Viêm da tiếp xúc dị ứng xuất hiện kèm theo nhiều triệu chứng gây khó chịu luôn là nỗi ám ảnh của không ít người. Rất nhiều phương pháp được tìm kiếm, nhiều mẹo chữa trị được cập nhật mỗi ngày. Tuy nhiên câu hỏi viêm da tiếp xúc dị ứng kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh vẫn luôn là nút thắt lớn cho những ai đang gặp phải chứng bệnh này. Nếu cũng là một trong số đó thì bài viết dưới đây của Top1dexuat.com là dành cho bạn.
Thế nào là viêm da tiếp xúc dị ứng?
Đối với những ai có chuyên môn thì việc nhận biết viêm da tiếp xúc dị ứng khá dễ dàng, ngược lại sẽ là khó khăn và dễ bị nhầm lẫn với một số loại bệnh da liễu khác cũng là điều dễ hiểu. Hiểu rõ về khái niệm, nguyên nhân gây bệnh sẽ là bước đầu chinh phục căn bệnh dễ gặp khó chữa này.
Khái niệm viêm da tiếp xúc dị ứng
Viêm da tiếp xúc dị ứng (VĐTXDA) là phản ứng da do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một chất cụ thể (chất gây dị ứng) khi tiếp xúc trực tiếp với da. Phản ứng này thường xảy ra sau 12-48 giờ tiếp xúc với chất gây dị ứng, nhưng cũng có thể xuất hiện sau vài ngày hoặc vài tuần.
Phân biệt VĐTXDA với VĐTX kích ứng:
- VĐTX kích ứng: xảy ra khi da tiếp xúc với chất kích ứng mạnh, gây tổn thương da ngay lập tức. Ví dụ: hóa chất tẩy rửa mạnh, xà phòng, dung môi, v.v.
- VĐTXDA: là phản ứng dị ứng, cần có thời gian để hệ miễn dịch “nhớ” và phản ứng với chất gây dị ứng khi tiếp xúc sau này.
Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng
Viêm da tiếp xúc dị ứng (VĐTXDA) xảy ra do phản ứng quá mức của hệ miễn dịch khi da tiếp xúc trực tiếp với các chất gây dị ứng. Các chất này có thể bao gồm:
Kim loại: Niken, crom, coban, v.v. Hóa chất: Thuốc nhuộm, chất bảo quản, chất tạo mùi hương, v.v. Cao su: Mủ cao su tự nhiên hoặc tổng hợp. Sản phẩm chăm sóc da: Kem dưỡng ẩm, kem chống nắng, sữa tắm, v.v. Thuốc: Một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau, v.v. Cây cối: Cây thường xuân, sumac độc, v.v.
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc VĐTXDA, bao gồm:
- Tiền sử gia đình mắc các bệnh dị ứng: Nếu bạn có cha mẹ hoặc anh chị em bị hen suyễn, eczema hoặc viêm mũi dị ứng, bạn có nguy cơ mắc VĐTXDA cao hơn.
- Da nhạy cảm: Những người có da nhạy cảm dễ bị kích ứng và dị ứng hơn.
- Hệ miễn dịch yếu: Những người có hệ miễn dịch yếu có nguy cơ mắc các bệnh tự miễn dịch cao hơn, bao gồm cả VĐTXDA.
Cơ chế gây bệnh:
Khi da tiếp xúc với chất gây dị ứng lần đầu tiên, hệ miễn dịch sẽ “ghi nhớ” chất này. Sau đó, khi tiếp xúc với chất gây dị ứng lần tiếp theo, hệ miễn dịch sẽ giải phóng các chất hóa học gây viêm, dẫn đến các triệu chứng của VĐTXDA.
Triệu chứng:
- Ngứa: Đây là triệu chứng phổ biến nhất.
- Đỏ da: Có thể xuất hiện mảng đỏ, sẩn, mụn nước, da khô, nứt nẻ.
- Sưng tấy: Da có thể sưng tấy nhẹ hoặc nặng.
- Phồng rộp: Trong trường hợp nặng, có thể xuất hiện mụn nước lớn, gây đau rát.
- Da dày lên: Khi tiếp xúc với chất gây dị ứng nhiều lần, da có thể dày lên, sần sùi.
Vị trí: Triệu chứng thường xuất hiện tại vị trí da tiếp xúc với chất gây dị ứng.
Chẩn đoán:
Bác sĩ sẽ chẩn đoán VĐTXDA dựa trên các yếu tố sau:
- Tiền sử bệnh: Hỏi về các triệu chứng, thời điểm xuất hiện, các chất bạn thường xuyên tiếp xúc.
- Khám da: Quan sát các tổn thương trên da.
- Xét nghiệm dị ứng: Thử nghiệm da với các chất nghi ngờ gây dị ứng.
Trên thực tế có đến hơn 3.700 dị nguyên khác nhau nên để liệt kê là không xuể. Do đó cần hạn chế nhất có thể những chất lạ, bảo vệ cơ thể tránh xa những chất nghi có khả năng gây hại đến bản thân.
Điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng như thế nào?
Với mỗi tình trạng bệnh sẽ kèm theo những phát đồ điều trị khác nhau. Mức độ viêm nhẹ có thể nhanh chóng được cải thiện nhưng tình trạng nặng hơn cần một lộ trình cụ thể để theo dõi sát sao chuyển biến của bệnh.
Sử dụng nguyên liệu tự nhiên – các bài thuốc dân gian
Không tự nhiên mà các bài thuốc dân gian lại được truyền từ đời này sang đời khác, mà chúng đều có những công dụng nhất định giúp hỗ trợ quá trình điều trị.
Với riêng viêm da dị ứng, một số bài thuốc sử dụng nguyên liệu tự nhiên phổ biến được kể đến có lá trầu không hỗ trợ diệt khuẩn, làm dịu các cơn ngứa một cách hiệu quả. Lá khế ngoài tác dụng bài trừ độc tố còn giúp trị phong nhiệt, kháng viêm và kháng khuẩn tốt.
Hay các hoạt chất có trong cây sài đất cũng là thành phần chữa viêm da được phát hiện ra trước đó. Cụ thể là các triệu chứng sốt, nhiễm khuẩn, giúp tiêu độc và kháng viêm rất tốt.
Dùng thuốc theo chỉ định của chuyên gia
Nếu chưa có kinh nghiệm trong việc chữa trị viêm da dị ứng tiếp xúc thì cũng không phải quá lo lắng hay lúng túng.
Ngoài việc thực hiện các biện pháp xử lý nhanh để giảm sự tiếp xúc của dị nguyên với cơ thể như xả sạch với nước, kích thích gây nôn (nếu theo hình thức ăn uống) thì bạn có thể gặp trực tiếp bác sĩ để được chỉ định hướng điều trị và loại thuốc phù hợp tình trạng bệnh hiện thời.
Thuốc chữa viêm da được bào chế ở nhiều dạng khác nhau, tùy vào tình hình thực tế mà có thể được chỉ định ở dạng uống, dạng bôi hay là tiêm. Điểm chung là hầu hết đều có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm, làm dịu da, đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương da và các triệu chứng khác nếu có.
Một số loại thuốc có mặt thường xuyên trong các toa thuốc chữa viêm da tiếp xúc dị ứng thường thấy là hồ nước, thuốc tím, kèm làm mềm da, thuốc bôi chứa corticoid, thuốc kháng histamine, thuốc chống viêm, viên uống bổ sung,… Với mỗi loại bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể về liều lượng và cách dùng nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
Viêm da tiếp xúc dị ứng kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị hiệu quả thì bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh cũng cần được lưu ý để nhanh kiểm soát bệnh cũng như tránh các tác nhân gây hại mới. Nếu chẳng may ăn phải các loại thực phẩm nằm trong danh mục cần tránh thì quá trình điều trị có khả năng cao sẽ bị ảnh hưởng, kéo dài thời gian khỏi bệnh.
Danh mục những thứ kiêng ăn hàng đầu
Viêm da tiếp xúc dị ứng kiêng ăn gì? Có rất nhiều thứ cần kiêng bởi căn bệnh này luôn biến thiên vạn hóa theo nhiều chiều hướng khác nhau. Dưới đây sẽ là một số gợi ý tốt nhất dành cho bạn.
Kiêng sử dụng bia rượu và các chất kích thích khác
Chất kích thích trước đến nay luôn là chất gây hại cho sức khỏe, dù hiểu rõ những hệ quả mà nó mang lại nếu sử dụng nhưng nhiều người vẫn làm lơ điều này và tiếp tục sử dụng.
Với viêm da tiếp xúc dị ứng, bia rượu và các chất kích thích chứa cồn tương tự được khuyến cáo không sử dụng trong suốt quá trình điều trị bệnh. Các tổn thương sẽ chậm lành, đôi khi trở nặng, và càng thêm ngứa ngáy nếu cơ thể tiếp tục nạp vào những chất này.
Kiêng các loại thịt đỏ
Nếu bạn chưa biết thì các loại thịt đỏ (thịt dê, thịt cừu, thịt bò, bê,…) có thể gây hại đến những ai bị viêm da tiếp xúc dị ứng, cụ thể chúng chứa các sắc tố làm da sẫm màu, tình trạng thâm sẹo cũng dễ xảy ra hơn.
Cùng với đó, nếu với cơ địa nhạy cảm, nhất là những ai đang trong quá trình điều trị viêm da tiếp xúc thì lượng protein dồi dào của các loại thịt này càng dễ gây ngứa dữ dội, làm cho người bệnh càng thêm khó chịu.
Các loại hải sản, đồ biển có mùi tanh
Nguồn cơn của những cơn ngứa phần lớn có liên quan đến hải sản, đặc biệt với cơ thể đã có tiền sử với dị ứng hải sản thì càng dễ phát bệnh, nếu là trong quá trình điều trị sẽ khiến bệnh dai dẳng, trở nặng.
Viêm da do dị ứng hải sản cũng là nỗi lo ngại của rất nhiều người, nó gắn liền với các cơn ngứa dữ dội và đột ngột. Đây là nhóm thực phẩm rất dễ gây dị ứng, nếu đang bị viêm da mà ăn hải sản cơ thể sẽ kích thích sinh ra các phản ứng ảnh hưởng đến chuyển biến của bệnh.
Thực phẩm nhiều gia vị chua, cay, nóng
Các thực phẩm chua, cay, nóng bao giờ cũng kích thích vị giác hơn thông thường. Tuy nhiên theo thông tin từ các bác sĩ da liễu thì những gia vị kể trên sẽ chỉ khiến tình trạng của da càng thêm nghiêm trọng.
Một lý do khác là chúng liên quan mật thiết với hệ miễn dịch thông qua việc làm tăng độ nhạy cảm của nó nên từ đó các triệu chứng có điều kiện bùng phát mạnh.
Kiêng ăn rau muống
Bên cạnh việc điều trị bệnh khỏi các triệu chứng khó chịu phải gặp thì việc khắc phục hệ quả sau dị ứng, đặc biệt là khía cạnh thẩm mỹ luôn được nhiều người quan tâm.
Các mảng da nổi mẩn, sần sùi nếu bị viêm nứt tạo rãnh rất dễ bị sẹo, trong khi đó rau muống lại là thực phẩm tạo độ lồi có tiếng trước nay do chứa chất madecassol. Do vậy tránh ăn rau muống nếu không muốn đau đầu vì những vết sẹo lồi khó xóa.
Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ
Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu nếu sử dụng trong quá trình điều trị bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc. Không những làm gián đoạn quá trình điều trị mà các chất béo có trong các loại thực phẩm này sẽ càng làm mức độ sưng viêm tăng rõ, kèm với đó là đau rát và tổn thương nặng.
Một số lưu ý khác cần nắm
Viêm da tiếp xúc dị ứng là bệnh phổ biến, dễ gặp nhưng để chữa khỏi là hoàn toàn khó. Ở đây không phải tính nghiêm trọng của bệnh mà là tính chất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác trong quá trình chữa bệnh.
Có thể nói như vậy bởi không những cần lưu ý nhiều trong việc kiêng khan ăn uống mà một số sinh hoạt tưởng chừng như đơn giản thường ngày cũng ít nhiều gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Chẳng hạn như thói quen ăn uống, thói quen cào gãi, chà xát hay việc ăn mặc bó sát hằng ngày,… đều dẫn đến nguy cơ khiến bệnh trở nặng.
Hay nói cách khác nếu muốn bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc mau khỏi và khó tái phát trở lại thì bên cạnh cần kiêng ăn gì cũng nên chú ý đến cảm xúc, thói quen ăn uống cũng như sản phẩm sử dụng thường ngày của mình để hạn chế những trường hợp không mong muốn.
Luôn giữ cơ thể khỏe mạnh, chú ý luôn để đầu óc ở tình trạng thoải mái tránh căng thẳng, tìm hiểu và thay đổi những sản phẩm đang gây hại đến mình là những gì cần làm nếu chẳng may gặp phải chứng bệnh phiền toái này.
Như vậy, với viêm da tiếp xúc dị ứng cần phải hết sức cẩn trọng trong việc kiêng cữ để tránh những ảnh hưởng tiêu cực cho quá trình điều trị bệnh. Ngoài ra cần hiểu rõ cơ thể mình đang gặp vấn đề gì với các yếu tố xung quanh để ngăn ngừa hiệu quả các phản ứng không mong muốn.