Bệnh viêm kết mạc còn có tên gọi khác là bệnh đau mắt đỏ. Mặc dù bệnh có thể phòng tránh cũng như điều trị được, tuy nhiên bệnh vẫn gây ra khó chịu cho người mắc phải. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân và người thân thì việc trang bị những kiến thức về bệnh và cách trị viêm kết mạc tại nhà là điều rất cần thiết. Bài viết dưới đây Top1dexuat.com sẽ tổng hợp một số hướng dẫn cách trị viêm kết mạc tại nhà an toàn, mời bạn đọc cùng tham khảo nhé.
Tìm hiểu về bệnh viêm kết mạc
Bệnh viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ là một bệnh lý về mắt, bệnh dễ mắc phải trong quá trình sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Bệnh dễ dàng nhận biết bởi tình trạng lớp màng trong suốt ở nhãn cầu bị viêm, sưng tấy, gây ngứa và chảy nước mắt.
Nguyên nhân của viêm kết mạc
Viêm kết mạc có nhiều nguyên nhân gây ra sau đây là một số nguyên nhân gây ra bệnh:
- Vi khuẩn, các vi khuẩn gây viêm kết mạc như: Hemophilus Influneza và Staphylococus, lây qua các vật dụng có dịch tiết chạm vào mắt hoặc dịch tiết nước mắt, dễ gây tổn thương nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
- Virus, đây là nguyên nhân đầu làm nhiễm bệnh bởi virus Adeno chiếm đến 80% các ca bệnh. Việc tiếp xúc với nước mắt của bệnh nhân khiến bệnh dễ lây lan.
- Đối với các trường hợp bị viêm họng hay cảm lạnh virus sẽ có thể lây từ mũi, họng sang mắt gây viêm kết mạc.
- Bên cạnh đó các virus, vi khuẩn có thể từ nguồn nước bể bơi, ao hồ.
- Dị ứng, việc dị ứng với lông của vật nuôi hay các loại phấn hoa chiếm đến 15-40% bệnh. Việc xác định nguyên nhân gây dị ứng khá khó bởi lẽ tùy theo cơ địa của mỗi người cũng như bệnh viêm kết mạc xảy ra theo mùa và tùy việc kéo dài và hay tái phát.
- Hóa chất, một số hóa chất gây dị ứng như clo có trong bể bơi cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Các triệu chứng của viêm kết mạc
Bệnh thường lây truyền sau 3 đến 5 ngày bị nhiễm và tùy theo tác nhân gây bệnh mà bệnh có các triệu chứng khác nhau, một số triệu chứng của viêm kết mạc như:
Viêm kết mạc do vi khuẩn gây ra
- Buổi sáng khi thức dậy xuất hiện ghèn vàng hoặc xanh nhạt dính hai mí mắt.
- Gây ngứa và chảy nước mắt.
- Cũng như tác nhân virus bệnh có thể bị một hoặc cả hai mắt.
- Đặc biệt đối với trường hợp nặng bệnh có thể gây viêm loét giác mạc, giảm thị lực và không phục hồi.
Viêm kết mạc do virus
- Ghèn thành sợi dây, gây ngứa, mắt có cảm giác bị cộm xốn dẫn đến chảy nước mắt nhiều.
- Xuất hiện tình trạng giả mạc và phù mi kết mạc.
- Thị lực bị suy giảm, khi có biến chứng khô mắt, thâm nhiễm giác mạc và chói sáng.
- Bị cả hai mắt hoặc một mắt.
Viêm kết mạc do dị ứng
- Với trường hợp do dị ứng gây ra có một số biểu hiện như chảy nước mắt, mắt ngứa nhiều với tần suất liên tục và kèm theo triệu chứng viêm mũi dị ứng.
- Bệnh xuất hiện ở cả hai mắt.
- Viêm kết mạc do dị ứng không lây.
Bệnh viêm kết mạc có lây không?
Đây là một loại bệnh mà tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn và virus gây ra, chính vì vậy bệnh rất dễ lây lan và bị theo mùa chủ yếu là mùa xuân và mùa hè.
Bệnh dễ lây từ người này qua người khác qua việc tiếp xúc, do vô tình chạm vào nơi có virus hoặc vi khuẩn gây bệnh.
