Giác mạc hay còn thường được gọi với tên tròng đen, là một lớp màng mỏng trong suốt không có mạch máu bên ngoài cùng của mắt. Với chức năng chính là bảo vệ nhãn cầu, thế nên việc giác mạc bị tổn thương gây ra viêm loét giác mạc là một vấn đề hết sức quan trọng cần được chữa trị kịp thời và nhanh chóng.
Ngoài những tác nhân ngoài môi trường, giác mạc còn có thể bị ảnh hưởng bởi những tác nhân khác khiến cho triệu chứng viêm loét giác mạc cũng không hoàn toàn giống nhau. Hãy cùng Top1dexuat.com tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!
Bệnh viêm loét giác mạc có gây nguy hiểm hay không?
Như được nói trên phần giới thiệu, giác mạc là một phần bảo vệ nhãn cầu nhưng lại khá mỏng và dễ bị tổn thương. Chính lớp bảo vệ ấy không còn tác dụng nữa thì mắt chúng ta sẽ chịu hoàn toàn những tác động từ môi trường, vi khuẩn và nấm mốc gây hại.
Thế nên để trả lời câu hỏi trên, câu trả lời chắc chắn là có và rất nguy hiểm đối với thị lực của người bệnh nếu như không điều trị bệnh viêm loét giác mạc đúng cách trong thời gian sớm nhất.
Nguyên nhân viêm loét giác mạc được hình thành
Nguồn nước
Việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm để rửa mặt lâu ngày có thể là nguyên nhân viêm loét giác mạc được hình thành.
Ở đây, ngoài những vi khuẩn, nấm mốc độc hại còn có thể chứa cả ký sinh trùng Acanthamoeba, một loại ký sinh sống trong nguồn nước ô nhiễm và cũng là tác nhân gây hại rất nhiều và đặc biệt nghiêm trọng đối với mắt con người.
Tác nhân môi trường
Ngoài việc viêm loét giác mạc hình thành do ký sinh trùng và nấm mốc, bệnh Viêm loét giác mạc cũng có thể được hình thành do cát bụi, vật thể lạ ngoài môi trường vô tình rơi vào mắt và khiến cho giác mạc bị tổn thương ngay lúc đó.
Viêm loét giác mạc do nấm
Nghiên cứu gần đây cho thấy, Viêm loét giác mạc do nấm thường được tìm thấy ở những bệnh nhân sinh sống tại vùng có khí hậu nóng ẩm, tạo cơ hội sinh sôi của những loại nấm mốc gây hại trực tiếp đến giác mạc.
Người mắc phải viêm loét giác mạc do nấm rất khó để chẩn đoán lâm sàng và điều trị.
Lông mi quá dài và cong vào trong
Lông mi quá dài và có chiều hướng mọc ngược vào trong cũng là một trong những nguyên nhân khiến giác mạc bị viêm loét.
Vì có kích thước khá mỏng manh, thế nên chỉ cần một sợi lông mi cong vào trong cũng có thể khiến cho giác mạc bị đâm thủng và gây ra viêm loét nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời.
Kính áp tròng
Ở thời hiện đại bây giờ, việc sử dụng kính áp tròng vô cùng phổ biến và rộng rãi, đặc biệt là với những bạn trẻ thời nay. Thế nhưng nếu như sử dụng không đúng cách, không giữ vệ sinh cho kính hay không tháo ra khi ngủ, kính áp tròng lại có thể khiến cho giác mạc của bạn bị viêm trong thời gian ngắn.
Nhiễm Virus Herpes
Là một loại virus gây nên các triệu chứng nổi bọng nước, Virus Herpes còn được tìm thấy trong những bệnh nhân mắc Viêm loét giác mạc khi nó có thể lây lan từ chất tiết sinh dục của người bệnh sang chủ thể mới.
Đôi khi loại virus này cũng có thể tự phát khi cơ thể người bệnh căng thẳng quá độ trong công việc và cuộc sống.
Bệnh tiểu đường
Nghe thì có vẻ vô lý nhưng đa số với những bệnh nhân tiểu đường lâu năm, việc mất kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể lâu ngày sẽ khiến giác mạc của họ tổn thương nghiêm trọng và dẫn đến viêm loét nhanh chóng.
