Do đó không ít vấn đề đặt ra về cách phòng ngừa cũng như xử lý khi bị dị ứng hải sản, đặc biệt là câu hỏi “Dị ứng hải sản kiêng gì cho nhanh khỏi?”. Nếu cũng đang quan tâm về vấn đề này thì hãy cùng Top1dexuat.com tìm câu trả lời ở bài viết ngay bên dưới này nhé!
Hải sản trước đến nay luôn là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và mang lại khoái cảm đối với dân sành ăn. Tuy vậy, những ai bị dị ứng hải sản thì đây như một cơn ác mộng không hồi kết nếu vô tình nạp vào cơ thể, các triệu chứng liên quan không chỉ gây khó chịu mà đôi khi còn ảnh hưởng đến cả tính mạng người bệnh.
Dấu hiệu nhận biết dị ứng hải sản
Đối với những ai đã từng có tiền sử bị dị ứng hải sản thì hẳn việc phát hiện chứng bệnh này không có gì là khó. Tuy nhiên nếu là lần đầu tiên xuất hiện các triệu chứng liên quan đến dị ứng hải sản thì cần hết sức lưu ý xem xét để đoán đúng bệnh và chữa đúng cách.
Dị ứng hải sản là gì?
Dị ứng hải sản là sự xuất hiện các triệu chứng bất thường trên cơ thể sau khi sử dụng một số loại hải sản mà protein của nó bị hệ miễn dịch phản ứng quá mức khi tiếp nhận.
Dị ứng với hải sản thông thường sẽ xảy ra khi ăn trực tiếp thực phẩm. Tuy vậy cũng không hiếm trường hợp dù chỉ là hơi khói bốc ra từ hải sản thì cơ thể cũng đã có phản ứng.
Do vậy cũng tùy cơ địa mỗi người mà mức độ phản ứng nặng nhẹ là khác nhau. Các loại hải sản khiến cơ thể bị dị ứng cũng là không giống nhau, có thể là tất cả hoặc chỉ một vài loại hải sản mà thôi.
Các triệu chứng thường xuất hiện khi bị dị ứng với hải sản
Khi ăn hải sản, nếu cơ thể có biểu hiện gì đó khác lạ thì có thể suy nghĩ ngay đến khả năng bị dị ứng hải sản. Khi đó nên lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám hoặc sử dụng thuốc tại các tiệm thuốc uy tín nếu tình trạng không quá nặng.
Cùng điểm qua các triệu chứng thường xuyên xảy ra khi bị dị ứng hải sản dưới đây để dễ phân biệt khi gặp phải nhé:
- Da sưng tấy đỏ, nổi mề đay, chàm và phát ban kèm theo ngứa.
- Cổ họng, môi, mặt hoặc một số bộ phận khác bị sưng ngay sau khi ăn hải sản.
- Khó thở hoặc thở khò khè.
- Rối loạn hệ tiêu hóa, hiện tượng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy diễn ra nhiều lần trong ngày.
- Choáng váng mặt mày, đau đầu chóng mặt,…
Và còn rất nhiều các triệu chứng khác liên quan, trong đó biểu hiện thần kinh, ảnh hưởng hô hấp hay rối loạn hệ tiêu hóa như trên là những triệu cần nên lưu ý. Nặng hơn có thể gây sốc phản vệ – một trong những phản ứng nghiêm trọng nhất, do đó người bệnh cần được đưa đi viện kịp thời để tránh đe dọa đến tính mạng.
Mẹo xử lý dị ứng hải sản hay nhất
Tùy vào mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng mà cách xử lý dị ứng hải sản cũng rất đa dạng. Nếu nhẹ thì chỉ cần sử dụng các thực phẩm thông thường để thanh lọc cơ thể và cung cấp thêm các khoáng chất, dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể chống lại dị ứng là đã đủ.
Tuy nhiên nếu nặng hơn thì việc sử dụng thuốc là không thể thiếu. Trong đó thuốc kháng histamine, thuốc chống xung huyết, các loại thuốc bôi, thoa để làm dịu vết thương là được sử dụng nhiều trong quá trình điều trị dị ứng hải sản.
Sử dụng thuốc kháng histamine
Thuốc kháng histamine là tên gọi của một số loại thuốc dùng trong điều trị dị ứng – dị ứng hải sản với tác dụng xử lý trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh để chữa trị.
Trên cơ chế khắc phục phản ứng quá mức của hệ miễn dịch đối với các protein có trong hải sản, thuốc kháng histamine đã giúp làm giảm nhanh các triệu chứng liên quan như mẩn ngứa, mề đay, viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi,… và một số hỗ trợ cả tình trạng sốc phản vệ.
Do đó có thể nói đây là một trong top đầu các loại thuốc chữa dị ứng hải sản nhiều công dụng và hiệu quả nhất hiện nay.
Một số loại thuốc kháng histamine trị dị ứng hải sản bạn đọc có thể tham khảo: thuốc chữa dị ứng hải sản Loratadin – 10mg dược chất Loratadine, thuốc Clorpheniramin dạng viên nén với 4mg hoạt chất Clorpheniramin, Thuốc trị dị ứng hải sản Cetirizin – viên nén chứa 10mg Cetirizine HCl,…
Sử dụng thuốc chống xung huyết
Dị ứng hải sản bao gồm khá nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó viêm mũi dị ứng là biểu hiện luôn gây khó chịu, bất tiện cho người bệnh. Do đó khi gặp triệu chứng này người bệnh sẽ được khuyên dùng các loại thuốc chống xung huyết như Phenylephrine, thuốc Pseudoephedrine,…
Với cơ chế tác động thần kinh giao cảm, các loại thuốc chống xông huyết có tác dụng rất lớn trong việc xử lý dị ứng hải sản, giúp giảm các triệu chứng như chảy nước mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, ngứa mũi,… nhanh chóng, từ đó cải thiện hô hấp, mang đến cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
Sử dụng thuốc bôi ngoài da
Thay vì kê đơn thuốc chữa dị ứng hải sản theo dạng uống hay chỉ định tiêm thì rất nhiều bác sĩ khuyến cáo sử dụng thuốc bôi ngoài da để làm dịu các tổn thương da và đẩy nhanh quá trình hồi phục của da sau dị ứng.
Tác dụng của thuốc bôi ngoài da
Nếu sử dụng các loại thuốc dạng viên uống hoặc siro, thuốc tiêm có tác dụng làm giảm các triệu chứng hiệu quả thì các dạng thuốc bôi ngoài da còn có thêm tác dụng làm lành các tổn thương da một cách nhanh chóng.
Chính vì nhiều công dụng tích hợp nên các loại thuốc bôi ngoài da như Phenergan cream, Kem làm dịu da chứa vitamin B5, Thuốc corticoid dạng bôi,… là giải đáp hữu hiệu nhất cho câu hỏi dị ứng hải sản bị ngứa phải làm sao mà nhiều người đang thắc mắc.
Lưu ý khi dùng thuốc bôi ngoài da làm thuốc trị dị ứng hải sản
Khi điều trị dị ứng có sử dụng các loại thuốc dạng bôi cần lưu ý sử dụng đúng cách để đảm bảo hiệu quả mà không gây tổn thương da. Cụ thể:
- Vệ sinh tay bằng xà phòng kháng khuẩn, sau đó lau khô.
- Tiếp đến vệ sinh thật sạch bằng nước muối sinh lý ở vùng da bị tổn thương.
- Lưu ý dợi da khô hoàn toàn rồi mới bôi thuốc (bôi một lượng vừa đủ).
- Tránh để để quần áo chà xát vào vùng da vừa thoa thuốc.
- Tránh tuyệt đối để thuốc dính vào mắt, mũi, miệng.
Dị ứng hải sản kiêng gì cho mau khỏi?
Dị ứng hải sản kiêng gì? Có khá nhiều cách chữa trị hoặc xử lý khi dị ứng với hải sản. Tuy nhiên một số trường hợp dù đã sử dụng thuốc chữa dị ứng hải khi xuất hiện các triệu chứng liên quan nhưng mãi mà vẫn không khỏi, lúc này không hẳn là thuốc không có tác dụng mà vì một số thói quen ăn uống, kiêng cữ khi bị dị ứng chưa được khắc phục triệt để.
