Đồ dùng nội thất trang trí nhà ở hay công trình làm từ đã và đang được ứng dụng từ xưa đến nay. Thời đại mới, công nghệ mới phát triển nối đuôi nhau mà ra đời. Các sản phẩm về gỗ cũng vậy, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Top1dexuat.com, bạn sẽ biết thêm thông tin chi tiết về một loại gỗ mới đang được ưa chuộng trong nội thất nhà ở đó chính là Gỗ ghép thanh.
Gỗ ghép thanh là gì?
Gỗ ghép thanh có thể hiểu theo cách đơn giản là một sản phẩm gỗ được gia công sản xuất thông qua quá trình ghép các thanh gỗ sau khi được khai thác bên ngoài tự nhiên lại với nhau. Để thành phẩm các thanh gỗ ghép này phải trải qua quá trình gia công từ các công nghệ và hệ thống thiết bị xử lý hiện đại để có thể tạo ra được một tấm gỗ với kích thước lớn.
Các cây gỗ nhỏ sau khi được khai thác, tiếp đó sẽ được mang đi xử lý tẩm sấy trong một quy trình nghiêm ngặt trên các công nghệ hiện đại nhằm mục đích bỏ đi các tác nhân gây hại cho gỗ như: Mối mọt hay ẩm mốc. Sau đó, tiếp tục gỗ sẽ được vào quá trình tạo thanh gỗ như: Cưa, bào mỏng, chà mịn, phay, ghép nối, ép chặt và cuối cùng là phủ sơn bề mặt để tạo nên một sản phẩm gỗ ghép thanh nguyên tấm.
Ngày nay, với công nghệ sản xuất hiện đại các sản phẩm gỗ tấm ghép thanh sẽ hoàn thiện hơn với cá mối nối được ghép chắc chắn và khít chặt lại với nhau. Vì thế mà khi chúng ta nhìn vào từng tấm gỗ sẽ cảm thấy nó như nguyên tản vì hầu như các mối ghép khó nhỏ như và những đường chỉ nói không quá lộ liễu.
Tuy nhiên mà mối ghép nên vẫn sẽ thấy được một phần cấu trúc của tấm gỗ. Điều này, góp phần giúp cho bạn dễ dàng nhìn thấy được phần cốt lõi của tấm gỗ bên trong cũng như có thể xác định được các chất liệu tạo nên sản phẩm.
Gỗ ghép thanh đã có sự xuất hiện từ rất lâu trên thị trường đồ dùng nội thất nhưng mãi cho đến sau những năm của thập niên 70 thì gỗ ghép thanh mới được người tiêu dùng biết đến và sử dụng rộng rãi. Ở các quốc gia của Châu Âu hiện là khu vực chiếm hữu sản lượng gỗ ghép thanh nhiều nhất, lớn nhất và chất lượng nhất với các khu rừng gỗ nguyên sinh bạt ngàn.
Tại Châu Á hiện cũng là khu vực có tổng sản lượng gỗ ghép thanh lớn đứng thứ hai sau Châu Âu và tiếp theo sau đó là khu vực Châu Mỹ. Tại khu vực Châu Á nếu nhất đến gỗ ghép thanh thì phải nói đến Nhật Bản được người dùng đánh giá là đất nước có trình độ gia công chế tác gỗ ghép cực định với chất lượng tuyệt vời chỉ cần tạo mộng ghép gỗ mà không cần phải dùng đến keo chuyên dụng kết dính.
Cấu tạo của gỗ ghép thanh bao gồm mấy phần?
Không giống như các loại gỗ tự nhiên khác, hay các loại gỗ công nghiệp với các thành phần rườm rà. Gỗ ghép thanh có cấu tạo thành phần tạo nên không nhiều chỉ bao gồm 2 thành phần chính là gỗ tự nhiên và keo chuyên dụng để kết dính đảm bảo độ bền cũng như mang đến nét thẩm mỹ cho toàn sản phẩm.
Gỗ ghép thành được sản từ quá trình ghép nối các thanh gỗ có kích thước nhỏ từ tự nhiên sau đó đem ghép lại với nhau. Tùy theo các kiểu ghép khác nhau để tạo nên các tấm ván gỗ có kích thước lớn, và cực lớn.
Các thanh gỗ nhỏ t sử dụng thường là các loại gỗ phi đạt tiêu chuẩn như: Gỗ không đạt hay gỗ có đường kính khá nhỏ không dùng để sản xuất đồ dùng nội thất tự nhiên, hay pchần bìa bắp từ các phân xưởng,….
Để có thể tăng độ gắn kết và tạo ra được độ bền chắc cho gỗ ghép thanh, thường những người thợ sẽ sử dụng thêm các loại keo chuyên dụng dính kết như: keo UF, keo PF, hay keo PVAC… Trong đó: sử dụng phổ biến và nhiều nhất cho gia công, thiết kế nội thất là keo UF. Còn đối với các đồ dùng ngoại thất thường sẽ sử dụng keo PF để sản xuất vì nks có hàm lượng Formaldehyde cao.
Ưu điểm và nhược điểm của gỗ ghép thanh
Gỗ ghép thanh cũng sở hữu các điểm ưu việc như rất nhiều loại gỗ tự nhiên, hay gỗ công nghiệp. Bên cạnh đó cũng có nhiều nhược điểm cần phải khắc phục như:
Ưu điểm của gỗ ghép thanh
- Khi sử dụng các loại keo chuyên dụng và đạt chất lượng tốt để làm kết dính các thanh gỗ với nhau thì độ bền của gỗ ghép thanh sẽ không thua kém gì so với gỗ tự nhiên nguyên khối.
- Cũng giống như các loại gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp khác. Gỗ ghép thanh có đa dạng mẫu mã và có nhiều dạng bề mặt được xử lý qua quy trình sản xuất nghiêm ngặt với công nghệ hiện đại nên luôn có độ bền về màu sắc cao cùng khả năng chống trầy xước tốt và chịu được khả va đập tốt.
- Gỗ ghép thanh sử dụng các nguyên liệu sản xuất chủ yếu được khai thác từ các loại gỗ rừng được trồng nên hoàn toàn có khả năng thay thế cho các loại gỗ có 100% tự nhiên trong thời kỳ đang trở nên khan hiếm như hiện nay.
- Gỗ ghép thanh mặc dù sử dụng từ gỗ tự nhiên nhưng khả năng chống mối mọt tốt và không bị cong vênh khi sử dụng hay gia công.
- Giá thành của gỗ ghép tương đối rẻ hơn so với gỗ nguyên khối tự nhiên tầm khoảng 20 – 30% giá trị gỗ.
Nhược điểm của gỗ ghép thanh
Bên cạnh việc sở hữu những đặc tính ưu việc nổi bật thì gỗ ghép thanh còn tồn tại một số điểm hạn chế cần khắc phục như:
- Gỗ ghép thanh được ra thành phẩm từ quy trình ghép nối các tấm gỗ có kích thước nhỏ lại với nhau nên trong một tấm gỗ ghép lớn sẽ không có sự đồng bộ về màu sắc cũng như các đường vân gỗ.
- Mặc dù, sử dụng gỗ tự nhiên nhưng ghép và sử dụng keo dính nên gỗ ghép thanh có độ bền không cao và tính thẩm mỹ không tuyệt đối bằng gỗ tự nhiên.
- Nhìn chung, với những đặc tính ưu việc rất phù hợp với những gia đình có sự yêu thích nội thất gỗ nhưng ver điều kiện kinh tế lại không cho phép việc sử dụng hoàn toàn là gỗ tự nhiên nguyên khối thì ứng cử viên sáng giá gỗ ghép thanh sẽ là lựa chọn thông minh và hoàn hảo nhất.
Các kiểu ghép gỗ thông dụng hiện nay
Ngày nay, với yêu cầu sử dụng đa dạng nên nhà sản xuất đã thực hiện nhà cung cấp cho thị trường nhiều loại gỗ ghép với đa dạng kiểu ghép như:
-
Gỗ ghép Giác
Đây mà tấm ván gỗ được ghép gồm nhiều thanh gỗ ngắn với nhau được xẻ 2 đầu tạo thành các chiều dài bằng nhau sau đó sắp và ghép song song với nhau.
-
Gỗ ghép song song
Đây là tấm ván gỗ được ghép bằng nhiều thanh gỗ lại với nhau, có cùng chiều dài và cho phép khác chiều rộng nhưng phải được ghép song song với nhau.
