Bạn đã có những thông tin gì về chế độ ăn cho người bị rối loạn tiền đình? Chứng bệnh này có nguy hiểm hay không? Điều trị bằng cách nào và có thể dứt điểm được hay không? Nên ăn gì và cách phòng tránh ra sao? Để có thông tin giải đáp cụ thể cho những thắc mắc trên xin mời quý độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Top1dexuat.com.
Rối loạn tiền đình là bệnh gì?
Rối loạn tiền đình (hay gọi là huyễn vựng) là một hội chứng mà khi mắc phải sẽ gây nên sự mất thăng bằng cho cơ thể. Trong đó xảy ra các biểu hiện cụ thể khi mắc phải như: Chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt, ngoài ra còn kèm theo ù tai,…
Bệnh rối loạn tình đình thường có thể gặp phải ở tất cả lứa tuổi và không có sự phân biệt giới tính.
Rối loạn tiền đình mà hội trứng có rất nhiều nguyên nhân gây nên. Nguyên nhân của nó có thể là do cơ thể đã bị tổn thương ở tiền đình, hay bị tổn thương tại đường liên hệ các dây tiền đình ở não như thân não, tiểu não,… Ngay lúc này, bệnh nhân cần có chế độ ăn cho người bị rối loạn tiền đình khoa học.
Triệu chứng biểu hiện thường gặp của rối loạn tiền đình
Có cảm giác như các đồ vật trong tằm mắt đồ vật chuyển động và xoay quanh người. Đây là nguyên nhân do tiền điền đình chịu tổn thương. Có thể nguyên do là bị rối loạn tiền đình trung ương hoặc bị rối loạn tiền đình ngoại biên.
Có cảm giác bị chóng mặt, khi đổi tư thế hoặc quay đầu luôn cảm thấy bản thân mình như đang bị dịch chuyển trong không gian. Tuy trạng thái biểu hiện mà rõ hay không rõ nét. Đây là một dạng trường hợp bị tổn thương bắt nguồn từ tiền đình.
Cảm giác bị chóng mặt ở người bệnh rối loạn tiền đình thường sẽ xuất hiện khá đột ngột và có tính xoay tròn, hay có thể là xuất hiện từ từ với sự chóng mặt nhỏ và nối tiếp nhau hoặc có thể gây ra chỉ là làm cho người bệnh bị mất thăng bằng nhẹ trong khi di chuyển và sau đó nếu không phát hiện kịp thời triệu chứng này sẽ trở thành mãn tính.
Chỉ có cảm giác bị mất thăng và không có kèm theo bất kỳ cảm giác nào khác lạ ở trong đầu. Nó cũng có thể bắt nguồn từ gốc tiền đình. Nhưng đôi khi cũng có thể nguyên do là nó cũng có nguồn gốc từ tiểu não, từ cảm giác sâu hay từ hệ thị giác.
Có cảm giác sợ hãi hoặc muốn bị té xuống đất, đây mà những trường hợp hầu trong đa số có nguồn gốc từ yếu tố tâm lý.
Có cảm giác như bị hoa mắt, choáng váng đây cũng là biểu hiện của những bệnh lý liên quan đến tim mạch hay các bệnh liên quan đến bệnh tâm thần.
Một số dấu hiệu đi kèm khác
Bệnh nhân có cảm thấy khó chịu hay sợ hãi, bị mất thăng bằng. Có thể bị chóng mặt và không đứng vững dẫn đến té ngã và bệnh nhân không thể đứng được.
Bên cạnh đó, bệnh nhân có triệu chứng về rối loạn dáng đi. Có cảm giác như luôn muốn buồn nôn, ói mửa khi cử động hoặc thực hiện bất cứ động tác nào dù là nhẹ nhàng và kèm theo đó là các chịu chứng gây rối loạn vận mạch như: Ra nhiều mồ hôi, da bị tái xanh, nhịp tim đột ngột bị giảm.
Các dấu hiệu quan trọng của hội chứng rối loạn tiền đình là về thính lực như: Bị giảm, ù tai, cảm giác tai luôn bị đầy, điếc đặc. Các dấu hiệu liên quan đến thần kinh thực vật như: Cảm giác buồn nôn, nôn ói, lo lắng. Lưu ý những trường hợp này là bệnh nhân hoàn toàn không bị mất ý thức.
Đối với các bệnh nhân có tiền sử về các bệnh liên quan tai mũi họng hay viêm tai kéo dài, các bệnh về thần kinh, chấn thương sọ não. Các bệnh lý liên quan đến ngộ độc thuốc. Đặc biệt nhất là các dạng kháng sinh gây độc đến tai hay các bệnh gây về mạch máu hay dị ứng. Vậy, chế độ ăn cho người bị rối loạn tiền đình được quy định như thế nào?
Bệnh nhân rối loạn tiền đình nên ăn uống đầy đủ, điều độ và đúng giờ
Những ai có thói quen xấu như ăn uống không điều độ và không đúng giờ giấc sẽ làm cho đồng hồ sinh học thay đổi đồng thời có nguy cơ cao bị béo phì. Chính vì thế, chế độ ăn cho người bị rối loạn tiền đình phù hợp và giờ giấc sinh hoạt khoa học là điều rất quan trọng, nó góp phần giúp tăng cường hệ miễn dịch, khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng được năng cao. Hơn thế còn giúp cải thiện hộ chứng rối loạn tiền đình một cách hiệu quả.
Đặc biệt hơn, nên lưu ý bữa sáng vì đây bữa ăn cực kì quan trọng nhất trong cả một ngày. Trong thời gian bạn ngủ, cơ thể sẽ thực hiện quá trình tiêu hóa mà bạn đã thâu nạp từ bữa ăn của tối hôm trước và tất nhiên vào sáng hôm sau cơ thể sẽ cần nạp nguồn nhiều nhiên liệu.
Đối với chế độ ăn cho người bị rối loạn tiền đình, việc ăn sáng cũng sẽ góp phần tạo nên sự kích thích dành cho các hoạt động của não bộ, góp phần thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Vì thế mà bữa ăn sáng là bữa vô cùng quan trọng và cần thiết nên tuyệt đối không nên bỏ.
Đối với các bữa ăn tối cần nên ăn sớm vừa tránh được nguy cơ bị tăng cân mà vừa góp phần không gây ra các tác nhân ảnh hưởng xấu đến chức năng gan. Tuyệt đối không nên ăn bữa tối quá muộn với nguồn thức ăn có quá nhiều đạm.
Bởi vì như vậy sẽ gây ra cảm giác khó tiêu và làm tăng nên lượng cholesterol trong máu dẫn đến nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch. Nếu như bạn ăn nhiều vào khoảng thời gian từ 16-19 giờ, thì dạ dày và gan sẽ phải cật lực và làm việc nhiều hơn.
Lượng glucose trong máu lúc này sẽ tăng lên và gây ra những cơn đau đầu hay mất tập trung. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm dẫn đến hội chứng rối loạn tiền đình.
Chế độ ăn cho người bị rối loạn tiền đình: Nguồn thực phẩm chất lượng cao
Những ai đang mắc hội chứng về rối loạn tiền đình tốt nhất nên ưu tiên việc ăn nhiều các loại rau xanh, trái cây để có thể bổ sung đủ lượng chất xơ và vitamin. Việc bổ sung đủ dưỡng chất sẽ góp phần làm tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch và hệ thống tiền đình của người bệnh.
Chế độ ăn cho người bị rối loạn tiền đình cụ thể như sau:
Vitamin B6
Theo cẩm nang chế độ ăn cho người bị rối loạn tiền đình, Vitamin B6 là nguồn vitamin cực kỳ quan trọng có vai trò trong việc hỗ trợ hệ thống thần kinh khỏe mạnh. Nhưng ai đang thiếu hàm lượng vitamin B6 sẽ làm ảnh hưởng đến hệ điều hành tiền đình và là tác nhân gây ra các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt.
