Viêm màng bồ đào được xem là một bệnh lý nguy hiểm nếu không kịp thời phát hiện và điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt, bệnh khá phổ biến ở mọi lứa tuổi trong đó ở trẻ em chiếm từ 4% đến 10%, thị lực của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nếu không phát hiện theo dõi và điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây, Top1dexuat.com sẽ đem đến cái nhìn tổng quan về bệnh viêm màng bồ đào ở trẻ em.
Bệnh lý viêm màng bồ đào là gì?
Màng bồ đào bao gồm các bộ phận sau: Mống mắt, thể mi và màng mạch là một cơ quan quan trọng của mắt, bệnh viêm màng bồ đào có thể bị ở cả hai mắt hoặc một mắt.
Bệnh có thể tự khỏi ở một số trường hợp tuy nhiên dễ tái phát, nếu không phát hiện và điều trị đúng phác đồ bệnh sẽ dần làm mắt tổn thương và dẫn đến tình trạng giảm thị lực gây mù lòa.
Ở trẻ em tỷ lệ mắc bệnh viêm màng bồ đào chiếm 4% đến 10%, và được chia thành hai loại là viêm màng bồ đào cấp tính và viêm màng bồ đào mạn tính.
Các nguyên nhân dẫn đến viêm màng bồ đào ở trẻ em
Cho đến thời điểm hiện tại các nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra viêm màng bồ đào ở trẻ em, các chuyên gia cho rằng nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm màng bồ đào ở trẻ em có thể là do nhiễm trùng trong quá trình sống hoặc bị chấn thương ở mắt, các bệnh tự miễn.
Bên cạnh đó cũng có một số nghiên cứu cho thấy viêm màng bồ đào có thể do các loại virus như bệnh zona quai bị thủy đậu hoặc do các loại nấm, ký sinh trùng giun sán, ký sinh trùng giun đũa, chó mèo, khi tiếp xúc gây viêm ảnh hưởng đến mắt, hoặc các bộ phận khác bị nhiễm trùng cũng có thể gây ảnh hưởng đến mắt của trẻ.
Đối với một số trường hợp bệnh viêm màng bồ đào là do tự phát vì không thể tìm ra nguyên nhân. Bệnh viêm màng bồ đào ở trẻ em không lây lan từ trẻ này sang trẻ khác.
Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh viêm màng bồ đào
Viêm màng bồ đào có nhiều dấu hiệu để dễ nhận ra đặc biệt đó là các dấu hiệu như: đỏ mắt, mắt đau nhức, trẻ nhìn mọi vật mờ, có hiện tượng ruồi bay hoặc gương mờ. Đây là các dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh viêm màng bồ đào nếu không kịp phát hiện các dấu hiệu sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Khi bị viêm màng bồ đào cơ thể trẻ có dấu hiệu đau nhức toàn thân, sốt, đau khớp, gây ra các ổ viêm và các cườm trong mắt như cườm nước cườm khô, gây ra các bệnh về giác mạc, đục thủy tinh thể dẫn đến tình trạng có thể bị mù.
Khi bạn thấy con bạn có dấu hiệu sợ ánh sáng, trẻ né tránh ánh sáng, khi học bài trẻ cố gắng nhìn, mắt có dấu hiệu nhìn lệch nên lập tức đưa trẻ đến cơ sở khám mắt uy tín gần nhất để kiểm tra.
Chẩn đoán và kiểm tra bệnh viêm màng bồ đào ở trẻ em
Việc kiểm tra và chẩn đoán bệnh viêm màng bồ đào ở trẻ em chỉ được thực hiện ở các cơ sở mắt uy tín, các bác sĩ chuyên nhãn khoa sẽ tiến hành các xét nghiệm như: xét nghiệm máu, các bài kiểm tra thị lực cho trẻ, tiến hành chụp x quang các bộ phận như tai mũi họng để xem trẻ có bị các ổ viêm nhiễm gây ảnh hưởng đến mắt hay không.
Việc thăm khám và điều trị mắt cho trẻ cần được làm định kỳ và theo phác đồ riêng của bác sĩ chuyên môn.
Phương pháp điều trị bệnh viêm màng bồ đào ở trẻ em
Như đã biết bệnh viêm màng bồ đào là một bệnh lý về mắt hay gặp có nguy cơ dẫn đến mù lòa nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, tùy vào vị trí viêm màng bồ đào mà có các phác đồ điều trị chuyên biệt.
Đối với trường hợp trẻ bị viêm màng bồ đào trước, các bác sĩ sẽ căn cứ vào dấu hiệu của bệnh và cho điều trị bằng nhỏ atropine giúp làm giãn đồng tử việc làm này chiếm 70% ý nghĩa của việc điều trị, nhỏ atropine giúp cho việc chống dính đồng tử. Khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh, cần điều trị thường xuyên liên tục và tích cực kết hợp với điều trị ngoại khoa khi cần thiết. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp cho bệnh phát triển tốt có khả năng khỏi hoàn toàn.
Đối với trường hợp viêm màng bồ đào nói chung thì việc dùng thuốc sẽ còn phụ thuộc vào yếu tố nguyên nhân gây ra bệnh, các thuốc có thể được dùng trong điều trị như: thuốc chống viêm dạng uống (steroid), sử dụng thuốc nhỏ hoặc dùng qua đường tiêm, các loại kháng sinh để chống viêm nhiễm, nhiễm trùng. Ngoài ra nếu thuốc vẫn không có hiệu quả dẫn đến việc tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến thị lực thì cần tiến hành dùng phương pháp phẫu thuật.
Việc thăm khám, tái khám đúng hẹn khá quan trọng trong việc điều trị bệnh viêm màng bồ đào nói chung và ở trẻ em nói riêng. Việc thăm khám đúng hẹn sẽ giúp cho quá trình điều trị cũng như sử dụng thuốc ít xảy ra tác dụng phụ hơn.
Một số biện pháp phòng tránh viêm màng bồ đào cho trẻ
Nếu không may bị viêm màng bồ đào sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến thị lực của con bạn thế nên để bảo vệ cho con đôi mắt sáng chúng ta vẫn có thể thực hiện các biện pháp phòng tránh như sau:
- Cho con đeo kính khi tham gia các hoạt động ngoại khóa như đeo kính khi đi bơi, đeo kính khi tham gia trò chơi, tham gia giao thông, không cho các loại hóa chất và mỹ phẩm dính vào mắt con.
- Hạn chế tối đa sự tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp của mặt trời.
- Hạn chế xem nhiều giờ các thiết bị như điện thoại tivi, đọc chữ quá nhỏ.
- Cho con tập thể dục thể thao nhiều để tăng sức đề kháng, bổ sung các thực phẩm có lợi cho cơ thể và đặc biệt là mắt.
- Dành thời gian hàng tháng để đưa trẻ đi khám mắt định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị.
- Không dùng thuốc mắt cho trẻ khi chưa có sự đồng ý và hướng dẫn của bác sĩ.
Bài viết trên đã tổng hợp một số thông tin tổng quan về bệnh viêm màng bồ đào ở trẻ em, hi vọng bạn đọc có thể có những thông hữu ích trong việc phát hiện, điều trị cũng như phòng ngừa bệnh viêm màng bồ đào. Theo dõi chuyên mục Sức Khỏe của Top1dexuat.com mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích bạn nhé!