Triệu chứng viêm loét giác mạc là gì?
- Cảm giác đau nhức khó chịu, tưởng chừng như có một thứ gì đó trong mắt nhưng lại không tài nào tìm được.
- Nhạy cảm với ánh sáng, khó chịu khi phải nhìn vào một vật thể chiếu sáng.
- Chảy nước mắt liên tục.
- Xuất hiện chấm trắng hoặc xám trên bề mặt giác mạc.
- Mắt đỏ, sưng tấy
- Giảm thiểu thị lực
- Xuất hiện vết viêm loét giác mạc hình cành cây trên giác mạc (Viêm loét giác mạc hình cành cây là triệu chứng dạng nặng của bệnh Viêm loét giác mạc, cần được đến cơ sở y tế gần nhất thăm khám ngay lập tức).
Biến chứng viêm loét giác mạc sẽ như thế nào?
Là một loại bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực, thế nên biến chứng viêm loét giác mạc cũng sẽ rất nguy hiểm và gây khó chịu sau này cho bản thân bạn nếu như không điều trị kịp thời và đúng cách khi mới phát hiện.
Giảm thiểu thị lực
Viêm loét giác mạc cho thể lành lại cho dù là phát hiện có trễ một chút, thế nhưng việc điều trị chậm trễ sẽ khiến cho giác mạc xuất hiện sẹo đục và từ đó thị lực của chúng ta sẽ giảm đi rất nhiều so với trước đây.
Nhiễm trùng
Ngoài việc điều trị kịp thời, về cách chữa viêm loét giác mạc cũng rất quan trọng. Không nên tự ý chữa trị tại nhà để tránh tình trạng nhiễm trùng mắt dẫn đến mất hoàn toàn thị lực.
Thủng giác mạc
Cũng như nhiễm trùng mắt, việc thủng giác mạc có thể xảy ra nếu như khi phát hiện bản thân mắc phải Viêm loét giác mạc nhưng không đến cơ sở y tế mà chữa trị tại nhà. Việc này không những chẳng giúp được gì mà thậm chí còn khiến cho giác mạc của bạn bị thủng dẫn đến mắt có khả năng bị mù vĩnh viễn.
Cách chữa viêm loét giác mạc tốt nhất
- Đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra và biết được cách chữa viêm loét giác mạc tốt nhất cho bản thân mình.
- Thường xuyên sử dụng hoặc tốt nhất là nên liên tục sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng sinh do bác sĩ chỉ định để tiêu diệt được hoàn toàn nấm, vi khuẩn, virus và những ký sinh trùng gây hại, hỗ trợ tốt hơn trong quá trình điều trị Viêm loét giác mạc.
- Sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt có khả năng làm giãn mắt, giảm nhanh các cơn đau nhức do bệnh viêm loét giác mạc gây ra và còn hạn chế được những biến chứng từ căn bệnh này.
- Đối với những bệnh nhân có điều kiện khá giả, việc ghép giác mạc là hướng điều trị tốt nhất khi bạn được thay thế hoàn toàn một giác mạc khoẻ mạnh từ người khác. Tuy nhiên chi phí cho phương pháp này lại rất cao, giác mạc được ghép phải phù hợp với người bệnh nên chỉ những người có điều kiện khá giả mới có thể được thực hiện.
Viêm loét giác mạc điều trị bao lâu thì khỏi hẳn?
Đối với câu hỏi viêm loét giác mạc điều trị bao lâu thì hoàn toàn khỏi hẳn, câu trả lời chính là ở bác sĩ thăm khám cho bạn khi tuỳ vào tình trạng bệnh mới có thể đưa ra được câu trả lời hợp lý nhất.
Với những dạng Viêm loét giác mạc ở bên ngoài hay còn được gọi là Viêm giác mạc nông, vết thương xảy ra tình trạng viêm nhiễm bên ngoài giác mạc, tình trạng nhẹ, giác mạc mờ đục hoặc chưa thấy có tổn thương bên trên, việc điều trị có thể sẽ kéo dài khoảng 1 vài tuần.
