Bệnh viêm loét giác mạc ở trẻ em cũng vô cùng nguy hiểm không kém gì so với ở người lớn. Thế nhưng một số phụ huynh lại thường khá lơ là với con trẻ, dẫn đến tình trạng ngày càng trở nên tồi tệ và có thể khiến cho người bệnh giảm thị lực nghiêm trọng, thậm chí là mù vĩnh viễn. Trong bài viết này, Top1dexuat.com sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Bệnh viêm loét giác mạc ở trẻ em là gì?
Không khác gì so với người lớn, bệnh viêm giác mạc ở trẻ em hay còn được gọi là bệnh viêm loét giác mạc ở trẻ em là một dạng chấn thương, viêm nhiễm giác mạc khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, thị lực giảm sút nghiêm trọng và có khả năng cao không nhìn thấy gì.
Nguyên nhân gây nên bệnh viêm loét giác mạc ở trẻ em
Có rất nhiều những nguyên nhân khiến cho bệnh viêm giác mạc ở trẻ em được hình thành. Để kịp thời ngăn chặn bệnh viêm loét giác mạc ở trẻ em xuất hiện, phụ huynh cần tìm hiểu và nắm rõ tất cả những nguyên nhân gây ra căn bệnh này và chú ý hơn đến con trẻ.
Bệnh viêm loét giác mạc ở trẻ em do vi khuẩn gây hại
Đối nguyên nhân viêm giác mạc do vi khuẩn gây hại gây ra, người bệnh trước đó chắc chắn đã gặp phải tổn thương mắt ở mức độ cả nhẹ và nặng nhưng không được xử lý kịp thời đúng cách. Chính vì lý do đó khiến cho vi khuẩn có thể tấn công giác mạc người bệnh và gây ra viêm nhiễm một cách nhanh chóng.
Bệnh viêm loét giác mạc ở trẻ em bắt nguồn từ nấm
Khi cho trẻ em sống ở những khu vực thời tiết ẩm mốc quá lâu ngày nhưng không thường xuyên vệ sinh, chăm sóc mắt sẽ vô tình khiến cho nấm hại có môi trường sinh sổi nảy nở một cách nhanh chóng và gây hại trực tiếp đến giác mạc của trẻ.
Đối với trẻ em mắc phải bệnh viêm loét giác mạc do nấm gây ra, việc điều trị sẽ rất khó khăn vì nấm gây hại thường là nấm men và nấm sợi, đây là hai dạng nấm rất khó để tiêu diệt triệt để.
Virus Herpes gây ra bệnh viêm giác mạc ở trẻ em
Với cả người lớn và trẻ em khi mắc phải bệnh lý liên quan đến giác mạc, sự xuất hiện của virus Herpes rất thường xuyên được tìm thấy.
Đối với người lớn, virus Herpes thường được tìm thấy trong chất tiết dịch của họ. Còn với trẻ em, loại virus này thường bộc phát bởi sự căng thẳng của cơ thể mà sản sinh ra theo dạng bọng nước ở dưới mắt.
Chấn thương nghiêm trọng dẫn đến bệnh viêm loét giác mạc ở trẻ em
Vốn chỉ là một lớp màng mỏng bọc bên ngoài nhãn cầu mắt, giác mạc rất dễ bị tổn thương cho dù chỉ là một chấn thương nhẹ liên quan đến vùng mắt. Thường thì tất cả những chấn thương chạm đến vùng mắt đều gây ra bệnh viêm loét giác mạc ở trẻ em và cả người lớn.
Dùng kính áp tròng không đúng cách
Việc sử dụng kính áp tròng không đúng cách, không vệ sinh kỹ lưỡng sẽ khiến mắt rất dễ mắc phải bệnh viêm loét giác mạc, thậm chí là thủng giác mạc vì có kính có khả năng dính dị vật trên đó.
Nhiễm trùng
Vì còn nhỏ chưa nhận thức được nhiều, trẻ em sau khi chơi đùa thường dùng tay bẩn dụi thẳng vào mắt khi cảm thấy ngứa. Việc này tưởng chừng rất bình thường nhưng lại là một nguyên nhân khá phổ biến đối với căn bệnh viêm giác mạc ở trẻ em.
Khi đưa tay chứa cát, bụi bẩn hoặc chứa những dị vật nhỏ lên dụi mắt, nó cũng đồng nghĩa việc giác mạc vừa bị tổn thương bởi hành động chà sát với vật cứng bên ngoài, vừa khiến nó bị nhiễm trùng bởi cát, bụi bẩn cũng những dị vật đều chứa những vi khuẩn gây hại trực tiếp đến mắt.
