Cơ thể con người muốn được khỏe mạnh cần có một hệ miễn dịch tốt, vậy hệ miễn dịch là gì và có cấu tạo như thế nào. Hãy cùng Top1dexuat.com tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Hệ miễn dịch là gì? Cấu tạo của hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch của con người là một hệ thống rộng lớn, nó bao gồm hầu hết tất cả các tế bào, các lớp mô hay các bộ phận bên trong cơ thể. Khi cơ thể bị xâm nhập bởi các yếu tố từ bên ngoài như vi khuẩn, virus hay các loại ký sinh trùng khác nhau, thì chính hệ miễn dịch sẽ giúp cho cơ thế chống lại chúng, bảo vệ sức khỏe. Nếu hệ miễn dịch tốt thì cơ thể của bạn sẽ phát triển khỏe mạnh. Ngược lại hệ miễn dịch suy yếu thì cơ thể của bạn có khả năng bị mắc nhiều loại bệnh rất dễ dàng mà không có khả năng kháng lại.
Hệ miễn dịch bao gồm nhiều cơ quan, tế bào và mô khác nhau, trong đó có:
- Tuyến ức: Nằm ở phía trước tim, là nơi sản sinh ra tế bào T, một loại tế bào miễn dịch quan trọng.
- Tủy xương: Nằm trong xương, là nơi sản sinh ra các tế bào máu, bao gồm cả tế bào B, một loại tế bào miễn dịch khác.
- Hạch bạch huyết: Nằm ở nhiều nơi trong cơ thể, là nơi lưu trữ các tế bào miễn dịch và lọc các chất lỏng cơ thể.
- Lách: Nằm ở phía bên trái của bụng, là nơi lưu trữ các tế bào máu và tiêu hủy các tế bào già cỗi hoặc bị hư hại.
- Da: Là rào cản vật lý đầu tiên bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại.
- Màng nhầy: Bao phủ các bề mặt như mắt, mũi, miệng và đường ruột, là nơi sản sinh ra các chất nhầy giúp bẫy và tiêu diệt các tác nhân gây hại.
Chức năng của hệ miễn dịch:
Hệ miễn dịch có nhiều chức năng quan trọng, bao gồm:
- Nhận diện và phân biệt “kẻ thù” và “bạn”: Hệ miễn dịch có thể phân biệt được các tế bào và mô của cơ thể với các tác nhân gây hại.
- Tiêu diệt các tác nhân gây hại: Khi hệ miễn dịch phát hiện ra tác nhân gây hại, nó sẽ kích hoạt một loạt các phản ứng để tiêu diệt tác nhân gây hại đó.
- Tạo ra trí nhớ miễn dịch: Khi hệ miễn dịch đã tiêu diệt được một loại tác nhân gây hại nào đó, nó sẽ tạo ra trí nhớ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại loại tác nhân gây hại đó trong tương lai.
Các dạng miễn dịch chính của cơ thể con người
Mỗi người sẽ có một hệ miễn dịch khác nhau, và không phải lúc nào hệ miễn dịch cũng có sẵn trong cơ thể của con người, nó có thể mạnh hoặc yếu dựa vào rất nhiều yếu tố như ăn uống, tập luyện… và được chia làm 3 dạng miễn dịch chính như sau:
Hệ miễn dịch bẩm sinh đã có
Nghe đến tên nhóm miễn dịch bạn cũng có thể đoán được nhóm miễn dịch này có nguồn gốc từ đâu. Đúng như vậy, hệ miễn dịch này được hình thành một cách từ nhiên từ khi bạn chưa được sinh ra, tức trong quá trong bụng mẹ hệ miễn dịch của bạn đã được hình thành một cách mạnh mẽ. Nếu như cơ thể được phát triển một cách bình thường, mạnh mẽ thì hệ miễn dịch này có thể nhân lên rất nhiều lần.
Đối với hệ miễn dịch bẩm sinh, trong cơ thể con người nó chiếm tỉ lệ rất lớn. Bạn có thể nhận thấy qua làn da, các chất nhầy trong cổ họng hay đường ruột đều thuộc nhóm hệ miễn dịch bẩm sinh. Đây được xem là tuyến phòng vệ đầu tiên và hiệu quả khi có vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Hệ miễn dịch thích ứng hay hệ miễn dịch thích nghi
Khi cơ thể bị tấn công bởi các loại virut hay vi khuẩn quá mạnh hay tiêm các loại vacxin, mà tuyến đầu không thể ngăn cản hay kháng lại được thì cần đến hệ miễn dịch này. Lúc này bắt buộc chúng phải tự động sản sinh ra các hệ miễn dịch có khả năng lấn át các mầm bệnh hoặc tự động thích nghi với lại vacxin vừa mới được đưa vào cơ thể. Hệ miễn dịch này có khả năng tự định và tự diệt.
Hệ miễn dịch thụ động hay hệ miễn dịch vay mượn
Không giống với hai loại hệ miễn dịch kể trên, hệ miễn dịch này không có sẵn trong cơ thể mà cần được chuyển vào cơ thể bằng cách khác, hay còn gọi là gián tiếp cung cấp miễn dịch cho cơ thể.
