Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những bệnh lý liên quan đến dạ dày thuộc hệ thống tiêu hoá của cơ thể. Đây là bệnh lý thường xảy ra với mọi lứa tuổi đặc biệt trẻ em thường gặp phải tình trạng này khiến bố mẹ lo lắng. Tình trạng trào ngược dạ dày kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vậy làm thế nào để chữa trị và cùng Top1dexuat.com tìm hiểu về thuốc điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em.
Tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ em
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh đến người trưởng thành. Đây là bệnh lý xảy ra ở dạ dày, thức ăn nằm ở dạ dày không thể tiêu hoá. Do đó, axit dịch vị được sản sinh và đi ngược lại thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản gây nên cảm giác khó chịu, bệnh kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Trào ngược dạ dày ở trẻ có thể do yếu tố sinh lý, một số trường hợp do bệnh lý. Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ thường gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi tuy không nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nếu không được điều trị và để tình trạng bệnh kéo dài.
Triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em thường gặp
Với trẻ nhỏ, tình trạng trào ngược dạ dày được biểu hiện qua một số triệu chứng như:
- Trẻ nôn trớ, ọc sữa từ miệng hoặc thậm chí từ mũi gây khó chịu, quấy khóc.
- Trẻ gặp tình trạng biếng ăn, chậm tăng cân suy dinh dưỡng, khó chịu hay quấy khóc đặc biệt về đêm.
- Với trẻ lớn hơn hay gặp tình trạng ợ nóng, ợ chua, đau phần xương ức.
- Hay khò khè, ho nhiều. Một số trường hợp nặng khiến trẻ viêm phổi, khó thở, tím tái hoặc thậm chí một số nguy hiểm là trẻ ngừng thở. Do đó, ba mẹ cần chú ý đến những những biểu hiện bất thường để tránh gây nguy hiểm đến trẻ.
Phân loại và cách nhận biết trào ngược dạ dày ở trẻ em
Để có thể phân biệt tình trạng bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ là bệnh lý hay sinh lý, ba mẹ có thể dựa vào một số thông tin như sau:
Trào ngược dạ dày sinh lý ở trẻ em
Thường xuất hiện ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, triệu chứng thường gặp nhất là trẻ trớ sữa nhiều trong ngày, tuy nhiên tình trạng này không ảnh hưởng đến quá trình lên cân của trẻ.
Tư thế cho bé bú cũng vô cùng quan trọng, bú sai tư thế dễ khiến sữa bị đẩy ngược từ dạ dày lên miệng. Ngoài ra, nguyên nhân khác là do hệ tiêu hoá của trẻ nhỏ chưa ổn định, hoạt động của cơ thắt thực quản dưới chưa đều. Tình trạng này sẽ thuyên giảm đến khi trẻ 1 tuổi.
Trào ngược dạ dày bệnh lý ở trẻ em
Nếu trẻ có dấu hiệu của tình trạng trào ngược dạ dày kéo dài gây nên những biến chứng khác khi trẻ lên một tuổi như: nôn trớ thường xuyên, khàn giọng, thở khò khè, dễ cáu, quấy khóc thường xuyên, viêm phổi tái phát, biếng ăn dẫn đến khó tăng cân, suy dinh dưỡng cần lưu ý vì đây là triệu chứng trào ngược dạ dày bệnh lý ở trẻ.
Bệnh lý trào ngược dạ dày xảy ra ở trẻ có nhiều nguyên nhân, một số nguyên nhân thường gặp do trẻ mắc dị tật bẩm sinh thoát vị cơ hoành, hệ thống cơ thắt thực quản hoạt động kém, trẻ bại não, trẻ mắc bệnh nhiễm trùng toàn thân, hở van tâm vị bẩm sinh…
Nếu trẻ có những dấu hiệu trên ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được thăm khám và có hướng điều trị kịp thời từ bác sĩ để tránh dẫn đến những biến chứng nặng khó chữa trị.
Trào ngược dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không?