Độ tuổi nào ở trẻ em thường mắc bệnh viêm loét giác mạc?
Ở bất kì độ tuổi nào từ nhỏ đến lớn, bệnh viêm giác mạc ở trẻ em đều có thể được hình thành. Thế nhưng với việc sử dụng kính áp tròng được phổ biến rộng rãi như thời nay, thanh thiếu niên là độ tuổi thường mắc phải căn bệnh viêm loét giác mạc này.
Với việc sử dụng kính áp tròng, luôn vệ sinh tay thật kỹ trước khi đeo để tránh cát hoặc bụi bẩn rơi vào kính mà không biết.
Tuyệt đối không đeo kính áp tròng khi ngủ hoặc lúc đi bơi. Hãy đặt nó vào thuốc ngâm chuyên dụng để kính không bị khô và đồng thời cũng giữ vệ sinh được tốt hơn.
Triệu chứng thường thấy của bệnh viêm loét giác mạc ở trẻ em
- Cảm thấy đau, ngứa và đỏ mắt
- Khó chịu với ánh nắng mặt trời hoặc với những nguồn sáng từ bóng điện
- Tuyến nước mắt chảy liên tục
- Giảm thiểu thị lực
- Cảm giác như có dị vật trong mắt nhưng lại không nhìn thấy
Phương pháp điều trị tốt nhất đối với bệnh viêm loét giác mạc ở trẻ em
Tuỳ thuộc vào thể trạng cân nặng, độ tuổi cũng như tình trạng bệnh nặng hay nhẹ của trẻ em, bác sĩ trực tiếp thăm khám sẽ có liệu trình điều trị hợp lý nhất cho bé để cải thiện nhanh chóng tình trạng viêm nhiễm ở giác mạc con trẻ.
Việc của phụ huynh cần làm trước tiên chính là nắm rõ những nguyên nhân, triệu chứng gây ra bệnh viêm loét giác mạc ở trẻ em và kịp thời đưa con trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị ngay cho bé.
Thường xuyên sử dụng kính mát trong quá trình điều trị
Khi giác mạc tổn thương dẫn đến viêm loét, ngoài sử dụng thuốc theo đúng liệu trình chỉ dẫn của bác sĩ, phụ huynh nên cho trẻ em thường xuyên sử dụng kính mát mỗi khi ra đường hoặc khi nhà sử dụng đèn quá sáng.
Việc sử dụng kính mát thường xuyên không những giúp giác mạc hạn chế tổn thương trong quá trình điều trị mà còn cản bớt những dị vật bên ngoài môi trường tác động đến giác mạc.
Loại bỏ kính áp tròng
Trong quá trình điều trị bệnh viêm giác mạc ở trẻ em hay cả với người lớn, người bệnh cần loại bỏ hoàn toàn kính áp tròng để tránh tổn thương đến giác mạc khi đang được chữa trị.
Rửa tay vệ sinh sạch sẽ thường xuyên
Để bảo vệ giác mạc một cách tốt nhất trong quá trình điều trị, việc rửa tay vệ sinh sạch sẽ thường xuyên cho con trẻ chính là phương pháp cần thực hiện đầu tiên.
Vì chưa hoàn toàn nhận thức được hành động của bản thân, thế nên việc vệ sinh tay con trẻ thường xuyên sẽ ngăn ngừa hoàn toàn cát và bụi bẩn, thậm chí là dị vật cọ xát vào mắt trong quá trình điều trị.
Sử dụng đúng và đủ liều lượng chỉ định của bác sĩ trực tiếp thăm khám
Không chỉ với người lớn, bệnh viêm loét giác mạc ở trẻ em hay bất kì căn bệnh nào khác cũng cần tuân theo tuyệt đối chỉ định của bác sĩ trực tiếp thăm khám.
Sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt do bác sĩ chỉ định hoặc cung cấp để có thể tiêu diệt hoàn toàn nấm và vi khuẩn gây hại.
Tuyệt đối không tự chữa trị, mua thuốc nhỏ mắt về sử dụng vì những thành phần của nó không giúp ích gì mà còn có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm.
Hy vọng với bài viết này, phụ huynh có thể nắm rõ được những nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh viêm loét giác mạc ở trẻ em mà kịp thời đưa các bé đến những cơ sở y tế uy tín và gần nhất để thăm khám và điều trị. Tránh kéo dài quá lâu sẽ khiến cho tình trạng bệnh cũng như sức khỏe của con trẻ bị ảnh hưởng, khiến thị lực giảm thiểu hoặc thậm chí là mù vĩnh viễn.
Có thể bạn quan tâm: Viêm loét giác mạc: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa