Răng miệng nếu không chăm sóc kỹ sẽ xuất hiện rất nhiều bệnh. Theo đó, các bạn có thể chăm sóc sức khỏe răng miệng bằng cách: đánh răng ngày 2 lần, súc miệng nước muối, dùng chỉ nha khoa,… Tuy nhiên, để biết hướng phòng bệnh và điều trị các vấn đề về răng miệng hợp lý, các bạn có thể tìm hiểu các bệnh răng miệng thông qua những chia sẻ sau đây của Top1dexuat.com!
Các bệnh răng miệng thường gặp
Đau răng
Trong số các bệnh răng miệng phổ biến thì đau răng là bệnh lý bắt gặp nhiều nhất. Hầu hết, ai cũng sẽ trải qua cảm giác đau răng đôi ba lần trong đời. Do đó, nếu không thể đi khám ngay, các bạn có thể điều trị đau răng tạm thời bằng cách như sau:
- Súc miệng bằng nước muối ấm.
- Nhai hành tây.
- Dùng tinh dầu bạc hà,…
Đừng chủ quan nếu như tình trạng đau răng kéo dài, xuất hiện mủ và sưng vùng nướu. Lúc này, khả năng bạn sẽ bị sốt rất cao. Đồng thời, đây là dấu hiệu cho thấy bạn bị áp xe răng. Áp xe là căn bệnh khá trầm trọng về răng miệng. Người bị cần phải đi bác sĩ ngay để được kiểm tra và có hướng điều trị cụ thể.
Răng xỉn màu
Màu răng cơ bản là màu trắng. Nhưng nó sẽ bị xỉn màu nếu như các bạn uống nhiều loại nước ngọt, cà phê, lạm dụng thuốc,… Theo đó, người bị răng nhiễm màu có thể khắc phục tình trạng này bằng cách:
- Dùng miếng dán trắng răng.
- Sử dụng baking soda kèm với kem đánh răng.
- Tẩy màu răng tại nhà hoặc tại cơ sở nha khoa.
Răng bị mẻ
Răng bị mẻ là một trong các bệnh răng miệng thường gặp nhất khi bị chấn thương. Người bị tác động, va đập vùng mặt rất hoặc bị ảnh hưởng từ các động tác đơn giản dễ bị mẻ răng.Lúc đó, các bạn chỉ có thể tới nha sĩ để bọc mão hoặc trám răng để phục hồi hình dạng.
Răng bị nứt vỡ
Đôi khi kiểm tra răng bạn sẽ thấy một vài chiếc răng bị nứt mà không hiểu nguyên nhân do đâu. Theo đó, tuỳ vào tình trạng nứt vỡ của răng mà các nha sĩ sẽ có phương án điều trị án khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn, các bệnh răng miệng như bị nứt vỡ sẽ được bọc mão để ngăn chặn tình trạng này.
Trong trường hợp răng của bạn bị nứt vỡ do nhạy cảm với nhiệt độ thì nha sĩ sẽ lấy tủy rồi mới mọc mão lại. Tình trạng này sẽ phức tạp hơn nếu để đường nứt khá sâu. Bạn có thể phải nhổ răng và trồng răng giả.
Răng mọc ngầm
Những chiếc răng mọc không thẳng hàng hoặc bị lợi trùm sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới chân răng bên cạnh. Nhất là răng số 8, hay còn gọi là răng khôn. Những người có răng khôn bị lợi trùm hoặc mọc lệch có thể tìm tới nha sĩ để nhổ bỏ.
Răng bị nhạy cảm
Bạn hay cảm thấy ê buốt chân răng khi ăn đồ lạnh như kem thì đây chính là biểu hiện của việc răng bị nhạy cảm. Đừng chủ quan, vì rất có thể bạn đang gặp các bệnh răng miệng như: sâu răng, vỡ răng, lộ chân răng,…
Hãy tới nha sĩ để được kiểm tra và tư vấn chi tiết về tình trạng răng của bạn. Đồng thời, có cách khắc phục tình trạng răng miệng một cách đúng cách.
Răng khấp khểnh
Mặc dù đây không phải là bệnh về răng miệng. Tuy nhiên, răng khấp khểnh cũng là một vấn đề về răng được nhiều người tìm tới nha khoa nhiều nhất. Theo đó, những chiếc răng khấp khểnh, không thẳng hàng khiến cho nhiều người thiếu tự tin khi cười. Đồng thời, việc răng mọc không theo hàng lối khiến cho việc vệ sinh răng miệng rất khó khăn. Theo đó, nhiều người đã tới các cơ sở nha khoa để sử dụng các phương pháp như: niềng răng, đắp răng sứ,… để có một nụ cười đẹp.
Thừa răng
Một trong các bệnh răng miệng không nguy hiểm nhưng cũng khá phổ biến đó là thừa răng. Được biết, người bình thường sẽ có 28-32 chiếc răng. Nhưng, có những người có tới 34-36 chiếc răng. Đồng thời, người bị thừa răng sẽ đi kèm thêm những bệnh lý khác như: hở hàm ếch hay hội chứng Gardner.
Để điều trị bệnh này, bạn cần phải nhổ bỏ những chiếc răng thừa và chỉnh lại hàm răng.
Răng thưa
Nhiều người cho rằng răng thưa là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, đây lại là một trong các bệnh răng miệng ảnh hưởng rất nhiều tới việc phát triển của nướu. Đồng thời, nó sẽ tạo điều kiện khiến cho chân răng bị lung lay, chảy máu chân răng,…
Vấn đề về nướu
Chăm sóc răng miệng không kỹ sẽ khiến các mảng bám tích tụ ở răng ngày càng nhiều. Vi khuẩn sẽ nhân cơ hội này để xâm nhập vào chân răng, ăn mòn men răng,… Đây cũng là nguyên nhân khiến cho bạn bị chảy máu nướu hay sưng nướu.
Dĩ nhiên, nếu bạn không điều trị ngay thì sẽ ảnh hưởng tới cả xương hàm. Vì vậy, hãy vệ sinh răng miệng một cách thật chu đáo bằng cách: đánh răng với kem đánh răng có chứa flo, súc miệng với nước muối, dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ chân răng,…
Nghiến răng
Những người bị stress hay có tình trạng ngủ nghiến răng. Nếu để tình trạng này kéo dài thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hàm răng của bạn. Ví dụ như: đau hàm, mòn răng, mất răng hay đau đầu, ảnh hưởng tới thần kinh. Do đó, nếu bạn hay ngủ nghiến răng thì hãy tìm tới nha sĩ để được điều trị. Hoặc, bạn cũng có thể khắc phục bằng những bài tập giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Răng quá khít
Đừng nghĩ rằng răng quá khít thì sẽ đẹp. Đây cũng là một trong các bệnh răng miệng nhiều người gặp phải. Bởi vì khi răng quá khít, việc làm sạch kẽ chân răng sẽ rất khó. Bàn chải đánh răng sẽ không thể luồn vào các vùng kẽ chân răng để loại bỏ được các mảng vụn thức ăn. Điều này đồng nghĩa với việc khả năng răng bị sâu và miệng có mùi hôi là rất lớn.
Các bệnh răng miệng nguy hiểm
Hôi miệng
Trong các bệnh răng miệng thì hôi miệng là bệnh lý khá nguy hiểm. Ngoài các nguyên nhân do thức ăn thì hôi miệng còn là biểu hiện của các bệnh lý như: Nha chu, ung thư miệng, sâu răng, có nhiều vi khuẩn ở lưỡi, cao răng,…Để có thể khắc phục tình trạng hôi miệng tạm thời thì bạn hãy súc miệng thường xuyên bằng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng. Bên cạnh đó, hãy đến phòng khám nha khoa để được các nha sĩ tư vấn và điều trị dứt điểm.
Lở loét miệng
Lở loét miệng còn được gọi là nhiệt miệng là những vết loét nhỏ, nông hình thành trên niêm mạc miệng. Chúng thường có màu trắng hoặc xám với viền đỏ. Lở loét miệng có thể gây đau đớn và khiến việc ăn uống và nói chuyện trở nên khó khăn.
Lở loét miệng là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Chúng thường tự khỏi trong vòng một hoặc hai tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, có một số điều bạn có thể làm để giảm bớt sự khó chịu và thúc đẩy quá trình lành vết thương.
Các bệnh răng miệng nguy hiểm như lở loét dễ dàng nhìn thấy ở trẻ nhỏ, người dùng hàm giả, người bị tiểu đường và người bị ung thư.
Những người để cho miệng bị lở loét thì thường là những người lười vệ sinh, chăm sóc răng miệng. Ăn nhiều đồ ăn cay nóng và hay căng thẳng,… Để giảm tình trạng đau, xót khi bị lở loét miệng thì ngoài đi khám trực tiếp, các bạn có thể dùng nước muối súc miệng hàng ngày.
Mòn răng do axit
Răng mà bị mòn là hiện tượng răng đang bị mất đi cấu trúc. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do axit ăn mòn men răng. Ban đầu, răng của bạn sẽ gặp hiện tượng nhạy cảm khi ăn đồ lạnh, nóng. Sau đó, nguy hiểm hơn nó có thể bị nứt vỡ hoặc mất răng.
Các bệnh răng miệng nguy hiểm: nhiễm vi khuẩn, nấm
Bệnh về răng miệng khi nhiễm vi khuẩn, nấm phổ biến nhất là Herpes. Đây là căn bệnh thường xảy ra ở người bị nhiễm virus Herpes simplex. Triệu chứng của căn bệnh này là: lở loét, xuất hiện mụn nước ở môi, dưới lưỡi hay niêm mạc má.
Khi xuất hiện những dấu hiệu này, các bạn cần phải điều trị sớm và kiểm soát tình trạng viêm nhiễm để tránh lây lan. Tốt nhất là hãy sử dụng đơn thuốc do bác sĩ kê và súc miệng bằng nước muối một cách nhẹ nhàng hàng ngày. Những vết lở loét này sẽ tự động biến mất sau 14 ngày điều trị. Tuy nhiên, nó sẽ không khỏi hoàn toàn.
Sâu răng
Nhiều người không nghĩ rằng sâu răng lại là một căn bệnh răng miệng nguy hiểm. Tuy nhiên, việc răng bị sâu tức là vi khuẩn đang hoạt động phá hủy men răng của bạn. Nếu không điều trị sớm, nó sẽ ăn cụt hết răng, thậm chí ăn sâu vào tuỷ răng. Do đó, khi tình trạng sâu răng vẫn nhẹ, bạn có thể tới phòng khám nha khoa yêu cầu trám răng lại.
Ung thư vùng miệng
Ung thư vùng miệng có lẽ là một trong các bệnh răng miệng nguy hiểm nhất hiện nay. Được biết, số ca mắc ung thư vùng miệng hiện nay vẫn không thuyên giảm mà còn có dấu hiệu tăng theo năm.
Do đó, để phòng tránh bệnh răng miệng này, cách tốt nhất là các bạn nên khám bệnh tổng quát theo định kỳ. Đây sẽ là phương án giúp bạn phát hiện ra những căn bệnh ung thư và có phác đồ điều trị sớm nhất.
Hiện tại, căn bệnh ung thư vùng miệng sẽ được điều trị bằng cách phẫu thuật kết hợp với hoá trị, xạ trị.
Như vậy, trên đây là các bệnh răng miệng mà các bạn có thể tham khảo để phòng tránh. Hầu hết những căn bệnh này đều có thể ngăn chặn bằng cách vệ sinh răng miệng đúng cách. Hy vọng, với những nội dung chúng tôi chia sẻ, các bạn sẽ chú trọng hơn trong việc bảo vệ răng miệng của mình. Đồng thời, tiếp tục theo dõi trang web mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều kiến thức về sức khỏe bổ ích khác!