Trào ngược dạ dày là một bệnh lý xảy ra ở mọi lứa tuổi, điều trị khó dứt điểm, hay tái phát. Nếu để tình trạng kéo dài có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm đặc biệt với trẻ em cụ thể như:
- Những biến chứng về hệ thống tiêu hoá: những axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản sẽ gây nên tình trạng viêm thực quản ở trẻ với nhiều mức độ khác nhau. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình ăn uống và phát triển của trẻ. Nghiêm trọng hơn trẻ có thể mắc bệnh barrett thực quản- đây là tình trạng viêm thực quản, hẹp thực quản khiến thức ăn khó lưu thông xuống dạ dày. Biến chứng này xảy ra ở mọi lứa tuổi thậm chí cả người trưởng thành.
- Những biến chứng về đường hô hấp: trẻ ho kéo dài, thở khò khè và không thuyên giảm. Axit từ dạ dày trào ngược khiến thực quản tổn thương nghiêm trọng dẫn đến tình trạng khò khè lúc ngủ, khàn giọng. Nặng hơn có thể dẫn đến bệnh hen suyễn ở trẻ.
- Những biến chứng về tai mũi họng, răng miệng: trào ngược dạ dày kéo dài có thể dẫn đến mòn men răng, viêm tai, suy dinh dưỡng chậm phát triển…
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em
Tình trạng trào ngược dạ dày xảy ra ở trẻ thông thường do hệ thống tiêu hoá và dạ dày của trẻ chưa có sự phát triển ổn định, chưa được hoàn thiện. Ngoài ra, ở trẻ dạ dày nằm gần lồng ngực hơn so với trẻ phát triển và người trưởng thành.
Ngoài ra, quá trình hoạt động đóng mở của cơ thắt thực quản dưới chưa được linh hoạt, vẫn còn yếu nên thức ăn dễ dàng bị trào ngược lại vào thực quản. Hơn nữa, trẻ em thường sử dụng thực phẩm ở dạng lỏng như sữa hoặc cháo nên dễ dàng lọt qua khe hở nhỏ của cơ vòng.
Lưu ý: trẻ em sử dụng sữa ngoài thay cho sữa mẹ sẽ thường gặp tình trạng trào ngược dạ dày hơn. Do sữa ngoài không thể tiêu hóa nhanh bằng sữa mẹ, nên sữa còn nằm trong dạ dày của trẻ lâu hơn.
Tư thế bú của trẻ cũng là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày. Nếu bé bú với tư thế nằm ngang sẽ dễ khiến sữa trào ngược trở lại miệng. Cần kê đầu cao hơn so với dạ dày để ngăn tình trạng trớ sữa ở trẻ.
Ngoài ra, những nguyên nhân khác do trẻ mắc một số bệnh bẩm sinh như thoát vị cơ hoành, sa dạ dày nặng khiến cơ thắt thực quản hoạt động yếu nên thức ăn dễ dàng trào ngược lại vào thực quản, vòm họng. Một số trường hợp trẻ mắc bệnh bại não, hở van tim, nhiễm trùng toàn thân cũng có thể mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Xử lý thế nào khi trẻ bị trào ngược dạ dày?
Cách xử lý khi trẻ bị trào ngược dạ dày còn tùy thuộc vào tình trạng nghiêm trọng và độ tuổi của trẻ:
- Với trẻ lớn hơn nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Điều này sẽ giúp dạ dày chứa lượng thức ăn vừa phải và thích nghi dần với lượng thức ăn ở mỗi bữa.
- Với trẻ dưới 6 tháng còn bú sữa hãy đảm bảo núm vú được đầy sữa. Điều này sẽ hạn chế tình trạng hút không khí vào phổi.
- Có thể sử dụng thêm ngũ cốc hoà vào sữa để sữa đặc hơn ngăn chặn tình trạng axit dạ dày chảy ngược lên thực quản.
- Nên để đầu trẻ cao hơn 30 độ trong lúc bú để hạn chế trào ngược lên thực quản. Sau khi trẻ bú xong nên bế trẻ theo tư thế thẳng đứng để sữa được xuống dạ dày nhanh hơn. Vỗ nhẹ lưng cho tới khi trẻ ợ hơi giúp giảm trào ngược dạ dày ở trẻ.