Do đó trả lời cho câu hỏi khi bị dị ứng hải sản phải làm sao thì ngoài việc dùng đúng thuốc cũng cần am hiểu và xác định được những điều mà người bị dị ứng hải sản cần kiêng cữ để nhanh chóng cải thiện tình trạng sức khỏe của mình nhé.
Kiêng gì để không bị dị ứng hải sản
Người đã biết mình bị dị ứng với hải sản thì việc kiêng gì để không bị dị ứng cũng không hẳn là quá khó.
Tùy vào loại hải sản mà cơ thể có phản ứng bất thường mà có thể đặt ra thực đơn ăn uống phù hợp, tránh xa các loại hải sản đã từng gây dị ứng trước đó và các loại có khả năng gây dị ứng.
Hạn chế việc dung nạp các loại hải sản vào cơ thể
Chẳng có cách nào tốt hơn việc hạn chế các hậu quả bằng việc phòng ngừa, nếu tránh được nguyên nhân gây bệnh thì sẽ không cần lo về việc khắc phục nữa. Do đó cách tốt nhất là hạn chế việc nạp vào cơ thể các loại hải sản có khả năng gây dị ứng.
Nếu trường hợp dù là loại hải sản nào cũng khiến cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường thì cách tốt nhất là không nên ăn hải sản và các món ăn liên quan hải sản.
Còn nếu bạn biết chắc mình đang bị dị ứng với một loại hải sản nào đó thì các món ăn có chứa loại hải sản này bạn không nên đụng tới. Đôi khi có thể chỉ là hít phải khói bốc lên cũng đã xảy ra các phản ứng trong cơ thể.
Tuy nhiên, hải sản khá đa dạng, do đó không ai biết chắc mình dị ứng với bao nhiêu loại hải sản và thực tế cho thấy các trường hợp bị dị ứng với một loại hải sản này thì phần lớn cũng có nguy cơ dị ứng với các loại hải sản khác. Bởi vậy nếu có thể thì tập thói quen xem xét cẩn trọng các món ăn có chứa hải sản và cách phân biệt tốt các loại hải sản đã qua chế biến là hoàn toàn cần thiết.
Dị ứng hải sản kiêng gì – Hạn chế dùng bữa với các món hỗn hợp
Các món hỗn hợp luôn là nguy cơ tiềm ẩn gây nên dị ứng, chẳng hạn như gỏi, lẩu, nộm, súp,… thường luôn có sự góp mặt của các loại hải sản. Khi ăn nếu không hỏi chính xác về thành phần thì chúng ta rất có thể biết rõ về những loại hải sản có trong đó.
Do đó đặc biệt với những ai chỉ dị ứng với một loại hải sản nào đó thì nên xác nhận chắc chắn sự có mặt của chúng trong món ăn hay không để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe chính mình.
Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đạm
Các sản phẩm chứa nhiều đạm mặc dù có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, tuy nhiên đây cũng là một trong những tác nhân gây dị ứng trên diện rộng. Các sản phẩm này không nhất thiết phải là hải sản, có thể là nấm, thức ăn lên men, trứng, sữa,…
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người bị dị ứng với hải sản thì khả năng dị ứng với các loại thực phẩm nêu trên là khá lớn. Do đó cần chắc rằng tình trạng của mình thuộc trường hợp nào để quyết định việc sử dụng đúng.
Kiêng gì cho mau khỏi khi bị dị ứng hải sản
Trong quá trình điều trị dị ứng, người bệnh cần nắm rõ các việc không nên làm để rút ngắn thời gian điều trị, khắc phục nhanh nhất các biểu hiện xấu của cơ thể.
Nói không với sử dụng rượu bia
Rượu bia trước nay là loại đồ uống không được khuyến khích dù trong trường hợp nào, thói quen sử dụng rượu bia luôn gây hại cho cơ thể.
Đối với người đang bị dị ứng thì việc sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác là cực kỳ nguy hiểm, nó có thể gây rối loạn hệ tuần hoàn, tiêu hóa, làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng của dị ứng.
