Hằng năm, vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch, người dân ở những vùng phía Bắc Việt Nam lại bận rộn tay chân tất bật chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay để cùng gia đình đón lễ cúng Tết Hàn Thực? Vậy bạn có thực sự hiểu biết đầy đủ về Tết Hàn Thực truyền thống của người Việt Nam chúng ta không? CÙng Top1dexuat.com tìm hiểu chi tiết tại đây nhé!
Tết Hàn Thực là gì?
Theo nghĩa tiếng Hán, “寒 – Hàn” là lạnh, “食 – Thực” là ăn, “Tết Hàn Thực” có thể được hiểu là ngày tết ăn đồ lạnh.
Tết Hàn Thực bắt nguồn từ đâu?
Có thể nhiều người trong chúng ta chưa được biết rõ cặn kẽ tết Hàn Thực xuất phát từ đâu.
Phong tục cổ truyền này có nguồn gốc từ Trung Quốc theo một câu chuyện tiểu thuyết truyền tụng nhiều đời.
Câu chuyện bắt nguồn vào thời Xuân Thu (770 – 221), vị vua đứng đầu nước Tấn – Tấn Văn Công, gặp nạn nên phải bỏ nước bôn ba khắp nơi, sống cảnh nay lánh tạm nước Tề, mai ở nước Sở. Và vua có một hiền tướng đi cùng tên là Giới Tử Thôi, theo hầu và đã đưa ra nhiều mưu kế để giúp đỡ vua..
Hôm đó lương thực cạn kiệt ngay trên đường lánh nạn, thương vua, Giới Tử Thôi lén cắt một miếng thịt trên đùi của mình để nấu lên cho vua ăn. Vua sau khi ăn xong, hỏi ra mới biết sự hi sinh này, trong lòng vô cùng cảm kích vị tướng sĩ.
Là một tướng đã theo chân vua được 19 năm trời, cùng trải qua nhiều lần nằm gai nếm mật, khổ luyện thành tài, Tử Thôi vì thế mà hết lòng với đấng tin yêu của mình. Về sau khi Tấn Văn Công giành lại được chức vị ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn, ngay lập tức không quên trọng thưởng phong tước cho những người có công khi tòng vong, nhưng lại vô tình quên mất vị hiền tướng cùng mình trải qua nhiều gian truân – Giới Tử Thôi.
Cho rằng mình là một tướng sĩ có nghĩa vụ hầu bề tôi không phải là để đổi lấy vinh hoa, trách nhiệm hy sinh giúp vua là lẽ đương nhiên nên ông không hề oán trách. Về sau, ông cùng mẹ về quê, sống ẩn mình trong những ngày tháng yên bình, an lạc trên núi Điền Sơn.
Vua Tấn Văn Công về sau nhớ ra và cho người đến tìm Tử Thôi. Bản lĩnh là một người không để tâm đến danh vọng, Tử Thôi kiên quyết không quay về nơi cung đình phồn hoa lĩnh thưởng. Tấn Văn Công hết cách nên bèn nghĩ ra kế đốt rừng để dụ Tử Thôi và mẹ xuống núi. Không ngờ đến vị Tướng sĩ lại là người quyết chí 2 mẹ con ông thà chịu cảnh chết cháy chứ nhất quyết không rời nửa bước.
Nhà vua hối hận vì hành động của mình, thương xót và cho lập miếu thờ. Hàng năm, cứ đến ngày 3 tháng 3 ( ngày dỗ của 2 mẹ con Tử Thôi ) là cấm dùng lửa nấu ăn, ngay cả việc làm cỗ cúng cũng phải làm từ hôm trước, đây được coi là ngày Tết Hàn thực.
Tết Hàn thực tại Việt Nam mang những ý nghĩa gì?
Tuy có nguồn gốc từ câu chuyện truyền thuyết của Trung Quốc nhưng Tết Hàn thực khi được du nhập qua Việt Nam thì cũng có những thay đổi mang sắc thái riêng, đậm chất truyền thống người Việt.
Khi được du nhập qua Việt Nam, tết Hàn thực được sử dụng những món ăn của người Việt để thay thế cho đồ lạnh. Đặc biệt là vào ngày này người Việt vẫn dùng lửa nấu ăn như bình thường, không kiêng kị như những nơi khác.
Vào ngày Tết Hàn Thực, người dân thường:
- Cúng bái tổ tiên: Mâm cúng thường có bánh trôi, bánh chay, trầu cau, nhang, hoa tươi và trái cây.
- Ăn bánh trôi, bánh chay: Bánh trôi tượng trưng cho trời, bánh chay tượng trưng cho đất.
- Kiêng đốt lửa: Theo truyền thuyết, việc kiêng đốt lửa là để tưởng nhớ Giới Tử Thôi. Tuy nhiên, ngày nay, người dân thường chỉ kiêng đốt lửa vào buổi sáng, sau đó vẫn nấu nướng bình thường.
- Tham gia các hoạt động vui chơi giải trí: Một số nơi tổ chức các lễ hội, trò chơi dân gian để khuyến khích giao lưu cộng đồng.
Hướng về cội nguồn, thể hiện truyền thống dân tộc.
Tết Hàn thực ở Việt Nam gắn liền với bánh trôi nước và bánh chay, như là một dịp lễ để hướng về cội nguồn khi có sự hiện diện của bánh trôi nước – loại bánh khá truyền thống trong lịch sử dân gian Việt Nam. Việc nghĩ đến sử dụng bánh trôi, bánh chay để cúng lễ đã mang được một ý thức về dân tộc hết sức ý nghĩa và tốt đẹp, là kết tinh của văn hóa lâu đời, thấm đẫm linh hồn, bản sắc của người Việt.