Còn với những dạng Viêm loét giác mạc sâu bên trong hay còn được gọi là Viêm giác mạc sâu, đây là một dạng bệnh khi tình trạng đã diễn biến khá nặng, bệnh nhân có thể giảm thị lực hoàn toàn hoặc mù vĩnh viễn. Việc Viêm loét giác mạc điều trị bao lâu cần phải trải qua một quá trình nghiêm túc, chặt chẽ của bác sĩ trực tiếp thăm khám, vì thế nên thời gian điều trị có thể kéo dài từ vài tháng và có khi còn lâu dài hơn nữa.
Những cách chăm sóc mắt cho bệnh nhân mắc viêm loét giác mạc
- Viêm loét giác mạc có thể hình thành bởi nấm và những vi khuẩn có hại, thế nên bệnh nhân mắc viêm loét giác mạc tuyệt đối không được đeo băng gạc hay che mắt trong thời gian chữa trị để tránh những loại nấm và vi khuẩn có hại không thể sinh sôi, gây tổn thương trong quá trình giác mạc đang được điều trị.
- Thường xuyên sử dụng kính mát trong quá trình điều trị viêm loét giác mạc để người bệnh giảm thiểu khó chịu với ánh sáng và hạn chế phần nào những tác nhân khác từ môi trường.
- Cố gắng hạn chế tối đa việc dụi tay vào mắt để tránh gây tổn thương cho giác mạc đang được điều trị.
- Sử dụng khăn sạch riêng của bản thân để lau mắt.
- Tuyệt đối uống thuốc và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng những loại thuốc nhỏ mắt khác trong liệu trình mà bác sĩ đưa ra để không ảnh hưởng đến mắt cũng như tình trạng sức khỏe.
Những biện pháp phòng ngừa mắc bệnh viêm loét giác mạc
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp bằng mắt với ánh nắng mặt trời hoặc những nơi chiếu sáng với ánh sáng mạnh. Nếu có tiếp xúc thường xuyên, nên sử dụng kính mát để giúp bảo vệ mắt tránh bị kích thích quá nhiều.
- Kiểm tra thường xuyên tình trạng kính áp tròng đang sử dụng. Tuyệt đối không sử dụng loại kính này khi đi bơi hoặc khi đang ngủ mà nên ngâm trong nước chuyên dụng.
- Thường xuyên soi gương kiểm tra lông mi có mọc ngược vào trong và quá dài hay không. Nên loại bỏ nhanh chóng những sợi lông mi đó để tránh bị đâm vào làm thủng giác mạc.
- Đối với bệnh nhân tiểu đường, nên sử dụng thường xuyên thuốc đường huyết do bác sĩ kê đơn để kiểm soát lượng đường huyết ổn định.
- Thường xuyên sử dụng thuốc nhỏ mắt để loại bỏ những bụi bẩn, vật thể lạ khi vô tình tiếp xúc mà không hay biết.
- Tăng cường sử dụng những loại vitamin bổ mắt như Vitamin A, C và B1.
Lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ mắt với người bệnh Viêm loét giác mạc
Đối với người bệnh đang mắc phải viêm loét giác mạc, việc sử dụng thuốc nhỏ mắt cũng cần phải nghiêm ngặt tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh gây hại cho mắt.
Ở những người mắc viêm loét giác mạc đang trong giai đoạn nhiễm trùng, bác sĩ có thể sẽ kê đơn cho bạn sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa các thành phần kháng sinh, kháng khuẩn, diệt trừ nấm hại và thuốc nhỏ mắt chống viêm.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ có thể kiểm tra và biết được tình trạng mắt của bản thân mình có đang mắc phải bệnh viêm loét giác mạc hay không. Nếu như phát hiện mắt của bản thân mình đang có những triệu chứng như bài viết nêu trên, hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín và gần nhất để được bác sĩ thăm khám kịp thời. Không nên chủ quan lơ là trước tình trạng bệnh của mắt để luôn giữ được một cửa sổ tâm hồn khoẻ mạnh nhé.
Xem thêm: Bệnh viêm loét giác mạc ở trẻ em: Phương pháp điều trị