Vào hạ, khi mà thời tiết nắng nóng rất nhiều người dễ gặp phải tình trạng viêm da đầu có mủ. Vậy viêm da đầu có mủ là gì? Đâu là nguyên nhân gây nên bệnh viêm da đầu có mủ, những biểu hiện bệnh lý thường gặp, cách điều trị viêm da đầu có mủ như thế nào và bí quyết giúp phòng ngừa viêm da đầu có mủ.
Dưới đây, bạn cùng Top1dexuat.com tìm hiểu về viêm da đầu có mủ ở nội dung bên dưới để điều trị bệnh tốt nhất nhé.
Viêm da đầu có mủ là bệnh gì?
Viêm da đầu có mủ thường xuất hiện vào mùa hè. Khi đó, tuyến mồ hôi dưới da hoạt động mạnh, nhất là vùng da đầu tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập, trú ngụ và làm cho da đầu bị viêm. Nếu không kiểm soát được sẽ gây nên mụn.
Tùy vào tình trạng da đầu, mà những đám mụn này sẽ bắt đầu lan rộng và lớn dần, sau đó mưng mủ. Tuy bệnh viêm da đầu có mủ không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh làm cho người bị cảm thấy bức rức, khó chịu vì đau nhức và ngứa ngáy, gây mất thẩm mỹ. Và nếu không điều trị kịp thời làm chức năng của da bị suy giảm.
Các nguyên nhân gây nên bệnh viêm da đầu có mủ
Bệnh viêm da đầu có mủ nguyên nhân chính là do tình trạng da đầu tạo môi trường thuận lợi làm cho vi khuẩn có hại phát triển và tấn công gây nên. Những thói quen sinh hoạt làm cho vi khuẩn gây nên bệnh là gì?
Thứ nhất: Chăn gối không được thường xuyên giặt giũ, phơi nắng tạo điều kiện cho ổ vi khuẩn gây hại phát triển.
Thứ hai: Hạn chế dùng nước ấm để gội đầu, nhất là nhiều chị em có thói quen ngâm da đầu quá lâu trong nước ấm, cũng như gãi da đầu mạnh trong lúc gội. Vì như thế, vô tình làm cho da đầu dễ bị tổn thương do lớp biểu bì bị khô.
Thứ ba: Bạn dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài làm hệ thống miễn dịch suy giảm, và vi rút có hại có cơ hội tấn công.
Thứ tư: Hạn chế sử dụng mũ nilon trùm đầu làm gia tăng tuyến mồ hôi gây bí bách da đầu, chân tóc. Và lưu ý việc vệ sinh mũ bảo hiểm thường xuyên, đó cũng là nơi vi khuẩn trú ngụ.
Thứ năm: Những bạn hay có thói quen đưa tay lên nhổ tóc mà không chú ý đến việc vệ sinh tay sạch sẽ hay khâu tiệt trùng nhíp chuyên dụng nhổ tóc trước khi sử dụng.
Thứ sáu: Ngày nay việc trang điểm không còn xa lạ với nhiều chị em khi đi ra đường nữa nhưng khi về nhà nhất định không được quên bước tẩy trang hay vệ sinh da mặt thật kỹ nhé. Bởi nếu không sẽ làm lỗ chân lông không được thông thoáng, gây bí bách dưới da dẫn tình trạng viêm da dầu.
Thứ bảy: Thường xuyên cạo tóc sát da đầu gây thương tổn lớp biểu bì.
Đâu là biểu hiện thường gặp của bệnh viêm da đầu có mủ?
Triệu chứng đầu tiên của bệnh viêm da đầu có mủ là da đầu xuất hiện các nốt mụn nhỏ dưới chân tóc. Tùy vào điều kiện thuận lợi mà nó có thể mọc riêng lẻ từng nốt hoặc mọc từng đám nhỏ, lớn.
Nếu mới bị bạn biết và chú ý khâu vệ sinh thì bệnh có thể tự khỏi. Nhưng khi không phát hiện điều trị kịp thời, tạo môi trường thuận lợi chúng có cơ hội dần phát triển lớn hơn và lan rộng ra, rồi bắt đầu mưng mủ làm tình trạng bệnh thêm ngày một nặng hơn.
Bị bệnh da đầu có mủ sẽ làm tuyến mồ hôi vùng đầu hoạt động mạnh hơn, tóc càng bết dính. Xuất hiện cảm giác đau rát, nhưng lại ngứa ngáy, gây khó chịu.
Bên cạnh những biểu hiện trên, bệnh viêm da đầu có mủ còn có một số biểu hiện bệnh khác như: Trên các nốt mụn hình thành lớp vảy, các đám mụn mưng mủ có thể gây nên tình trạng viêm loét, trên vết loét cũng đóng vảy nâu, cũng có thể gây sốt thể nhưng nhẹ không đáng kể.
