất bổ sung thông tin dịch vụ, website kinh doanh của bạn vào bài Nghề pha chế là gì? Kiến thức ngành pha chế từ A-Z nhé!

5/5 - (2 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Liên hệ TOP 1 đề xuất!