Cả hai loại bánh đều được sử dụng nguyên liệu làm từ bột nếp thơm, cũng giống như một số loại bánh trong nhiều dịp lễ truyền thống khác của người Việt (như bánh chưng, bánh giầy..), là thành quả lao động cực khổ dâng lên ông bà tổ tiên, một hình ảnh rõ nhất của nền văn minh lúa nước lâu đời của dân tộc Việt.
Chẳng hạn người Việt có lệ dâng bánh trôi lễ Hai Bà Trưng vào ngày mùng 6/3 ở Hà Tây. Ngày truyền thống giỗ tổ Hùng Vương mùng 10/3 người dân mọi miền tổ quốc đều cùng nhau về sum họp.
Việt Nam hướng về đền Hùng, Phú Thọ để dâng hương và thờ cúng những đĩa bánh trôi bánh chay, nhớ về cội nguồn… Chính vì thế, rõ ràng ngày tết vốn không nằm trong cội nguồn của dân tộc, nhưng tết Hàn thực khi được du nhập sang Việt Nam thì hoàn toàn mang màu sắc dân tộc riêng, trường tồn và mang nét văn hóa trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Ôn lại chuyện xưa
Vào những ngày lễ Hàn Thực này hằng năm, quây quần với gia đình tự tay tạo nắn, làm ra và thưởng thức một đĩa bánh trôi, bánh chay, hòa mình trong không truyền thống của một người Việt thì không cảm giác gì bằng. Không chỉ ngồi ăn vui vẻ với nhau, các thành viên trong gia đình sẽ nghe, kể lại những chuyện xưa với nhau.
Có chuyện được thuật lại rằng, vua Hùng cho đặt tục làm hai thứ bánh trôi, bánh chay này là để nhắc nhớ về sự tích ngàn đời “bọc trăm trứng” của Âu Cơ.
Hình ảnh viên bánh trôi nhỏ giống như đang nói đến những viên trứng của Đức Lạc Long Quân.
Mong muốn thời tiết mưa thuận gió hòa
Được biết một phần ý nghĩa về ngày lễ Hàn Thực với mong muốn một mùa hạ bớt nóng, ngày mùng 3 tháng 3 hàng năm là một ngày hoàn toàn không liên quan đến dương lịch, hay bất kì một quy ước về thiên nhiên nào cả mà được chọn theo ngày âm lịch, theo luật âm dương ngũ hành, là ngày đánh dấu sự kết thúc của Mộc khí.
Những món ăn lạnh được sử dụng trong ngày lễ theo ngũ hành sẽ thuộc hệ tính Kim, bánh trôi với màu trắng tinh khiết cũng được đưa vào thuộc tính Kim. Với hình dáng tròn đều ở bên ngoài, hình vuông ở bên trong gợi lên câu tục ngữ “Mẹ tròn con vuông” mang mong muốn mọi chuyện đều thuận lợi, yên bình gia thế.
Bánh chay mang hình thù với vẻ ngoài có màu trắng mang thuộc tính Dương, phần nhân đậu xanh bên trong có màu vàng tươi sáng mang thuộc tính âm. Âm dương hòa hợp, dung khí đất trời. Dùng bánh trôi, bánh chay trong Tết Hàn Thực thể hiện mong muốn mùa hè không ói bức hay có những cơn bão phá hoại mùa màng đầu mùa, cầu mưa thuận gió hòa.
Xem thêm:
Tranh cãi tết Hàn thực có phải là Tết Thanh Minh?
Có nhiều giả thiết mường tượng cho rằng Tết Hàn Thực là tết Thanh Minh? Trên thực tế thì 2 dịp lễ là hoàn toàn khác nhau.
Cả hai dịp tết Thanh Minh và Hàn Thực đều có những điểm chung giống nhau. Đều là dịp lễ thể hiện trọn vẹn đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” – một đạo lý như một văn hóa thấm nhuyễn trong từng con người Việt Nam của cha ông ta.
Tết Hàn Thực
Tết Hàn thực chỉ xuất hiện ở miền Bắc Việt Nam và Trung Quốc (người Trung Quốc ở nước ngoài). Ngày lễ chỉ được gói gọn trong ngày 3/3 âm lịch hằng năm, không kéo dài như tết Thanh Minh.
Tết Thực Hàn được tổ chức dựa trên lịch âm, diễn ra trong ngày cố định quanh năm, thường ăn bánh trôi nước, bánh chay để nhắc nhớ về quá khứ.
Tết Thanh Minh
Tết Thanh Minh có mặt tại đa số các quốc gia ở phương Đông như:
- Việt Nam
- Trung Quốc
- Nhật Bản
- Triều Tiên
- …
Ngày lễ này thường được diễn ra trong nhiều ngày và được tính bằng lịch dương, không theo lịch âm như tết Hàn Thực, thường bắt đầu vào khoảng ngày 4 hoặc ngày 5 tháng 4, kéo dài đến ngày 21 tháng 4.
Tết Thanh Minh được tổ chức dựa theo lịch dương, nếu xét trong trường hợp theo lịch âm thì khả năng rơi vào tháng 3 nhưng không được cố định.
Nhìn chung, cho dù không bắt nguồn từ Việt Nam nhưng Tết Hàn Thực đã phần nào đó tô thêm nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Không chỉ là về cách thức tổ chức hay ý nghĩa tốt đẹp của ngày lễ mang lại, mà nó còn thể hiện tinh thần du nhập nền văn hóa đa phương có chọn lọc và biến chúng thành những văn hóa tốt đẹp của người Việt. Ngày nay, Tết Hàn Thực trở thành những dịp, ngày để gia đình sum họp, con cháu đủ đầy cùng nhau quây quần. Hy vọng những thông tin kiến thức trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ngày lễ Tết độc đáo này!