Việc bị đau mắt và ngứa sẽ khiến người bệnh dụi mắt dẫn đến tình trạng các dịch tiết có khả năng dính vào vật dụng cá nhân, khi sử dụng hoặc tiếp xúc các vật dụng cá nhân chung sẽ dễ lây bệnh.
Dù đã khỏi bệnh một tuần thì người bị viêm kết mạc vẫn có thể lây bệnh cho người khác, chính vì vậy mọi người cần chú ý và không tiếp xúc hay chủ quan.
Bệnh viêm kết mạc có nguy hiểm không?
Bệnh được đánh giá là bệnh nhẹ và không gây nguy hiểm đến người bệnh cũng như thị lực ít ảnh hưởng. Tuy nhiên bệnh lại gây khó chịu cho người mắc phải bởi nó gây ra tình trạng cộm mắt, dính mi mắt và gây sưng, ngứa.
Nếu được phát hiện và điều trị đúng cách bệnh sẽ khỏi trong vòng 7 đến 10 ngày, tuy vậy cũng không nên chủ quan để tránh tình trạng bị bội nhiễm lại.
Việc xảy ra các biến chứng như viêm giác mạc, sưng giác mạc hoặc loét giác mạc ít xảy ra nhưng cũng cần lưu ý để tránh dẫn đến tình trạng mất thị lực mãi mãi.
Một số dấu hiệu cần theo dõi và chăm sóc ngay để không dẫn đến tình trạng biến chứng:
- Mắt mờ và khó chịu khi tiếp xúc với ánh nắng.
- Mắt luôn trong tình trạng đau và đỏ.
- Dù đã dùng thuốc trong vòng 1 ngày hoặc sau 7 ngày điều trị các triệu chứng vẫn không giảm.
- Các triệu chứng có dấu hiệu tăng, ngoài ra người bệnh bị suy giảm miễn dịch do HIV, hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
Cách trị viêm kết mạc tại nhà an toàn
Đây là một bệnh không quá nặng, nếu xem xét triệu chứng bệnh không quá nặng, thì cách trị viêm kết mạc tại nhà sẽ là giải pháp giúp bạn giảm đau đớn, khó chịu và giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
Xử lý tình trạng viêm kết mạc tức thời
Chúng ta có thể giảm tình trạng đỏ mắt cũng như đau mắt do viêm kết mạc gây ra bằng cách như:
Sử dụng thuốc nhỏ mắt
Dùng natri clorid 0,9% hoặc nước mắt nhân tạo, nếu không có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt có tác dụng làm sạch. Việc sử dụng thuốc nhỏ mắt giúp tăng độ ẩm cho mắt, làm sạch cũng như giảm tình trạng khô, đỏ mắt do viêm kết mạc gây ra. Mỗi lần nhỏ nên nhỏ cả hai mắt, mỗi lần nhỏ 2 giọt và dùng nhiều lần trong ngày.
Không dùng thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh khi không có sử hướng dẫn của bác sĩ, một số trường hợp viêm kết mạc do virus gây ra nếu dùng thuốc nhỏ mắt bằng kháng sinh không giúp tình trạng đỡ hơn mà còn gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ thấp và dùng trong thời gian nhất định, hãy bảo quản thuốc ở ngăn mát tủ lạnh trước khi sử dụng, không dùng chung tránh tình trạng lây nhiễm chéo.
Đắp lạnh cho mắt
Để giảm tình trạng đau nhức mắt tạm thời có thể sử dụng phương pháp đắp lạnh, dùng khăn sạch ngâm vào nước rồi vắt khô và đắp lên vùng mắt trong vòng 10 phút. Tránh dùng nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây tổn thương mắt nặng hơn.
Việc đắp khăn lạnh sẽ giảm viêm sưng các triệu chứng đỏ mắt cũng được giảm bớt. Cách trị viêm kết mạc tại nhà này cũng hiệu quả với trường hợp viêm kết mạc do kích ứng.
Bên cạnh cách trị viêm kết mạc tại nhà chườm lạnh có thể chườm ấm hoặc thấm dịch tiết từ mắt bằng khăn và khăn ướt. Ngoài ra cần vứt bỏ lọ thuốc khi đã sử dụng hết tránh tình trạng bị tái nhiễm.