Một số biến chứng thường gặp khi bị viêm da đầu có mủ
Bệnh viêm da đầu có mủ không phải là bệnh nghiêm trọng gây nguy hiểm đến tính mạng. Phần lớn, những người bị bệnh này nếu phát hiện sớm và thăm khám kịp thời khi bệnh chỉ mới ở mức độ nhẹ thì bệnh nhân đều có thể tự điều trị hết tại nhà.
Bên cạnh đó, do sự chủ quan mà một số bệnh nhân không can thiệp, hay điều trị tích cực dễ dẫn đến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn như:
- Sau khi chữa hết bệnh nhưng vẫn lưu lại những vết sẹo theo năm tháng.
- Bệnh trở thành mãn tính, bị đi bị lại nhiều lần khiến da đầu chịu sự tổn thương lớn.
- Gây tình trạng tóc rụng kéo dài.
- Vùng da đầu có mụn mủ lâu ngày sẽ gây viêm và nhiễm khuẩn nặng làm cho những nốt mụn nhỏ trở thành mụn nhọt hay mụn bọc lớn hơn và chứa đầy mủ.
Cách điều trị hiệu quả bệnh viêm da đầu có mủ
Bệnh viêm da đầu có mủ còn tùy thuộc vào mức độ bệnh nhẹ hay nặng mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị khác nhau. Đối với những trường hợp người bệnh bị nhẹ, các bạn có thể tự điều trị hết tại nhà bằng một số phương pháp sau:
- Vùng da đầu bị viêm, sưng tấy bệnh nhân nên dùng túi nước ấm chườm để làm dễ chịu da bị tổn thương.
- Không vì khó chịu mà bạn cạo tóc làm vùng da dễ bị viêm nặng. Trong trường hợp cần thiết, bạn nên dùng kéo mua mới cắt thưa bớt tóc.
- Người bệnh dùng dầu gội chuyên trị gàu để gội sạch.
- Bạn ra quầy thuốc tây mua thuốc mỡ kháng sinh bôi lên các nốt mụn để giảm viêm tại chỗ. Và sử dụng liều dùng theo hướng dẫn.
Nếu trong trường hợp bị viêm da đầu có mủ nặng như chảy dịch mủ, gây lở loét hay bệnh nhân bị tái đi tái lại nhiều lần thì buộc bạn phải đến cơ sở khám chuyên khoa da liễu để thăm khám và kết hợp nhiều phương pháp để điều trị hiệu quả, chắc chắn sẽ mất thời gian lâu hơn. Bên dưới là một số cách điều trị hiệu quả bệnh viêm da đầu có mủ thể nặng:
- Sử dụng thuốc corticoid để chữa trị. Nhưng đặc biệt, người bệnh cần lưu ý liều dùng mà bác sĩ dặn để không bị những tác dụng phụ không mong muốn từ thuốc.
- Kê các loại kháng sinh dùng để bôi và uống, cũng như steroid, thuốc mỡ.
- Người bị bệnh viêm da đầu có mủ không tùy tiện trong việc sử dụng các loại sữa tắm, dầu gội mà cần dùng dầu gội chống vi khuẩn chuyên biệt mà bác sĩ kê toa để mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị.
- Bên cạnh đó, các bác sĩ có thể kết hợp giải pháp ánh sáng để diệt các vi khuẩn gây hại trên da đầu. Hay phẫu thuật dẫn lưu các nốt mụn sưng bọng mủ.
Bí quyết giúp phòng ngừa bệnh viêm da đầu có mủ
- Tắm gội, vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày. Và chú ý phải sử dụng nguồn nước sạch, đảm bảo đã qua xử lý.
- Giặt giũ chăn gối thường xuyên.
- Sau khi sử dụng các sản phẩm như keo xịt, gel tạo kiểu… phải gội xả sạch, tránh để qua đêm tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại.
- Túi nilon trùm tóc nên hạn chế sử dụng đến mức tối thiểu.
- Cần lưu ý khâu vệ sinh mũ bảo hiểm, mũ cần phải được giặt giũ, phơi khô.
- Không nên cạo tóc cận da đầu bằng dụng cụ cạo cũ kỹ, xỉn màu.
Qua bài viết, chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc nắm được những nguyên nhân cũng như các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm da đầu có mủ để tránh mắc phải. Và đặc biệt, những người đang là bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân bị bệnh viêm da đầu có mủ xác định được cách điều trị hiệu quả bệnh về da đầu này.
Nhưng hơn hết dù ở mức độ nặng hay nhẹ tùy vào hệ thống miễn dịch của cơ thể mà bệnh nhân cần đến cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa để được y bác sĩ thăm khám và có giải pháp hỗ trợ kịp thời. Chúc các bạn luôn có một da đầu khỏe mạnh.
Xem thêm: TOP 8 loại dầu gội đầu trị nấm Tốt Nhất – Luôn được tin dùng