Khi trẻ sơ sinh còn quá non nớt hệ miễn dịch yếu, để tăng hệ miễn dịch cho bé người mẹ sẽ ăn uống truyền qua cho con thông qua nhau thai hoặc bằng cách cho con bú. Như vậy, bé có thể chống lại được các mầm bệnh mà cơ thể mẹ cũng có thể chống được. Khi bạn đi tiêm phòng các loại bệnh, cũng được xem là một cách bổ sung cho hệ miễn dịch thụ động. Tuy nhiên, một nhược điểm của hệ thống này chính là không thể tồn tại mãi mãi trong cơ thể con người, lâu dần chúng cũng sẽ mất đi.
Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch
Dựa vào hàng triệu bạch cầu có khả năng phòng thủ có nguồn gốc từ tủy xương mà hệ miễn dịch của con người được hình thành và hoạt động để bảo vệ sức khỏe của con người. Máu và hệ bạch huyết chính là mạng lưới giúp loại bỏ các chất độc hại bên trong cơ thể, những tế bào bạch cầu sẽ di chuyển vào đây, để tham gia tăng cường sức đề kháng cho cơ thể con người.
Theo nghiên cứu có khoảng 4000 đến 11.000 bạch cầu có trong 1 microlit máu. Các bạch cầu này đóng vai trò vô cùng quan trọng, được ví như là nhân viên an ninh liên tục kiểm tra các mô và máu, để tìm ra dấu hiệu đáng nghi ngờ và báo hiệu cho cơ thể được biết.
Các tín hiệu mà hệ miễn dịch dựa vào được gọi là kháng nguyên. Cùng với đó, sự hiện diện của các mầm bệnh, hay sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn sẽ có dấu hiệu kháng nguyên trên các bề mặt. Ngay khi bạch cầu thực hiện “Công tác an ninh” và phát hiện ra mầm bệnh, chỉ mất vài giây để phản ứng miễn dịch để bắt đầu bảo vệ cơ thể.
Cũng theo nghiên cứu, các mối đe dọa đối với cơ thể là khác nhau nên phản ứng của hệ miễn dịch phải thích nghi ngang nhau. Đồng nghĩa với điều đó, cần phải dựa vào nhiều loại bạch cầu khác nhau để giải quyết các mầm bệnh khác nhau.
Bạch cầu bên trong cơ thể được chia làm hai nhóm chính, đồng thời điều phối và tấn công theo hai hướng khác nhau, cụ thể như sau:
Đầu tiên, kích hoạt phản ứng của hệ miễn dịch bằng thực bào. Thực hiện bằng cách gửi đại thực bào và tế bào đuôi gai vào máu. Trong quá trình di chuyển, gặp bất kỳ tế bào lạ nào chúng sẽ ăn(tiêu diệt) luôn tế bào ấy. Ngay lúc này thực bào xác định được kháng nguyên đối với mầm bệnh vừa xâm nhập vào cơ thể, truyền tín hiệu đến với nhóm các tế bào bạch cầu (lympho) để điều phối, kết hợp phòng thủ.
Một nhóm tế bào gọi là T, sẽ tìm kiếm các mầm bệnh hay tế bào của cơ thể bị nhiễm bệnh để tiêu diệt chúng một cách nhanh chóng, không cho chúng cơ hội tổn thương đến sức khỏe của cơ thể. Các thông tin từ kháng nguyên sẽ được tế bào T và B thu thập. Sau đó sẽ sản xuất các protein đặc biệt tiêu diệt chúng thì được gọi là kháng thể.
Cùng với đó mỗi kháng nguyên sẽ có một kháng thể duy nhất, chúng gắn kết chặt chẽ với nhau, bạn có thể hình dung như ổ khóa và chìa khóa. Chính nhờ vậy mà các tế bào xấu xâm nhập vào cơ thể sẽ bị tiêu diệt một cách triệt để. Các tế bào B nói trên có thể tạo ra hàng trăm kháng thể, đi vòng quanh cơ thể kiểm tra và tấn công bất kỳ virut xấu nào xâm nhập vào cơ thể. Những lúc này có thể của bạn sẽ có một số phản ứng, chính là nóng sốt hay sưng tấy… đây là biểu hiện hỗ trợ phản ứng miễn dịch.
Khi cơ thể bạn nóng lên cũng là lúc các vi khuẩn virus không hoạt động mạnh được, đặc trưng của chúng là khá nhạy cảm với nhiệt độ. Khi mà các tế bào cơ thể bị tổn thương, chúng giải phóng các chất hóa học, các mô xung quanh sẽ nhận được một lượng chất lỏng bị rò rỉ, gây nên hiện tượng sưng tấy. Chính điều này thu hút thực bào tiêu diệt các tế bào hư tổn và những kẻ xâm nhập.
Thông thường, nếu có thể có mối đe dọa thì hệ miễn dịch cần đến vài ngày để tiêu diệt, nếu không đủ khả năng tiêu diệt hoặc ngăn cho con người không mắc bệnh thì chúng cũng ngăn không có các mối đe dọa gây nguy hiểm quá mức đối với con người. Theo thời gian hệ miễn dịch sẽ giám sát liên tục và mang đến rất nhiều lợi ích cho cơ thể cũng như phát triển hệ miễn dịch khỏe mạnh lâu dài.
Các kháng nguyên khi được tế bào B và T xác định, chúng có thể sử dụng thông tin đó để nhận dạng được những kẻ xâm lược trong tương lai. Vì vậy, nếu những mối đe dọa ấy có gặp lại một lần nữa, sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt không để các tác nhân để lại bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến sức khỏe. Đây cũng là cách mà con người tăng hệ miễn dịch, ví dụ điển hình như bệnh thủy đậu… và một số bệnh khác. Tuy nhiên, không phải hệ miễn dịch nào cũng hoạt động tốt.
Một số trường hợp mắc bệnh tự miễn dịch, chúng đánh lừa hệ thống và tấn công các tế bào khỏe mạnh của cơ thể. Chính vì vậy mà không xác định được nguyên nhân gây ra chúng. Từ đây hệ miễn dịch sẽ bị phá hủy với các mức độ khác nhau, cụ thể như: tiểu đường loại 1, bệnh đa xơ cứng…
Mỗi cá nhân có hệ miễn dịch bình thường sẽ chống lại thành công khoảng 300 bệnh cảm và vô số bệnh nhiễm trùng khác. Nếu cơ thể con người không có hệ miễn dịch cơ thể con người dễ mắc phải các nguy cơ mắc bệnh cao.
Duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh
Không có loại thuốc nào có bổ sung chất dinh dưỡng tồn tại mãi mãi, chính cì vậy việc bạn cần làm là xây dựng thói quen tích cực cho ăn uống và sinh hoạt để cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, cụ thể dưới đây là một số gợi ý cho bạn:
Tập thể dục
Khi bạn ít vận động, cơ thể không chỉ cảm thấy mệt mỏi, uể oải không có sức sống mà còn hệ miễn dịch yếu đi. Trái lại, nếu bạn thường xuyên tập luyện, hệ miễn dịch sẽ được tăng cường rất nhiều. Ví dụ khi bạn thực hiện các bài tập đơn giản nhẹ nhàng hay đi bộ, việc đó giúp kích thích các tế bào bạch cầu hoạt động tốt hơn, đồng thời làm giảm đau do quá trình giải phóng hormone endorphin, làm bớt căng thẳng, tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc, từ đó cải thiện khả năng tăng hệ miễn dịch.
Ăn uống lành mạnh
Ăn uống là hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, bạn cần lên thực đơn cho bản thân hàng ngày một cách khoa học. Có sự kết hợp đầy đủ, cân đối giữa thịt cả và rau củ quả. Tăng cường ăn các loại rau xanh, quả mọng, ăn trái cây, tỏi, các loại nấm hay sữa chua có công dụng kháng sinh, tăng cường sức đề kháng. Thêm vào đó bạn cần cung cấp đủ nước mỗi ngày cho cơ thể, từ 2 đến 2,5 lít. Hạn chế ăn các đồ ăn được chế biến sẵn, bởi các loại đồ ăn này chứa rất nhiều vi khuẩn. Cùng với đó là hạn chế đồ chiên, rán dầu mỡ, các loại nước đóng chai sẵn, chúng có thể làm bạn tăng cân. Thừa cân kéo sức khỏe và hệ miễn dịch của con người giảm xuống.
Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc giúp cho con người tỉnh táo, minh mẫn trong công việc. Nếu bạn thiếu ngủ các tế bào sẽ bị suy yếu và dễ bị tổn hại bởi các yếu tố lạ khi xâm nhập vào cơ thể. Ngủ sâu giấc và ngon sẽ là liều thuốc chống lại các mầm bệnh vô cũng hiệu quả.
Kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều loại bệnh khác nhau với nhiều mức độ khác nhau từ đâu đầu đơn thuần, mệt mỏi..cho đên các bệnh liên quan đến tim mạch hay tăng huyết áp. Nguyên nhân là do lúc này cơ thể sẽ tiết ra các hormone như cortisol và adrenaline làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Bạn nên sắp xếp công việc và thời gian nghỉ ngơi một cách hợp lí, hạn chế để bản thân rơi vào tình trạng quá căng thẳng, mệt mỏi.
Không lạm dụng rượu bia và chất kích thích
Bia rượu không xấu, nó chỉ xấu khi bạn quá làm dụng. Uống bia rượu hợp lý, vừa phải sẽ có lợi cho sức khỏe. Nhưng khi sử dụng quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng gây ức chế cho các tế bào bạch cầu, làm giảm sức đề kháng và suy yếu hệ miễn dịch cơ thể.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ về hệ miễn dịch, hy vọng qua bài viết này bạn có thể hiểu hơn về cơ chế hoạt động cũng như các phương pháp tăng cường hệ miễn dịch của bản thân. Mong rằng nó có ý nghĩa và hỗ trợ bạn có một sức khỏe tốt hơn.