-
Gỗ ghép mặt (Ghép Finger, ghép nối đầu)
Được thực hiện qua quá trình ghép nhiều thanh gỗ được xẻ ở 2 đầu hình răng cưa sau đó mang đi ghép lại với nhau, các thanh này có chiều dài bằng nhau, thực hiện ghép song song các thanh gỗ có chiều bằng nhau. Khi ghép xong chỉ thấy các vết ghép trên bề mặt thanh gỗ.
-
Gỗ ghép cạnh
Tấm ván bao gồm nhiều thanh gỗ ngắn ở 2 đầu được xẻ theo hình răng lược ở bên cạnh rồi mang đi ghép tương tự như ghép mặt, các thanh gỗ này đều có chiều dài bằng nhau.
Quy trình sản xuất gỗ ghép thanh
Để có một sản phẩm gỗ ghép thanh chất lượng phải trải qua quá trình sản xuất đạt tiêu chuẩn và nghiêm ngặt thông qua các bước sau:
- Bước 1: Sau khi gỗ đã được thu hoạch và đem về khu chế xuất. Người thợ sẽ đem gỗ vào hệ thống máy Ripsaw để tiến hành công đoạn sơ chế và chia nhỏ gỗ ra thành các thanh đạt tiêu chuẩn để thực hiện ghép.
- Bước 2: Tiếp theo đó, gỗ sẽ được đem xử lý qua các công đoạn tẩm sấy nhằm bỏ ra hết các tác nhân gây hại cho gỗ như mối mọt hay ẩm mốc.
- Bước 3: Khi gỗ đã xử lý bề mặt xong sau đó người thợ sẽ dùng máy ép gỗ để ép chặt các thanh gỗ lại với nhau theo các kiểu ghép đã được yêu cầu và thực hiện cài mặc định kiểu ghép trên máy.
- Bước 4: Các thanh gỗ sẽ được ép và ghép lại với nhau để có thể tạo thành một tấm gỗ với kích thước lớn và sau đó được mang đi xử lý cho khô keo để tăng độ kết dính và rắn chắc cho tấm gỗ.
- Bước 5: Sau khi gỗ đã được làm khô bề mặt và tạo kết dính. Tiếp theo đó sẽ cho gỗ vào máy chà để chà nhám và làm nhẵn bề mặt gỗ.
- Bước 6: Hoàn thiện sản phẩm qua lớp phủ Laminate, Veneer hoặc sử dụng lớp sơn phủ bề mặt,…
Ứng dụng của gỗ ghép thanh
Công nghệ càng phát triển, con người ngày càng có tư duy đổi mới nên việc lựa chọn đồ dùng nội thất luôn được cân nhắc thật kỹ. Gỗ ghép thanh ngày nay được ưa chuộng và sử dụng phổ biến rộng rãi trong tất cả các nội thất thiết kế như: Căn hộ, văn phòng công ty, nhà ở, hay quán cà phê, showroom, nhà hàng, khách sạn,… Nó luôn đảm bảo được chất lượng và mang đến thẩm mỹ cho cả không gian.
Ứng dụng thực tiễn của gỗ ghép thanh ngày nay như:
- Gỗ ghép thanh thường được ưa chuộng dùng cho thiết kế nội thất của các cửa hàng, showroom hay phòng trưng bày…
- Nhờ khả năng chống nước tốt, chống ẩm mốc và chống mối mọt cao nên ỗ ghép ứng dụng cho thi công sản xuất các sản phẩm nội thất ở ngoài trời.
- Ứng dụng dùng làm sàn trong nhà hay trong văn phòng công ty.
- Ứng dụng làm giá để sách, kệ đồ, làm lót sàn trang trí,..
- Được sử dụng dùng gia công ghế hội trường, làm khung tranh, hay chạm khắc 3D….
- Sản xuất sản phẩm mỹ nghệ,…
Gỗ ghép thanh ngày nay được ứng dụng như một trào lưu dành cho nội thất nhà ở. Bởi nó sở hữu những đặc tính ưu việc cùng với giá thành hợp lý mà người dùng có thể dễ dàng lựa chọn. Bài viết trên đây hy vọng sẽ cung cấp cho bạn một lượng thông tin bổ ích để bạn có thể dễ dàng đưa ra chọn lựa về sản phẩm nội thất cho chính nơi ở của mình.
Xem thêm: Sàn gỗ công nghiệp là gì? Ưu điểm và ứng dụng như thế nào?