Hạn chế thực phẩm nóng, chua, cay
Người dị ứng hải sản cần biết và tránh xa các thực phẩm nóng chua cay để tránh làm nặng hơn các triệu chứng dị ứng. Các thức ăn chứa nhiều tiêu, chanh, ớt, đặc biệt là thức ăn nhanh rất có hại cho hệ tiêu hóa ngay cả với tình trạng sức khỏe ổn định, nên đối với người bị dị ứng hải sản thì các thực phẩm này càng có hại hơn.
Việc kiêng cữ đúng sẽ góp phần hạn chế áp lực cho niêm mạc tiêu hóa, từ đó tạo điều kiện giúp mau chóng chữa lành các tổn thương do dị ứng với hải sản gây nên.
Tránh để cơ thể thiếu nước
Nếu cơ thể thiếu nước bạn sẽ không đếm xuể những hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra, đối với người bị dị ứng thì việc luôn cung cấp nước cho cơ thể lại càng quan trọng. Bởi lẽ nếu thiếu nước khả năng các triệu chứng trở nặng là rất cao, hơn nữa còn cản trở sự hồi phục của cơ thể sau tổn thương.
Lượng nước trung bình cho 1 người trưởng thành là từ 2 – 2.5 lít mỗi ngày. Thay vì uống nhiều 1 lúc thì người bệnh có thể chia nhỏ thành nhiều lần uống kể cả là cơ thể chưa thấy khát.
Kiêng chà xát, tác động mạnh lên vùng cơ thể đang tổn thương
Hầu hết các triệu chứng đều khiến người bệnh khó chịu, đặc biệt là mày đay, mẩn đỏ. Chúng liên tục gây ngứa, nóng rát rất bức bối trong người. Tuy nhiên nếu không kiềm chế mà cào gãi, chà xát thì chỉ làm cho vùng da bị tổn thương trở nặng mà thôi.
Hơn nữa việc chà xát này chỉ giải tỏa tức thời cơn ngứa chứ hoàn toàn không giúp cho tình hình tốt lên. Đồng thời có thể gây trầy xước, chảy máu,… gia tăng nguy cơ bội nhiễm.
Chính vì vậy việc hạn chế gãi ngứa, cào gãi, ma sát lên da luôn được chuyên gia khuyên dặn rất phổ biến đối với hầu hết người bị dị ứng hải sản.
Dị ứng hải sản kiêng gì – Hạn chế tiếp xúc với dị nguyên
Dị nguyên chính là những chất mà nếu bạn tiếp xúc sẽ làm tăng tình trạng bệnh của cơ thể, chẳng hạn như thuốc lá, hóa mỹ phẩm, phấn hoa hoặc kể cả lông chó, lông mèo,…
Nếu vô tình cơ thể phải tiếp xúc những dị nguyên này thì các triệu chứng có thể kéo dài, đôi khi là trở nặng vì đa phần trong khi dị ứng, cơ thể rất nhạy cảm với các chất kích thích, các chất chứa hóa chất, các yếu tố có khả năng dị ứng cao,…
Ngoài ra, để hạn chế nhất tình trạng dị ứng có thể xảy ra thì bạn nên tìm hiểu kỹ về tình trạng cơ thể mình. Nếu đã biết rõ cơ thể dị ứng với loại hải sản nào, trong trường hợp bắt buộc phải dùng đến hải sản thì bạn nên sử dụng trước các loại thuốc chống dị ứng hải sản trước khi dùng bữa để tránh gây tổn thương cho cơ thể.
Bài viết trên đây là những lưu ý cơ bản giúp người đọc nói chung và những ai bị dị ứng hải sản nói riêng có thể phòng ngừa và xử lý tốt khi không biết bị dị ứng hải sản phải làm sao. Qua đó, hy vọng mỗi cá nhân chúng ta đều nắm được dị ứng hải sản kiêng gì và luôn không ngừng cập nhật những kiến thức mới về sức khỏe để có thể bảo vệ cho chính mình và người thân được tốt nhất.
Xem thêm: TOP 5 thuốc trị dị ứng hải sản hiệu quả bạn cần biết