Điều trị viêm kết mạc lâu dài
Viêm kết mạc sẽ tự khỏi sau một vài ngày đến 2 tuần, nhưng để điều trị hiệu quả chúng ta cần loại bỏ tác nhân gây bệnh trước, một số tác nhân gây bệnh cần loại bỏ như:
Thay đổi môi trường sống trong lành
Nếu môi trường sống ô nhiễm hoặc có quá nhiều vi khuẩn, virus, bụi bẩn khiến bệnh sẽ kéo dài và khó khỏi hoặc tái nhiễm liên tục. Chính vì vậy nếu môi trường sống của các có quá nhiều bụi bẩn và các tác nhân gây bệnh thì cần thay đổi để giảm tối đa.
Có thể thực hiện dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, thường xuyên vệ sinh các dụng cụ cá nhân như dụng cụ trang điểm và đồ dùng cá nhân như chăn ga gối mền. Đó là các cách giúp bạn có thể phòng ngừa và điều trị viêm kết mạc và các bệnh khác.
Hình thành lối sống lành mạnh cho bản thân
Việc tăng sức khỏe cho đôi mắt là cách trị viêm kết mạc tại nhà hữu hiệu nhất để bảo vệ mắt trước các bệnh lý về mắt nói chung và viêm kết mạc nói riêng.
Về thực phẩm
để bảo vệ cơ thể và đôi mắt nên hạn chế ăn thức ăn nhanh, các đồ ăn cay nóng hoặc các thực phẩm đóng hộp được chế biến sẵn, với các thực phẩm này chỉ làm cho tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
Tăng cường các thực phẩm kháng viêm tốt cho mắt và cơ thể như: cá các loại hoa quả, các loại trái cây có nhiều vitamin C, vitamin A, Vitamin B, các loại rau củ tốt cho mắt như cà rốt…
Đặc biệt bổ sung thực phẩm chứa acid omega 3 có tác dụng kháng viêm, hỗ trợ và tốt cho quá trình điều trị các bệnh về mắt.
Uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày giúp duy trì chất lỏng cho cơ thể, cơ thể đủ nước sẽ giúp cho viêm kết mạc nhanh khỏi mắt không bị tình trạng khô.
Vệ sinh mắt và kính áp tròng thường xuyên
Mắt là bộ phận quan trọng của cơ thể cần được bảo vệ và giữ gìn, vì vậy cần thường xuyên vệ sinh mắt. Chúng ta có thể sử dụng nước muối hoặc nước mắt nhân tạo để vệ sinh mắt nhiều lần trong ngày.
Đối với những người thường xuyên tiếp xúc với máy vi tính, những người làm việc trong môi trường khói bụi thì việc vệ sinh mắt rất cần thiết.
Nếu bạn sử dụng kính áp tròng và thường xuyên bị mắc viêm kết mạc thì có thể nguyên nhân gây bệnh là kính áp tròng bạn đang dùng. Có thể thay kính áp tròng mới hoặc sử dụng dung dịch ngâm kính.
- Nên đến bệnh viện chuyên khoa mắt để được thăm khám và hướng dẫn chọn loại kính phù hợp.
- Ngoài ra cần hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng.
- Vệ sinh thân thể và giữ ấm cơ thể tránh bị nhiễm lạnh, viêm họng.
- Sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc điều trị khác để tiêu diệt vi khuẩn.
Các trường hợp mắc viêm kết mạc đều không nghiêm trọng hay nguy hiểm, tình trạng viêm sẽ giảm và hết dần. Nếu bị nhẹ bạn có thể áp dụng các cách trị viêm kết mạc tại nhà trên để giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu và giúp bệnh nhanh hết hơn.
Tuy nhiên nếu đã áp dụng các cách điều trị trên mà bệnh vẫn không giảm bạn nên đến các cơ sở chuyên về mắt để được thăm khám và điều trị kịp thời tránh tình trạng biến chứng xấu.
Bài viết trên đã đề cập đến các thông tin về viêm kết mạc như viêm kết mạc là gì, nguyên nhân, triệu chứng của bệnh đồng thời đem đến thông tin hữu ích đó là hướng dẫn cách trị viêm kết mạc tại nhà an toàn. Hy vọng với thông tin bổ ích này sẽ giúp bạn bảo vệ được đôi mắt của mình và những người thân trước các bệnh về mắt tốt hơn.