Những loại thực phẩm giàu vitamin B6 dành cho chế độ ăn cho người bị rối loạn tiền đình:
Những nguồn thực phẩm có giàu vitamin B6 như: Các nguồn thực phẩm từ thịt như: Thịt gà ta trong mỗi khẩu phần ăn sẽ cung cấp khoảng ½ mg vitamin B6. Thịt bò cũng thế chứa rất nhiều vitamin B6 bên cạnh đó còn có các chất dinh dưỡng khác quan trọng dành cho cơ thể.
Vitamin B6 còn có nhiều trong cá như: Cá tuyết, cá hồi, cá ngừ, cá bơn và cá chỉ vàng. Đối với mỗi một khẩu phần cá khi được ăn sẽ giúp cung cấp cho cơ thể ½ trên tổng hàm lượng vitamin B6 cần thiết dành cho cơ thể mỗi ngày.
Bên cạnh đó, nguồn vitamin B6 chất lượng còn có trong hầu hết các loại trái cây như đu đủ, bơ, cam, táo, chuối,… Hay có trong các loại hạt như hạt óc chó, hạnh nhân… các loại đậu và có trong rau củ như khoai tây, khoai lang, cà chua, bí ngô, rau bina…
Vitamin C
Cách đơn giản để có thể dễ dàng làm giảm bớt các triệu chứng do rối loạn tiền đình như đau đầu, chóng mặt là bổ sung đầy đủ vitamin C. Theo nhiều nghiên cứu cho rằng, khi bạn bổ sung mỗi ngày 600mg vitamin C và cùng kết hợp với các hợp chất khác trong vòng 8 tuần sẽ góp phần giúp cho bạn kiểm soát được bệnh rối loạn tiền đình. Và tất nhiên, Vitamin C là một trong những chất không thể thiếu trong chế độ ăn cho người bị rối loạn tiền đình.
Những thực phẩm giàu vitamin C như: súp lơ xanh, rau cải xoăn, các loại trái cây như cam, bưởi, kiwi, dứa, dâu tây, đu đủ, ổi…
Vitamin D
Vitamin D là chất góp phần hỗ trợ khắc phục xơ cứng tai một triệu chứng thường thấy khi bị rối loạn tiền đình. Việc bổ sung đủ nguồn vitamin D cho cơ thể sẽ rất cần thiết và quan trọng đặc biệt là đối với người mắc bệnh. Chế độ ăn cho người bị rối loạn tiền đình này sẽ góp phần hỗ trợ điều trị bệnh một cách hiệu quả.
Những thực phẩm giàu vitamin D dành cho chế độ ăn cho người bị rối loạn tiền đình:
- Vitamin D đặc biệt có hàm lượng rất nhiều trong các loại thủy và hải sản như cá mà nhiều nhất là có trong cá hồi. Trong 100g cá hồi sẽ chứa tầm khoảng 361- 685 IU vitamin D, bên cạnh đó là hàu và tôm.
- Lòng đỏ của trứng: Một lòng đỏ của một quả trứng gà nuôi sẽ chứa khoảnh 18-39 IU vitamin D.
- Các loại hạt ngũ cốc.
- Một số loại thực phẩm khác có hàm lượng vitamin D dễ dàng tìm thấy cung cấp cho cơ thể như: sữa đậu nành, sữa bò, nước cam, ngũ cốc và bột yến mạch…
Acid folic
Việc sử dụng và bổ sung Acid folic dành cho cơ thể sẽ góp phần làm giảm đi hàm lượng homocysteine trong cơ thể, một trong những thủ phạm gây ra hội chứng rối loạn tiền đình và tai biến mạch máu não. Nhà khoa học đưa ra khuyến cáo rằng người bệnh rối loạn tiền đình nên bổ sung mỗi ngày ít nhất là 400 microgram acid folic.
Những thực phẩm giàu acid folic dành cho chế độ ăn cho người bị rối loạn tiền đình:
- Acid folic có rất nhiều trong các loại rau có màu xanh đậm như: Bông cải xanh, măng tây, hay đậu bắp…
- Acid folic cũng có nhiều nhiều trong các loại hạt: Hạt hướng dương, hạt hạnh nhân…
- Hầu hết trong các loại đậu như: Đậu lăng, đậu đen, đậu xanh, đậu phộng…
- Đặc biệt là những trái cây thuộc họ cam quýt.
Người mắc hội chứng rối loạn tiền đình không nên ăn gì?
Nếu như mắc phải và không điều trị hay không có sự kiêng cử trong chế độ ăn cho người bị rối loạn tiền đình, sẽ làm cho tình trạng ngày càng thêm trầm trọng. Bởi vậy, ngoài việc cung cấp các thực phẩm cho cơ thể ra thì người bệnh cũng nên làm theo những yêu cầu trong chế độ ăn cho người bị rối loạn tiền đình dưới đây.
Tránh xa đồ uống có có cồn
Khuyến khích tốt nhất nên tránh xa các đồ uống như: Bia, rượu, chất kích thích như cà phê. Bởi vì, lượng cafein có trong cafe sẽ gây ra triệu chứng ù tai ở những bệnh nhân rối loạn tiền đình. Rượu, bia sẽ tác động mạnh lên hệ thần kinh dẫn đến các cơn đau đầu, làm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều trị bệnh.
Hạn chế tối đa việc ăn mặn
Lượng Natri thường có trong muối sẽ gây ra sự mất cân bằng khoáng chất trong cơ thể, tích trữ nước và hình thành áp lực ở tai trong gây chóng mặt. Ngoài ra thực hiện việc bạn chế nêm nhiều muối trong nấu ăn, bên cạnh đó người bệnh nên hạn chế các loại thực phẩm có chứa hàm lượng muối khá cao như nước sốt, mì ống, củ cải muối hay dưa leo muối,… Đó chính là một trong những vấn đề bạn cần lưu ý khi lên thực đơn cho chế độ ăn cho người bị rối loạn tiền đình.
Hạn chế sử dụng tối đa các thực phẩm đã qua chế biến
Đây là những thực phẩm chứa quá nhiều chất béo, đặc biệt là từ mỡ động vật. Chúng sẽ góp phần làm tăng nên lượng cholesterol có trong máu, gây hẹp hay tắc động mạch, và làm tình trạng rối loạn tiền đình trở nên trầm trọng.
Hạn chế tối đa nạp đường và các chất tạo ngọt nhân tạo khác
Người bệnh rối loạn tiền đình nên hạn chế đến mức tối đa việc dùng các thực phẩm có hàm lượng đường khá cao như: Siro, mứt, socola, bánh ngọt, mật ong, kem, bánh quy và kẹo… Vì hầu hết các loại thực phẩm này đều có lượng đường rất cao dù là ăn một phần nhỏ nên có thể sẽ làm tăng huyết áp tạm thời,và làm giảm nên lưu lượng máu và oxy cung cấp đến não từ đó dẫn đến chóng mặt.
Hạn chế sử dụng các loại thịt đỏ
Chế độ ăn cho người bị rối loạn tiền đình khuyến khích hạn chế tối đa các loại thịt như heo, bò, nên thay vào đó là sử dụng các loại thịt trắng như lườn gà, cá…
Hơn thế nữa, người mắc bệnh rối loạn tiền đình nên bỏ thuốc lá vì lượng nicotin có trong thuốc sẽ làm giảm lượng máu dùng cung cấp đến tai và làm cho tình trạng rối loạn tiền đình ngày càng thêm trầm trọng.
Những thông tin cung cấp về chế độ ăn cho người bị rối loạn tiền đình hy vọng cung cấp cho bạn đủ lượng thông tin cần thiết để giúp cho mình và người thân mình khi mắc phải. Nếu có biểu hiện nghi ngờ hãy liên hệ và đến ngay với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn sức khỏe và trị liệu kịp thời.
Có thể bạn quan tâm: Chế độ dinh dưỡng cân bằng nội tiết tố đầy đủ nhất