Các loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em
Trào ngược dạ dày khiến trẻ nôn trớ, biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm phát triển khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Nỗi băn khoăn để tìm thuốc điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em an toàn hiệu quả là nỗi niềm chung của nhiều gia đình. Sau đây là các loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em các mẹ có thể tham khảo cho con:
Thuốc điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em bằng thảo dược Dataki
Để có thể nói đến sản phẩm điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em an toàn không thể thiếu sản phẩm thảo dược Dataki thuộc công ty dược Vesta. Được làm hoàn toàn từ thảo dược Mẫu Lệ, Nghệ, Hoắc Hương, Mộc Hương, Bạch Truật… được kiểm chứng lành tính và an toàn sử dụng cho trẻ nhỏ.
Dataki hỗ trợ kiểm soát nồng độ axit trong dạ dày nhờ đó ngăn chặn tình trạng trào ngược dạ dày vô cùng hiệu quả. Thuốc sử dụng được cho người lớn và trẻ nhỏ. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng để có thể biết thành phần dị ứng có trong thuốc.
Thuốc điều trị trào ngược dạ dày cho trẻ Nexium
Nhờ vào cơ chế hoạt động ức chế khả năng bơm proton mà lượng axit do dạ dày tiết ra được kiểm soát chặt chẽ. Ngoài ngăn chặn tình trạng trào ngược dạ dày Nexium còn hỗ trợ chữa lành những vết thương do vi khuẩn Hp gây ra.
Không sử dụng quá 12mg cho trẻ dưới 12 tuổi. Thuốc có khả năng gây tác dụng phụ như chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh, tiêu chảy… phụ huynh cân nhắc điều này.
Lansoprazole thuốc điều trị trào ngược dạ dày cho trẻ em
Cũng nhờ vào khả năng ức chế hoạt động bơm proton mà Lansoprazole có thể điều trị trào ngược dạ dày. Đồng thời hỗ trợ những vấn đề tiêu hoá khác do mất sự cân bằng axit trong dạ dày.
Gaviscon – thuốc điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em hiệu quả
Gaviscon là sản phẩm đình đám được hãng Reckitt Benckiser của Anh đã nghiên cứu và sáng chế điều trị trào ngược dạ dày cho trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi trở lên. Thuốc hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị trào ngược dạ dày, viêm thực quản, nôn trớ, ợ chua…
Thuốc chống chỉ định với những trẻ dị ứng với các thành phần của thuốc. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc là ngứa da, nổi mẩn đỏ, khó thở do sự co thắt phế quản.
Gastropulgite thuốc chống trào ngược dạ dày cho bé được yêu thích
Sản phẩm hỗ trợ chống trào ngược dạ dày được điều chế dưới dạng bột giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày. Gastropulgite hỗ trợ ngăn chặn các cơn ợ chua, nôn trớ của trẻ.
Gastropulgite còn có khả năng cầm máu trong trường hợp viêm loét dạ dày thực quản. Ngoài ra sản phẩm còn điều tiết dịch nhầy ở niêm mạc rất tốt cho trẻ khi sử dụng kháng sinh quá nhiều.
Thuốc trị trào ngược dạ dày cho bé Phosphalugel
Phosphalugel là sản phẩm thuốc điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em sơ sinh hiếm trên thế giới. Với thành phần chính là keo Aluminium phosphate rất hiệu quả trong quá trình kiềm chế tiết dịch vị do đó trẻ sơ sinh sử dụng sẽ giảm tình trạng nôn trớ, ợ chua.
Sản phẩm được gọi với tên quen thuộc thuốc dạ dày chữ P được điều chế dưới dạng keo trắng đục thơm nhẹ. Sản phẩm có thể gây tình trạng táo bón, tắc ruột bố mẹ cần lưu ý.
Trên đây là những sản phẩm thuốc điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em ba mẹ có thể tham khảo để có thêm kiến thức chăm sóc trẻ nhỏ. Không nên tùy tiện sử dụng cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để có thể sử dụng tốt nhất.
Xem thêm: Trào ngược dạ dày ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị